Vài Chuyến Thăm Mục vụ
của ÐTC tại Kazakhstan như là
một thách đố trước cộng đoàn Hồi Giáo lớn
trong miền Trung Á Châu
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Bàn
về Chuyến viếng thăm mục vụ sắp đến của ÐTC tại
Kazakhastan, như là một thách đố trước một cộng đoàn Hồi
giáo lớn trong miền Trung Á-Châu.
Vào
cuối tháng chín năm 2001, ÐTC sẽ viếng thăm mục vụ tại Cộng
hòa Kazakhstan, một quốc gia mênh mông nằm trong miền Trung Châu
Á, giáp giới Trung quốc. Chương trình chính thức của chuyến
thăm chưa được công bố, nhưng theo nguồn tin chắc chắn: chuyến
viếng thăm quan trọng này sẽ được thực hiện. Báo chí đã
nói đến nhiều và hôm Chúa nhật 15.7.2001 trong chương trình
phát hình buổi đọc Kinh Truyền Tin tại xã Les Combes, nơi ÐTC
nghỉ hè ít ngày, Ðài Truyền hình Ý cũng nhắc đến chuyến
viếng thăm này.
Kazakhstan
trước đây là một trong các cộng hòa thuộc Liên xô và là
nơi lưu đầy của những người bị bách hại, thời chế độ
cộng sản Liên xô cầm quyền. Hầu hết là người dân Ðức,
Lituani, Bielorussi, Ba lan, Ukrain... do chế độ dộc tài Stalin đầy
đến đây, bị giam trong các Trại Tập trung, hoặc bị cưỡng ép
làm những công việc nặng nhọc trong các hầm mỏ. Người dân
bị đi đầy này hầu hết là người công giáo;
và trong thời kỳ Cộng sản, không ai biết con số đích
thực là bao nhiêu. Không có linh mục, không có nơi phụng tự,
không được hội họp. Tình trạng thê thảm này kéo dài mãi
cho tới năm ông Mikhail Gorbaciov lên cầm quyền tại Ðiện Cẩm
Linh. Lúc đó, Ông Gorbaciov, chủ tịch Nhà nước Liên Xô, mở
ra một con đường mới. Ðầu tháng 12 năm 1990, ông chính thức
viếng thăm Vatican và từ đó tiến đến việc thiết lập quan
hệ ngoại giao với Tòa Thánh.
Ông cho công bố đạo luật về tự do lương tâm, tự do tôn
giáo. Sau cùng tháng tư năm 1991, Tòa Thánh tổ chức lại Giáo
hội công giáo lễ nghi Latinh tại Bielorussia, Russia và Kazakhstan.
Sau
khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Ðức TGM Francesco Colasuonno, Sứ
Thần Tòa Thánh tại Liên xô, đến Moscowa nhận nhiệm vụ và
sau đó ngài đã đi viếng thăm các quốc gia thuộc Liên Bang
Nga, từ miền Baltique đến Thái bình dương. Nhờ những chuyến
viếng thăm này, Ðại diện Tòa Thánh đã có thể kiểm điểm
xem Giáo hội còn lại những gì tại các quốc gia thuộc Liên
bang, sau 70 năm sống dưới chế độ cộng sản vô thần và bị
bách hại liên miên. Trong các chuyến viếng thăm này, Sứ Thần
Tòa Thánh đã khám phá ra những cái mà ngài gọi là "những
ngạc nhiên của Chúa Thánh Thần".
Ngài đã thấy trong các lãnh thổ thuộc Liên Bang Nga có
rất nhiều con cháu của các nguời công giáo bị lưu đầy. Tất
cả các cộng đồng hầu như hoàn toàn cô lập, không bao giờ
có linh mục đến viếng thăm, "bị Nga hóa" đến mức đôï
hầu như không nhớ gì tiếng mẹ đẻ của mình nữa, nhưng vẫn
giữ được đức tin công giáo. Ðức tin này được thông
truyền từ gia đình này sang gia đình khác, từ thế hệ trước
qua thế hệ sau.
Nhưng
việc khám phá ra con số các các tín hữu công giáo trong miền
thực rất khó khăn, vì họ sống rải rắc trên những lãnh
thổ mênh mông, phương tiện giao thông khan hiếm, đến độ có
những nhóm chỉ được nghe kể lại là có, nhưng thực sự
không bao giờ kiểm điểm và tiếp xúc được. Tại Kaliningrad
có khoảng 50 ngàn. Các người lớn tuổi còn nhớ qua một vài
kinh; các người trẻ chỉ biết nói như sau: "Con là con cháu
của các người công giáo", hoặc nói: "Con cũng là người
công giáo như anh ta". Tại khu vực sông Volga, từ Saratov đến
Volvograd cho đến biển Caspio, số người công giáo rất ít, khoảng
20 ngàn.
Ðức
TGM Sứ thần đến viếng thăm Siberia, trong miền
Novosibirsk, từ thành phố Tomks đến Krasnojarsk, đến Irkutsk,
đến Thái bình dương và Vladivostok, cho biết rằng: theo người
ta nói, có khoảng hai hay ba trăm ngàn, nhưng có thể hơn nữa.
Cha ông họ bị đầy đến những miền này để rồi chết dần
chết mòn, nhưng ai ngờ chính họ là những người chủ chốt
của việc xây dựng và phát triển các thành phố trong miền
rừng thiêng nước độc này. Tại Vladivostok, Ðức Cha
Colasuonno, theo con đường chính đi từ bắc tới nam, từ đông
sang tây, dần dần khám phá ra có nhiều người công giáo, nhưng
vì sợ hãi không dám tuyên xưng công khai hay lộ diện.
Sau
các chuyến viếng thăm này của Vị Ðại diện Tòa Thánh, một
nữ nhân viên của Hội Caritas, đến Nga để tiếp xúc với các
tín hữu Kitô. Cô cho đăng trên các báo chí địa chỉ của
trụ sở Caritas: nhiều người đã gọi điện thoại đến trụ
sở, nhưng không ai muốn tiết lộ danh tính của mình, vì sợ sẽ
bị cơ quan KGB theo dõi. Nhưng "những ngạc nhiên của Chúa Thánh
Thần" còn lớn lao hơn nhiều tại miền trung Châu Á.
Sau
chuyến viếng thăm của Sứ Thần Tòa Thánh, lúc các nhà
truyền giáo đầu tiên đặt chân đặt chân lên Asgabat, thủ
đô của cộng hòa Turkmenistan, một số người nhớ lại cha ông
họ là người công giáo và cho xem một bức ảnh chụp đã
phai mầu: đây là một nhà thờ nhỏ được xây cất từ đầu
thế kỷ XX, nhưng sau này bị các người cộng sản chiếm để
dùng vào những việc trần tục. Tại Taghikistan cũng có
các người công giáo, dù có cuộc nội chiến và những áp
lực của nhóm Hồi giáo quá khích. Còn tại Uzbekistan
Kirghizistan đức tin công giáo sống
sót trong lén lút.
Kazakhstan,
nơi ÐTC sẽ viếng thăm vào tháng chín năm 2001, trong khoảng
1930 và 1936, tràn ngập người dân Ðức đến từ miền Volga.
Họ là những người thừa kế - khoảng từ một đến hai triệu
- của 800 gia đình do Nữ Hoàng Catarina đệ nhị của Nga
đem đến, để canh tác đất đai mênh mông của miền này.
Những
người dân Ðức này là những người tiên phong của biết
bao ngàn người bị đầy đến đây trong thời kỳ cộng sản:
người Ukraine, người Ba lan
và cả người nông dân Nga nữa. Người dân Nga này này bị
Stalin bốc đi khỏi đồng ruộng của họ và đầy đến miền xa
lạ này, để dẹp tan những chống đối chính sách tập thể
hoá của Nhà nước. Nhiều người dân Cecenia cũng lãnh chịu
một số phận thê thảm như vậy trong năm 1946, vì bị cáo về
tội đã cộng tác với Chế độ Ðức quốc xã.
Dù
sao, chúng ta phải nhận ra rằng: các cuộc thử thách kinh khủng
kia đã được dùng để gieo vãi hạt giống Ðạo công giáo
tại những miền đất, lúc đó xem ra khô cằn và không sinh
hoa trái nào cả. Chính những cuộc lưu đầy đau khổ này đã
và sẽ đem lại một Mùa xuân xanh tươi về đức tin Kitô
trong miền Trung Châu Á, hầu hết theo Hồi giáo và một phần
theo Phật giáo.
Tháng
chín năm 2001, Ðức Gioan Phaolô II sẽ có thể đích thân thấy
tại chỗ "những ngạc nhiên của Chúa Thánh Thần". Ngài sẽ
thấy lúc viếng thăm Arménie, nhưng nhất là tại Kazakhstan và
trong tinh thần, tại toàn vùng
đất thuộc cựu Ðế quốc Liên xô. Tại Moscowa, vì chống đối
của Tòa Giáo chủ chính thống, các cánh cửa vẫn tiếp tục
đóng lại; nhưng tại miền Caucase và tại miền Trung Châu Á mênh
mông, các cửa được mở rộng ra, để đón tiếp Ðức Gioan
Phaolô II.
(TDK,
Theo tài liệu của Ký giả Gianfranco Svidercoschi đăng trong báo
Il Tempo di Roma, số ra ngày 17.7.2001).
ÐTC
tặng Ðức Alexis đệ nhị Giáo chủ Nga các bài diễn văn của
ngài đọc tại Ukraine.
Tin
Italia (Introd-Les Combes . 17.7.2001) - Trong buổi gặp gỡ dân chúng
miền Aosta, trong giờ đọc Kinh Truyền Tin
trưa Chúa nhật 15 tháng
7/2001, tại Les Combes, nơi ÐTC
nghỉ hè trong ít ngày, Tiến sĩ Navarro Valls, phát ngôn viên và
Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh,
tuyên bố với giới báo chí rằng: ÐTC vừa gửi tặng
Ðức Alexis đệ nhị, Giáo chủ chính thống Nga, hai tập đầy đủ
các diễn văn của ngài đã đọc trong chuyến viếng thăm
Ukraine cuối tháng sáu năm 2001: một tập bằng tiếng Ukraine, tập
kia bằng tiếng Anh.
Phát
ngôn viên giải thích: Sáng kiến của ÐTC được coi như là một
cử chỉ thêm nữa về tình bạn hữu đối với Tòa Giáo chủ
chính thống Nga. Hai tập các diễn văn có thể đã đến nơi
trong những ngày này. Tòa Thánh chưa nhận được thư phúc đáp
về phía Tòa Giáo chủ.
Giám
đốc phòng báo chì Tòa Thánh cũng nhấn mạnh đến các bài
tường thuật và bình luận
rất tích cực của tất cả
báo chí Nga về chuyến viếng thăm của Ðức Gioan Phaolô II tại
Ukraine. Vì sự việc quá hiển nhiên, ông không muốn bình luận
về "vụ chống đối của Ðức Alexis đệ nhị". Theo Giáo
chủ, thì, với chuyến viếng thăm tại Kiev và Lviv, bên Ukraine,
Giáo hội công giáo trở lại trước thời kỳ Công đồng
Vatican II.
Phát ngôn Tòa Thánh nói tiếp: Dù sao, đây là lúc nhìn về tương lai và tiến đi. Tháng chín tới đây, từ 22/09/2001 đến 27/09/2001, chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC tại Kazakhstan đã được xác nhận. Tại đây ngài sẽ gặp các cộng đồng công giáo và sau đó, ngài sẽ viếng thăm Arménie, nhân dịp mừng kỷ niệm 1,700 năm Phép Rửa tội của Quốc gia này. Chương trình nhất định sẽ được hoàn tất trong những tuần này; nhưng Tiến sĩ Navarro Valls cho biết trước: ÐTC sẽ đọc các bài diễn văn bằng tiếng Nga, vì là tiếng chung cho nhiều nhóm chủng tộc tại đây.