Phản ứng của Vatican

về bài phỏng vấn Tổng Thống George W. Bush

 

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Phản ứng của Vatican về bài phỏng vấn Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush và bình luận của nhật báo La Stampa.

Trong bài truớc, chúng tôi đã thuật lại nguyên văn bài phỏng vấn của ông George W. Bush , Thổng thống Hoa kỳ, dành riêng cho Nhật báo La Stampa  (18.7.2001) về Ðức Gioan Phaolô II, nhân vật mà Tổng thống sẽ gặp ngay sau Hội nghị Thượng đỉnh G8 tại Genova. Hôm nay cũng Nhật báo La Stampa (19.7.2001)  nói đến phản  ứng tại Vatican về những lời Tổng Thống Hoa kỳ dành cho ÐTC. Xét chung Vatican hài lòng về những lời tuyên bố của Tổng thống.

Nhật báo La Stampa viết : Tại Vatican, Giới giáo sĩ cấp cao tỏ sự hài lòng khi đọc lại những lời Tổng Thống Bush tuyên bố về Triều Giáo Hoàng hiện nay như  một việc lãnh đạo của tự do. Nhưng báo này thêm ngay: Một sự phê phán thận trọng vẫn là đặc tính của những phản ứng và bình luận  của "Các Vị" giáo sĩ bên kia Sông Tevere (có ý ám chỉ đến Toà Thánh Vatican), trước những lời tuyên bố của Tổng thống dành cho Nhật báo La Stampa.

Nhật báo La Stampa (19.7.2001) viết tiếp: Truớc những ngày của cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa Ðức Gioan Phaolô II và Tổng Thống George W.Bush, được ấn định vào ngày 23 tháng 7/2001, tại Phủ Quốc Vụ Khanh, các "Vị Giáo Sĩ"  đã đón nhận cách tích cực việc công nhận vai trò chủ chốt ÐTC nắm giữ trong việc bênh vực sự sống và trong việc hòa giải các vụ tranh chấp quốc tế. Ðiều được các nhà ngoại giao  Tòa Thánh chú ý cách riêng là khi Tổng Thống nói rằng "ÐTC có một uy tín lớn lao tại  Hoa kỳ và trên cả thế giới". Nhật báo trưng lại chính lời quả quyết của Tổng thống: "Tại nước tôi, ÐTC  (Holy Father) có một ảnh hưởng rất lớn lao, bởi vì ngài là vị lãnh đạo Giáo hội công giáo và là người cương quyết bênh vực cho  quyền được lắng nghe, cả quyền của những ai không có tiếng nói. Ðiều mà ngài nói lên có những hậu quả trên cả thế giới và tôi cảm thấy rất xúc động trong cuộc đàm thoại với một nhân vật có một sự sâu sắc lớn lao và một sức mạnh tinh thân khác thường;  tôi tin rằng: chúng tôi sẽ có một cuộc thảo luận về nhiều vấn đề và thân mật".

Nhật báo La Stampa giải thích: Dĩ nhiên đối với nhiều vị Giám chức, đây có thể là sự tính toán về việc thiết lập một quan hệ trực tiếp với ÐTC, cũng để vượt qua những khó khăn xẩy đến những tuần vừa qua, trong bản báo cáo của HÐGM Hoa kỳ. Các Giám mục Hoa kỳ vừa tham dự Khóa họp khoáng đại tại Atlanta, đã chỉ trích mạnh mẽ  Tổng Thống Hoa Kỳ, Vị mà "mấy tháng trước đây đã là ứng cử viên Tổng thống của các ngài trong cuộc tuyển cử vừa qua". Các ngài chỉ trích Tổng thống ít quan tâm đến việc bảo vệ môi sinh và các ngài đã bỏ phiếu chấp nhận một văn kiện ủng hộ thỏa ước Kyoto (bên Nhật, về giới hạn khí đốt, mà phát xạ có thể gây hại cho môi sinh), về những liên hệ với việc làm cho khí trời trở nên nóng hơn.  Việc kiểm duyệt  của các Giám mục Hòa kỳ đối với Tân Tổng thống, được coi như là đồng ý chung. HÐGM tố cáo: Trách nhiệm về hiện tượng trầm trọng này, một phần lớn về phía các nước giầu thịnh, có lỗi về việc sản xuất những phát xạ gây ô nhiễm. Chính phủ Hoa kỳ được mời gọi công nhận mức độ tiêu thụ vô đáy của mình và được mời gọi chấp nhận Thỏa  ước Kyoto". ( Thỏa ước này đang được thảo luận thêm giữa các Bộ trưởng Môi sinh của 8 Siêu cường tại Bonn (Ðức) trong những ngày này, và có thể sẽ nhắc lại trong Hội nghị Thượng đỉnh G8 tại Genova).

Tờ báo La Stampa, xuất bản tại Torino bình luận thêm như sau: Do đó, một trong các hy vọng của Tổng thống trong cuộc gặp gỡ với Ðức Gioan Phaolô II,  tựu trung, cũng có thể là muốn thiết lập một "đường giây tiếp xúc ưu tiên" với Roma, trước những mối quan hệ không được tốt đẹp lắm giữa Nhà Trắng và các Vị lãnh đạo tinh thần Giáo hội công giáo Hoa kỳ, một Giáo hội hùng mạnh và uy  tín.

Những chỉ trích của các Giám mục Hoa kỳ đối với Chính phủ của Tổng Thống Bush được tập trung vào vấn đề môi sinh. Trong văn kiện kết thúc Khóa họp khoáng đại của HÐGM tại Atlanta, các giám mục tuyên bố: Các nước giầu, như Hoa kỳ, không thể chỉ giới hạn vào việc kêu gọi các nước nghèo nàn, để họ kiểm soát việc sản xuất phát xạ gây hại cho môi sinh, những phải khởi sự hoạt động chống lại cách nghiêm chỉnh việc làm cho khí trời trở nên nóng hơn. Hơn nữa, các nước thuộc Thế giới thứ ba phải được giúp đỡ cách ồ ạt và nhiều hơn nữa, để phát triển kỹ thuật cho việc lành mạnh môi sinh. Các ngài viết như sau: "Hoa kỳ phải hoạt động cho việc phát triển kinh tế tới mức chịu dựng được của các nước nghèo. Chúng tôi kêu gọi chính phủ Hoa kỳ, hãy đưa ra những sáng kiến cần thiết cho việc bảo tồn năng lượng và phát triển những tài nguyên thay thế, không gây ô nhiễm môi sinh.

Ngoài vấn đề Môi sinh, HÐGM Hoa kỳ kêu gọi Chính phủ của Tổng thống Bush dấn thân trong việc giải quyết cơn khủng hoảng Israel-Palestine. Các ngài quả quyết như sau: "Cần phải công nhận rằng người dân Palestine nhấn mạnh - thực ra  họ có lý - đến việc chiếm đóng giải đất Gaza của họ từ hơn 30 năm nay và đến việc tiếp tục và lan rộng thêm việc chiếm đóng này đến các nơi khác.  Trong khi khuyến khích các lãnh tụ Palestine từ bỏ những bạo động, khủng bố  và đưa ra những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn các hành động này, các Giám mục Hoa kỳ khuyên Tổng Thống Bush đừng nhường bước cho những cám dỗ bất hạnh và ích kỷ về cô lập.

Nên nhớ lại rằng: Trong cuộc tuyên truyền tuyển cử năm 2000, Tổng  thống Bush đã được sự ủng hộ của Hàng giáo phẩm công giáo, chống lại chính sách "Thời Ðại Mới" (New Age) của ông Al Gore. Trong 5 đề tài chính quan trọng đối với các cử tri Hoa kỳ, có đề tài phá thai và Tổng thống Bush tuyên bố ủng hộ việc bênh vực sự sống con người; trái lại "cựu Tổng thống Bill Clinton chủ trương tự do lựa chọn, bằng việc xác nhận rằng "sự thánh thiêng của lương tâm của mỗi cá nhân" là giá trị  đặc biệt quí hóa của tín hữu Tin Lành. Tổng thống Bush  (thuộc Tin Lành Methodiste)  tuyên bố: "Sự sống con người do Thiên Chúa ban cho và cũng chỉ được cất đi do Người mà thôi". Lời tuyên bố này đã chinh phục các cử tri công giáo và những nguời thiên chí.  Cộng đồng công giáo Hoa kỳ, gồm khoảng 55 triệu, tức 21%, trong số 260 triệu dân cư toàn quốc, là một lực lượng quyết định trong cuộc bầu Tổng thống Hoa kỳ.

Trong khi bị HÐGM Hoa kỳ phê phán  về chủ thuyết Tiêu thụ,  cá nhân chủ nghĩa (cô lập), và về Môi sinh, Tổng Thống Bush tìm liên lạc trực tiếp với Ðức Gioan Phaolô II , Vị được Tổng thống gọi là "một nhân vật quan trọng vào bậc nhất và có ảnh hưởng mạnh để cổ võ cho sự tự do con người, một Vị lãnh đạo thế giới nói lên những niềm hy vọng mạnh mẽ".

 


Back to Radio Veritas Asia Home Page