Những lời khuyến khích của ÐTC
dành cho các Giám Mục Cuba
đến Roma viếng Tòa Thánh
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Những
Lời Khuyến Khích của ÐTC dành cho các Giám mục Cuba đến Roma
viếng Tòa Thánh (Ad Limina).
Thứ
sáu vừa qua 6.7.2001, ÐTC đã tiếp chung các
Giám mục Cuba đến Roma viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô-Phaolô
và tường trình tình hình của mỗi giáo hội địa phương, trong
5 năm vừa qua, cách riêng từ chuyến viếng thăm mục vụ của
ngài tại Quốc gia này vào cuối tháng Giêng năm 1998, đến
nay. Vì thế trong diễn văn đọc cho các Vị chủ chăn Giáo hội
Cuba, ÐTC nhắc cách riêng đến "cuộc
hành hương lịch sử tại Cuba" và gọi đó là "một cơ hội
lạ lùng", vì từ cuộc hành hương này, theo nhận xét của
ÐTC, đã có nhiều sự được trở nên tốt đẹp hơn, nhưng
còn nhiều sự khác chưa đạt tới thành quả mong muốn". ÐTC
nói: "Sự hiện diện của quý Ðức
Cha tại đây làm cho tôi nhớ lại chuyến viếng thăm mục vụ
tại Cuba năm 1998. Ðây là những ngày đáng ghi nhớ, trong thời
gian đó tôi đã có thể nhận thấy rõ ràng lòng nhiệt thành
và cuộc đón tiếp nồng hậu của dân tộc Cuba. Trong dịp này
tôi đã để lại một sứ điệp mục vụ để giúp quý Ðức
Cha làm sống lại đời sống Giáo hội và khuyến khích mọi người
trong hy vọng". ÐTC nhắc đến những thay đổi tốt đẹp và
quan trọng hơn như: việc lấy lại Lễ Giáng sinh như ngày lễ
nghỉ toàn quốc, (bị hủy bỏ từ năm 1959) - việc tổ chức những
cuộc rước kiệu tôn giáo theo truyền thống của Cuba, vốn
thuộc lòng sùng kính và
tinh thần đạo đức bình dân của người công giáo Cuba -
việc tham dự Ngày thế giới Thanh niên thứ XV tại Roma
trong Năm Thánh 2000, và việc tham gia
rất đáng kể của tín hữu công giáo vào đời sống
Giáo hội và gia tăng việc
lãnh nhận các Bí tích.
Cũng
nên nhắc lại: việc điều đình giữa Tòa Thánh và Chính phủ
cộng sản của Chủ tịch Fidel Castro,
để đi đến thỏa thuận về chuyến viếng thăm của ÐTC,
(việc điều đình đó) đã kéo dài trong nhiều năm. Có thể
nói: Cuba là quốc gia Châu Mỹ Latinh sau cùng được ÐTC viếng thăm. Trước
chuyến viếng thăm này, vào cuối năm 1997, nhân dịp đến Roma
tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các Tổng thống và Thủ tướng,
do FAO (Food Agriculture Organisation) của LHQ tổ chức,
về Nạn đói và Thực phẩm trên thế giới, chủ tịch
Fidel Castro đã viếng thăm Ðức Gioan Phaolô II tại Vatican. Cuộc
hành hương của ÐTC tại Cuba đã được quyết định trong cuộc
gặp gỡ lịch sử này. ÐTC đã lên đường đi Cuba vào cuối
tháng Giêng từ 21 đến 26
tháng Giêng năm 1998, như chúng tôi vừa nhắc trên đây.
Trong
thời gian chờ đợi và chuẩn bị, đã có những chuyến viếng
thăm của nhiều Vị Hồng Y tại Cuba, như ÐHY Bernardin Gantin, hồi
đó là Tồng trưởng Bộ Giám mục, ÐHY Roger Etchegaray, lúc đó
giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công
lý và Hòa bình và ÐHY Camillo Ruini, Chủ tịch HÐGM Ý và Tổng
Ðại diện Giáo phận Roma với phái đoàn
Caritas quốc gia Ý. Ngoài các Vị Giáo sĩ cấp cao này ra,
còn có nhiều vị Hồng Y và Giám mục Hoa kỳ cũng viếng
thăm Cuba, trước và sau cuộc hành hương của ÐTC.
Ngoài
cuộc hành hương tại Cuba được
nhắc cách riêng trong diễn văn,
trong dịp này ÐTC còn lưu ý các Vị chủ chăn
về số điểm quan trọng sau đây:
ÐTC
khuyến khích các Giám mục Cuba tiếp tục có những sáng kiến
mới trong việc rao giảng Tin Mừng cho mọi người dân Cuba, bằng
việc đón nhận lời Chúa, được ngài nêu lên như khẩu hiệu
của các hoạt động tồng đồ và truyền giáo cho Ngàn năm mới:
"Duc in altum" (Hãy tiến ra khơi). ÐTC ca ngợi Chương trình mục
vụ 5 năm (2001-2006) của HÐGM Cuba, để đáp lại lời mời gọi
"Hãy tiến ra khơi" và để đáp lại sự đói khát Thiên
Chúa của người dân Cuba, như ngài đã nhắc đến trong bài
giảng tại La Havana (25.01.1998).
Nhờ
chương trình mục vụ này, nhiều địa điểm đã trở nên như
trung tâm hội họp cho cộng đồng công giáo, nhất là tại những
khu phố và những làng mạc trong nhiều năm không thể xây cất
nhà thờ. Các trung tâm này được gọi là
"Nhà truyền giáo hay nhà cầu nguyệīn", là những nơi
xứng hợp trong lúc này cho việc rao giảng Tin Mừng, thông
truyền và nuôi dưỡng đức tin bằng cầu nguyện, bằng việc
học hỏi giáo lý. Không những ca ngợi sáng kiến tốt lành
và hợp thời này, ÐTC còn khuyến khích các Giám mục huấn
luyện các "nhân viên điều
động các trung tâm này".
Sau
đó, ÐTC khuyến khích các vị chủ chăn can đảm hướng dẫn
Giáo hội, trong những hoàn cảnh khó khăn. Ngài nói: "Ðón
nhận với nghị lực mới lời
mời gọi của Chúa "Duc in altum" (hãy tiến ra khơi), quý
Ðức Cha hãy can đảm hướng dẫn số phận của một Giáo hội
rất sùng đạo này, một Giáo hội trong quá khứ đã biểu lộ
biết bao chứng tá về lòng trung thành với đức tin và với
Giáo hội hoàn vũ. Quý Ðức Cha hãy khuyến khích các Linh mục,
các Thầy sáu vĩnh viễn, các Tu sĩ nam, nữ, các Chủng sinh và
anh chị em giáo dân "Hãy tiến ra khơi", trong việc phục vụ
Giáo hội và toàn dân, bằng việc luôn luôn trung thành với
Chúa Kitô và với Quê hương". ÐTC nói tiếp: "Quý Ðức
Cha hãy ý thức về trách nhiệm của mình trong việc rao
giảng Sứ điệp của Chúa Kitô, như "những người thầy
đích thực của đức tin, như những vị chủ chăn nhân lành"
(Christus Dominus, 2)... Vì thế việc khẩn cấp hơn cả là trình bày
nguồn mạch phong phú khôn lường của nền tu đức Kitô trong
lúc bước vào Ngàn năm mới này, trước một thế giới đã
mỏi mệt với những ý thức hệ cũ kỹ", (không còn sức
hấp dẫn nữa).
ÐTC
không quên nhắc đến "đời
sống xã hội và chính trị". Ngài
nói: "Trong thi hành" munus docendi" (nhiệm vụ giáo huấn),
Giáo hội, qua trung gian các thừa tác viên của mình, được mời
gọi dùng ánh sáng Phúc Âm mà soi sáng cho cả những vấn đề
xã hội và trần thế nữa (x. Lumen gentium, 31), bằng việc làm
cho các thành viên của mình trở thành những chứng nhân và
những người hoạt động cho hòa bình và công lý. ÐTC nhắc
lại điều ngài đã nói lên trong bài giảng thánh lễ tại
Camaguey (một trong 5 giáo phận Cuba đã được ÐTC viếng thăm):
"Giáo hội có bổn phận huấn luyện về luân lý, công dân
và tôn giáo, qua "việc gieo vãi hạt giống về nhân đức và
thiêng liêng, để mưu ích cho Giáo hội và Quốc gia" (bài giảng
23.01.1998). ÐTC nói thêm: "Như tôi đã nói lên trong dịp viếng
thăm Cuba, Giáo hội phải trình bày cho các tín hữu Kitô và
cho tất cả những ai quan tâm đến công ích của dân tộc Cuba
giáo huấn xã hội của mình. Ðề nghị của Giáo hội là đề
nghị về luân lý đạo đức xã hội. Nền luân lý đạo đức xã hội này đề cao
phẩm giá con người, cho thấy những khả năng và những giới
hạn của con người và của những thể chế công cộng và tư
nhân nữa, trong một chương
trình tăng trưởng và phát triển, nhằm
đến công ích và sự tôn trọng các quyền con người".
Về các quyền con người, ÐTC nhấn mạnh thêm,
như gián tiếp nhằm đến Nhà Cầm quyền quốc gia và quốc
tế, như sau: "Tôi muốn nhắc lại đây rằng: các quyền này
phải được tôn trọng cách hoàn toàn: từ quyền sống của
các trẻ em sẽ sinh ra cho đến cái chế tự nhiên, quyền
được nuôi dưỡng, quyền được bảo đảm về sức khỏe,
quyền được giáo huấn, quyền thi hành tự do di chuyển và
phát biểu tư tưởng hay quyền thành lập các hội đoàn, phong
trào... Dĩ nhiên trên cả thế giới các quyền con người chưa
được hoàn toàn tôn trọng, nhưng không vì thế phải từ chối
ý định cương quyết và nghiêm chỉnh tôn trọng các quyền này,
bởi vì các quyền này phát xuất từ phẩm gia riêng của con
người, trong tư cách là một tạo vật được Thiên Chúa tạo
dựng giống hình ảnh của Người (St 1,26). Khi Giáo hội lo lắng
đến phẩm giá con người và các quyền bất khả xâm phạm của
con người, Giáo Hội không
làm gì khác mà chỉ canh phòng, để con người không bị xúc
phạm hay hạ giá bởi bất cứ người nào, bởi nhà cầm
quyền của họ hay bởi quyền bính ngoại bang... Giáo hội bênh
vực phẩm giá con người và các quyền con người bằng việc
cổ võ công lý và hòa bình. Giáo hội
hội bênh vực tự do con người nhân danh Chúa Kitô, Ðấng
đã đến để giải thoát con người khỏi mọi đàn áp".
Ðiểm
quan trọng sau cùng được ÐTC nhắc lại cho các Vị chủ chăn
Cuba là việc cõ võ ơn kêu gọi và việc huấn luyện chu đáo
các linh mục tương lai. ÐTC cũng khuyến khích thành lập Tiểu
chủng viện tại những nơi
có thể. Ðể cộng tác vào việc rao giảng Tin Mừng tại Cuba,
ÐTC nhấn mạnh đến việc huấn luyện người giáo dân để họ
trở nên "muối đất" và
"ánh sáng thế gian" (Mt 5,13). Ngài không quên nhấn mạnh đến
mục vụ Hôn nhân và Gia đình, để biết đón nhận con cái như
ơn ban của Thiên Chúa. Mọi người, tùy theo ơn gọi của mình,
hãy trở nên những nhà truyền giáo, nhưng người rao giảng
Tin Mừng và những chứng nhân hăng say của Chúa Kitô, vừa
nhận biết rằng: làm như vậy, tức là cộng tác vào sứ vụ
của Giáo hội và vào việc nâng cao tinh thần của dân tộc,
một dân tộc khát khao các giá trị thiêng liêng và cao cả của
tôn giáo".
ÐTC
kết thúc bài diễn văn bằng việc hướng cách thiêng liêng
về Ðền Thánh Ðức Mẹ tại Cobre, và quì trước ảnh Ðức
Trinh Nữ của Ðức Ái, là Mẹ và Nữ vương của Cuba, mà
ngài đã đội triều thiên trong chuyến viếng thăm năm 1998, để
phú thác các Vị Chủ chăn, Giáo hội và Dân tộc Cuba, người
dân ở trong cũng như ngoài nước,
cho sự che chở của Mẹ và ÐTC
ban phép lành Tòa Thánh cho các Vị chủ chăn, và cho các
Giáo phận của các ngài.