ÐHY TGM Genova kêu gọi giới trẻ
sửa lại những sai lầm của toàn cầu hóa
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐHY
TGM Gênôva kêu gọi giới trẻ sửa lại những sai lầm của
toàn cầu hóa.
Italia (Gênôva) - (CNS 9/7/2001) - ÐHY Dionigi Tếttamanzi, TGM Gênôva thuộc miền Bắc Ý, kêu gọi giới trẻ hãy tích cực sửa lại những sai lầm của toàn cầu hóa.
ÐHY TGM Gênôva đưa ra lời kêu gọi trên đây trong một diễn đàn với giới trẻ của tổng giáo phận trước ngày diễn ra cuộc họp thượng đỉnh của các lãnh tụ của 7 nước kỹ nghệ tiên tiến, và Nga, gọi tắt là khối G-8, sẽ được tổ chức tại Gênôva từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 7/2001 này. Khoảng 2,000 bạn trẻ thuộc hơn 60 hiệp hội công giáo và các dòng truyền giáo đã tựu họp tại nhà hát San Carlo Felice của thành phố Gênôva vào hôm thứ hai (9/7/2001). Ngoài diễn đàn vừa nói, còn có một cuộc diễn hành ôn hòa và một kiến nghị (Memorandum) gửi tới các nhà lãnh đạo của khối G-8. Kiến thư này đã được trao qua ông Umberto Vattani, bộ trưởng ngoại giao Ý.
Bài chia sẻ của ÐHY Tettamanzi tại diễn đàn này được nhắm tới tất cả những người nằm xung quanh biên giới của các nước thuộc khối G-8: đó là những người chống lại toàn cầu hóa, những người không chỉ chống hệ thống này nhưng luôn cả chính các nước nằm trong khối G-8; những người thiếu quan tâm, dửng dưng, thiếu kiên nhẫn; và quan trọng nhất là những người mà trước mắt Thiên Chúa, là những kẻ nghèo. ÐHY TGM Gênôva nói như sau: "Chính vì những người này có thể đang bị thế giới lãng quên; và để điều đó không xảy ra, chúng ta phải ý thức được tiếng nói của họ". ÐHY cũng không quên ghi nhận rằng đa số người nghèo trên thế giới là những người thuộc giới trẻ, vì thế toàn cầu hóa là một thách đố cho giới trẻ. ÐHY giải thích thêm: "Toàn cầu hóa là một hiện tượng rất phức tạp. Tuy tiến trình này làm gia tăng tiềm năng nhưng đồng thời nó cũng khiến cho các tình trạng tranh chấp và bất công trở nên tệ hơn. Toàn cầu hóa là một dạng của thời đại mới, một thách đố mới sẽ để lại dấu vết trong thế kỷ này; và vì vậy nó liên hệ chính với giới trẻ. Tương lai của thế giới là trách nhiệm của giới trẻ. Tại miền Bắc bán cầu, người ta sợ đủ mọi thứ, sợ phải thực hiện một dấn thân suốt đời, sợ phải hy sinh, do dự khi phải hiến thân, họ co cụm một cách ích kỷ trong môi trường sống của họ. Do đó, một ngôi làng toàn cầu như thế là điều không hề có. Ðiều đang thiếu ở đây là một cuộc gặp gỡ, không phải qua truyền hình hay internet, nhưng mà là một cuộc gặp gỡ thực sự của đối thoại và chia xẻ. Một thế giới đang được hội nhập lại, muốn làm được điều này trong khi vẫn tôn trọng và coi trọng những bản chất của địa phương. Ðiều này có nghĩa là chúng ta phải nghĩ theo toàn cầu và hành động theo địa phương".
ÐHY Tettamanzi cũng không quên nhắc nhở giới trẻ là họ không thể bỏ qua chiều kích chính trị của cuộc sống. Ngài kêu gọi họ hãy đối mặt với thách đố này và dấn thân vào trong lãnh vực chính trị. Kitô hữu có một trách nhiệm đặc biệt liên quan tới toàn cầu hóa, trách nhiệm được trao phó bởi đức tin của họ: đó là dấn thân để đạt tới chương trình của Thiên Chúa, có nghĩa là sống với tinh thần công bằng, liên đới và yêu thương. ÐHY kết luận như sau: "Chúa Giêsu muốn giáo hội của Ngài trở nên hoàn vũ và đồng thời mang đặc tính địa phương. Là thành viên của giáo hội, chúng ta khám phá ra rằng chúng ta là một phần của mô hình sống động và nguyên thủy của toàn cầu hóa, thật nhân bản và thật quan tâm cho người khác.
Sách
mới của ÐHY Tettamanzi nhận xét tỉ mỉ toàn cầu hóa
Tin Italia (Genova) - (Zenit 5/7/2001) - Toàn cầu hóa sẽ tạo thêm hố chia cách giữa giàu và nghèo trên thế giới nếu không được thực hiện dựa trên nền tảng các nguyên tắc đạo đức.
Ðây là lời cảnh cáo của ÐHY Dionigi Tettamanzi, TGM Genova và là cựu giáo sư thần học luân lý, trong cuốn sách mang tựa đề: "Toàn Cầu Hóa: Một Thách Ðố". Sách này ra mắt trước ngày khối G-8 nhóm họp thượng đỉnh tại Genova từ ngày 20 đến ngày 22 tháng 7/2001 này. ÐHY Tettamanzi không lên án hay thần tượng hóa hiện tượng toàn cầu hóa, ngài chỉ ghi nhận những hậu quả tích cực của tiến trình này đối với sự phát triển của thế giới thứ ba. Tuy nhiên ÐHY cũng cảnh cáo rằng lợi nhuận không phải là mục tiêu tuyệt đối và tối hậu của kinh tế và tài chánh toàn cầu hóa. Vị TGM Genova kêu gọi các nước giàu thực thi trách nhiệm một cách tự do và hợp lý nhắm đặt toàn cầu hóa theo hướng phục vụ cho con người và quyền lợi của họ, trong đó bao gồm quyền được có công ăn việc làm lâu bền.