Diễn Văn của Tổng Thống Cộng Hòa Ukraine
tại sân bay Lviv ngày 27/06/2001
trong lễ nghi từ biệt ÐTC Gioan Phaolô II
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Diễn
văn của Tổng thống Cộng hòa Ukraine ngày 27.6.2001 tại sân bay
Lviv trong lễ nghi từ biệt Ðức Gioan Phaolô II sau bốn ngày viếng
thăm.
Từ trước tới giờ,
trong các chuyến viếng thăm mục vụ quốc tế của ÐTC, chúng
tôi chỉ nhắc qua diễn văn chào mùng hoặc từ giã của các
Vị Quốc trưởng. Lần này, trong chuyến viếng thăm của ngài
tại Ukraine, vừa kết thúc, chúng tôi xin dịch lại nguyên văn
diễn từ của Tổng thống Cộng hòa Ukraine, ông Leonid Maksimovich
Kuchma đọc trong lễ nghi từ biệt tại phi trường quốc tế Lviv,
vì đây là một diễn văn rất đặc biệt, do một cựu thành
viên cấp cao Ðảng cộng sản đọc trước mặt Vị lãnh Ðạo
Giáo hội công giáo, và hơn nữa trước cả thế giới.
Tổng
thống Kuchma đậu tiến sĩ Kỹ sư cơ khí. Năm 1986, Ông giữ chúc
giám đốc Liên hiệp công nghiệp quân sự quan trọng về sản
xuất hỏa tiễn của Liên xô. Từ năm 1981 đến 1991 Ông là
thành viên của Ủy ban trung ương Ðảng cộng sản. Năm 1991
được bầu làm
thành viên trong Sô viết tối cao của Ukraine. Lúc Ukraine lấy lại
nền độc lập, Ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng đầu
tiên, nhưng ông chỉ giữ chức vụ này trong một năm, từ tháng
10 năm 1992 đến
tháng 9 năm 1993. Sau đó, ông được bầu làm Chủ tịch Liên
hiệp các Kỹ nghệ gia và các nhà Kinh Doanh, cho tới lúc đắc
cử ổng thống đầu tiên của cộng hòa Ukraine ngày 10.7.1994 (với
56,2% số phiếu). Ngày 14.9.1999, ông được tái bầu cho nhiệm
kỳ hai.
Ông đã được Ðức Gioan Phaolô II tiếp kiến tại Vatican và
trong dịp này ông đã chính thức mời ngài viếng thăm
Ukraine. Rồi chính Tổng thống Kuchma đã đón tiếp ÐTC và dự
thánh lễ hai lần: lần thứ nhất tại Kiev và lần sau tại Lviv.
Ðọc lại diễn văn từ giã của Tổng thống Kuchma tại sân bay Lviv, chúng tôi không thể đoán được ông đã là một nhân viên cấp cao của Ðảng Cộng sản Liên xô và Ukraine (nếu không biết qua tiểu sử của Ông). Trái lại chúng tôi tin rằng: ông là một tín hữu Kitô thành tín. Vì những lời lẽ quan trọng đáng chú ý của diễn văn, chúng tôi xin phiên dịch nguyên văn, để cùng nhau suy tư.
Sau
đây là nguyên văn diễn từ của Tổng thống Kuchma:
Kính
thưa ÐTC, các Vị Thượng khách thân mến, và đồng bào rất
thân mến,
Chuyến
viếng thăm lịch sử thứ nhất tại Ukraine của Vị Lãnh Ðạo
Quốc gia Thành phố Vatican, Ðức Gioan Phaolô II, sắp kết thúc.
Chuyến
viếng thăm này đã vượt quá mọi viễn tượng của chúng
ta. Biến cố này đã vuợt qua cả biên giới Quê hương chúng
ta và đã mang theo một chiều kích toàn cầu. Thực sự, trong
những ngày Ngài lưu lại tại Ukraine, nhiều đề tài không những
có liên hệ đến quốc gia này, nhưng còn liên hệ đến cả
Châu Âu và thế giới nữa, đã được thảo luận.
Trong
những cuộc gặp gỡ của chúng ta, chúng ta đã có thể cảm
thấy một cách sâu xa mối quan hệ chặt chẽ nối kết mọi người,
hiện sống trên thế giới ngày nay- một thế giới được hoàn
cầu hóa và đầy những thách đố mới, chưa hề thấy trước
đây. Nhưng nền tảng duy nhất, căn cứ trên đó ta có thể
nối kết các Xứ sở và các Quốc gia với nhau, đó là nền
luân lý và con đường đạo đức, thiêng liêng. Việc giải
quyết biết bao vấn đề - môi sinh, kinh tế và nhân đạo - sẽ
tùy thuộc vào sức mạnh mà các giá trị này được xác
nhận. Những thách đố ngày nay không giới hạn nơi một
Xứ sở, nhưng liên lụy đến toàn thể nhân loại.
Chuyến
viếng thăm của ÐTC đã đem đến cho chúng tôi một lần nữa
cơ hội đánh giá việc góp công của Ukraine vào bối cảnh quốc
tế hiện nay và cho biết trong tương lai Ukraine sẽ phải làm như
thế nào: điều chúng tôi đã làm và điều chúng tôi phải
làm hơn nữa, để Quốc gia chúng tôi được trở nên xứng
với tước hiệu thành viên trọn vẹn của Cộng đồng Châu
Âu.
Những
ngày lưu lại của Ngài trên Ðất Ukraine, kính thưa ÐTC, đã
minh chứng cách cụ thể
và mạnh mẽ trước thế giới rằng: Quê hương chúng tôi
là thành phần của Cộng đồng Châu Âu, và cũng làm cho thế
giới hiểu địa vị mà chúng tôi sẽ có trong Châu Âu ngày
mai. Như vậy, tương lai của Lục địa cũng tùy thuộc nơi địa vị
mà Ukraine sẽ có trong Lục địa này.
Lịch
sử đã xếp đặt trước số phận của chúng tôi là xác
nhận nền độc lập của chúng tôi vào lúc chuyển tiếp giữa
hai ngàn năm: giữa Ngàn năm thứ hai và Ngàn thứ ba. Trong
thời gian vắn vỏi này, nhưng đầy các biển cố, Ukraine đã
thành công trong việc tiến đến một cuộc phát triển lớn lao,
dù phải trả giá rất cao. Vì thế điều quan trọng đối với
chúng tôi là không gieo rắc những chia rẽ, thất
vọng và giận dữ, hiện đang phổ biến trong môi trường
được chuẩn bị bởi
những thập niên dưới quyền thống trị của thuyết vô
thần luôn luôn tấn công và hiếu chiến. Việc phá hủy
kinh khủng này của lịch sử chúng tôi đã cho thế giới
thấy rõ ràng điều này: bất cứ mưu tính nào về xây dựng
một xã hội không có Thiên Chúa, đều đi đến chỗ để lại
sự đau buồn trong tâm hồn người dân mà thôi. Cả ngày nay
nữa chính tính cách
hão huyền lừa đảo của những lời lẽ như vậy cũng
thấy xuất hiện trong những mưu tính về việc
thiết lập cơ cấu xã hội nhằm khinh miệt đức tin nơi
Thiên Chúa và khuyến khích sống xa khỏi những nguyên tắc của
Kitô giáo. Như Sách Thánh dạy: "Nếu Thiên Chúa không xây
dựng ngôi nhà, thì các thợ xây cất sẽ mệt nhọc vô ích.
Lịch sử dạy rằng:
mỗi dân tộc phải theo con đường riêng của mính, nhiều lúc
con đường này rất dài và khó khăn, trước khi thành công
trong việc nhập thể các giá trị luân lý riêng của mình vào
các thể chế quốc gia và xã hội. Ngày nay đây, chúng tôi
đang tìm đáp lại những đòi
như vậy, không phải là những đòi hỏi đơn sơ, dễ dàng:
trong vấn đề phức tạp và tương phản như vậy của các mối
quan hệ giữa con người thời nay, làm cách nào bảo tồn
được kho tàng thiêng liêng do Tổ tiên để lại? Làm sao xây
dựng được một xã hội công bình, trong đó tình yêu yêu
thương và đức bác ái phải là viên đá góc tường?
Tôi
tin chắc rằng chuyến viếng thăm của Ngài sẽ giúp chúng tôi
tìm ra những
đáp lại thích đáng và sẽ củng cố chúng tôi trong xác tín
này là chúng tôi đã khởi sự con đường xứng hợp hơn
cả, để xây dựng một Quốc gia độc lập, dân chủ, phát
triển về kinh tế và hòa dồng trong hệ thống Châu Âu.
Kính
thưa ÐTC, tôi tin rằng: trong những ngày
lưu lại Xứ sở chúng tôi, Ngài đã có thể cảm nghiệm
như thế nào, dù có những thăng trầm khó khăn của quá khứ,
dân tộc Ukraine đã bảo tồn được những lý tưởng, vẫn
là thành phần của đặc tính quốc gia.
Chúng
tôi hiện đang có tất cả những dữ kiện để nhìn về tương
lai với nhiều lạc quan. Tôi hy vọng rằng: Ngài đồng ý với
những kết luận này của tôi, bởi vì chuyến viếng thăm đã
cho Ngài cơ hội tiếp xúc với biết bao người dân và cách
riêng với giới trẻ.
Tôi
rất xúc động sau khi nghe Ngài kể lại cuộc gặp gỡ với giới
trẻ tại Leopoli (Lviv). Dù trời mưa, giới trẻ này đã đón
nhận với biết bao nồng hậu mọi lời của Ngài, bất kể thuộc
tôn giáo nào, họ đã tìm được đức tin hoặc đã bắt đầu
tìm kiếm đức tin.
Trong
những ngày này tất cả Ukraine đã tiếp xúc với Ngài, không
những các người đã đích thân gặp Ngài, hay đã tham dự
các buổi cử hành , nhưng, qua Ðài truyền hình, mọi người
đã có thể theo dõi diễn tiến của chuyến viếng thăm của
Ngài.
Kính
thưa ÐTC, điều này một lần nữa minh chứng rằng: vai trò của
Ngài "là Vị Lãnh đạo thế giới và uy tín tinh thần cũa
Ngài trên cấp bậc rất cao.
Chúng
tôi xin cảm ơn Ngài, vì đã làm cho hình ảnh Ukraine được
biết đến và biết nhiều hơn nữa trên cả thế giới, nhưng
cũng vì Ngài đã làm cho chúng tôi hiểu biết các vấn đề
của chúng tôi và những mục tiêu chúng tôi đã đạt
được: củng cố hòa bình trong Nước và tăng trưởng thiêng
liêng trong xã hội.
Tôi
muốn biểu lộ lời cảm ơn chân thành với tất cả những ai
đã góp phần vào thành công của chuyến viếng thăm này: các
Vị đại diện Tòa Thánh; các vị thẩm quyền Ukraine; các ký
giả đã loan tin về biến cố; và các lực luợng an ninh đã
canh phòng trong các buổi cử hành. Nói tóm lại: Xin cảm ơn
tất cả
những ai đã góp phần vào biến cố lịch sử không thể quên
được này. Và sau cùng, nhân danh Dân tộc Ukraine, kính thưa
ÐTC, tôi cầu chúc Ngài hạnh phúc và nhiều thành công trong
sứ mệnh cao cả trên trần gian này. Xin Thiên Chúa, Ðấng tối
cao, chúc lành cho Ngài và ban cho Ngài trường thọ hơn nữa.