Ðiểm báo quốc tế ngày 27 và 28/06/2001
về chuyến viếng thăm Ukraine của ÐTC
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐIỂM
BÁO quốc tế ngày 27 và 28/06/2001 về
chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II tại Ukraine.
Chuyến
viếng thăm lịch sử của ÐTC Gioan Phaolô II
tại Ukraine vừa kết thúc chiều ngày thứ tư 27.6.2001. Máy
bay của Hàng không dân sự Ukraine chở ÐTC và đoàn tùy tùng
đáp xuống sân bay Quân sự Ciampino, Roma,
lúc 21 giờ. Nhiều Hồng Y, TGM và Giám mục thuộc Giáo
Triều đến chào mừng ÐTC
tại phi trường. Ðại diện chính phủ Ý có ông Gianni Letta, thứ
trưởng Phủ Thủ tướng.
Báo
chí quốc tế vẫn tiếp tục nói đến chuyến
viếng thăm của ÐTC tại Ukraine;
nhưng đáng chú ý hơn cả là các báo chí Nhật bản,
vì lần thứ nhất báo chí
Nhật dành nhiều trang cho cuộc hành hương của ÐTC tại Ukraine. Nhật bản là một quốc gia xa xăm miền Viễn Ðông;
số người công giáo rất ít, khoảng nửa triệu trong số hơn
100 triệu dân cư. Nhưng Chính phủ và người dân Nhật
tôn trọng Giáo hội công giáo và chắc chắn người dân
Nhật không quên chuyến viếng
thăm ÐTC Gioan Phaolô II tại Quốc gia của họ tháng 2 năm 1981.
Nhật
báo Nihon Keizai Shinbun, số ra ngày thứ hai 25.6.2001 trên
trang dành cho các tin tức quốc tế, đã đề cao cuộc hành
hương của Ðức Gioan Phaolô II tại Ukraine và đăng
bức hình lớn Ðức Mẹ được tôn kính tại Bercydin;
bên cạnh ảnh thánh này, tờ báo Nhật in hình ÐTC cỡ
lớn, trong lúc ngài làm phép lành cho cộng đồng dự thánh
lễ Chúa nhật 24.6.2001 vừa qua tại Kiev. Dưới hai hình ảnh này,
đặc phái viên của nhật báo dành một bài dài về ý nghĩa
lịch sử của chuyến viếng thăm và thuật lại những xúc động
của các tín hữu Ukraine trước biến cố lịch sử vĩ đại này.
Ðây là lần thứ nhất một Vị Giáo Hoàng cử hành thánh lễ
tại một quốc gia Slavô, trước đây là thành phần của Liên
xô.
Sau
đó, tờ Nihon Keizai Shinbun nhắc lại vắn tắt lịch sử các cuộc
bách hại các tín hữu của Giáo hội công giáo Hy lạp (tức
giáo hội công giáo Byzantin) trung
thành với Roma và cuộc sống lâu dài trong Hang Toại đạo dưới
chế độ cộng sản Liên xô. Bài báo kết thúc như sau: Chuyến
viếng thăm của Ðức Gioan Phaolô II chủ ý kính nhớ hy sinh của
các tín hữu can đảm này và mở ra một trang sử mới trong
lịch sử Giáo hội tại đây.
Cũng
nên nhắc thêm rằng nhật
báo của Nhật Bản này, trong những ngày trước chuyến viếng
thăm của ÐTC tai Ukraine, đã dành nhiều trang để trình bày về
cuộc hành hương của ÐTC. Ngày
23.6.2001, tờ báo Nhật đăng lại chương trình tỉ mỉ và kèm
theo bài bình luận về chuyến viếng
thăm. Và một bài khác do phóng viên của tờ báo gửi
từ Milano (bắc Ý) về Nhật, nói đến mục đích của chuyến
viếng thăm là tìm kiếm giải quyết điểm khó khăn của cuộc
gặp gỡ, để mở con đường đối thoại với Giáo hội chính
thống Nga, một Giáo hội có thế lực nhất trong các Giáo hội
chính thống trên thế giới, xét về con số tín hữu hơn 70
triệu.
Ngày
24.6.2001, đặc phái viên của tờ Báo Nhật theo dõi cuôïc hành
hương của ÐTC trong bốn ngày tại Ukraine, từ ngày đầu tới
ngày cuối cùng. Ðặc phái viên này
nhấn mạnh đến lời kêu gọi tha thiết của ÐTC về việc
các tín hữu Kitô cần tiến trên con đường hòa giải. Sau cùng
báo này nhắc đến diễn văn của Tổng thống Kuchma
chào mừng ÐTC, trong đó ông "nhắc lại nguồn gốc Kitô
của Ukraine".
Tờ
Asahi Shinbun, một tờ báo lớn khác của Nhật số ra ngày
25.6.2001, đề cao sự khác biệt về lập trường
từ phía ÐTC và từ
phía Giáo hội chính thống Nga, vừa nhấn mạnh đến "lời
kêu gọi hòa giải của ÐTC và thái độ
khước từ của các đại diện chính thống liên kết với
Tòa Giáo chủ Moscowa; việc khước từ này như để đáp lại
lời kêu gọi hòa giải. Nhắc riêng đến thái độ của Ðức
Giáo chủ Alexis đệ nhị, tờ báo Nhật nói đến "những giọng
điệu thách đố và bất mãn" của Ðức Alexis đệ nhị.
Bình
luận về diễn văn của ÐTC, đặc phái viên của tờ
báo Nhật đề cao ý chí cương quyết về đối thoại trên
các cấp bậc khác nhau, vừa biện minh rằng:
"cuộc hành hương của ÐTC
không nhằm đến việc chiêu mộ tín đồ".
Về
cử hành thánh lễ, đặc phái viên nhấn mạnh đến việc dùng
tiếng Ukraine trong Phụng vụ, một thứ tiếng giống tiếng Ba lan,
tiếng Quê Mẹ của ÐTC.
Tờ
Le Monde, nhật báo xuất bản tại Paris, số ra ngày 27.6.2001
giải thích mối liên lạc mật thiết nối kết thành phố
Lviv (Leopoli) với Ðức Karol Wojtyla, vì thế dân chúng dành cho
Ngài một cuộc tiếp đón linh đình và nồng hậu ngay từ lúc
ngài xuống khỏi máy bay. Nhật báo Pháp giải thích như sau: Thành
phố này của miền Tây Ukraine, đã trải qua nhiều biến cố của
lịch sử, trước hết thuôïc Ba lan, rồi thuộc Austro-Hungari,
thuộc Ðức, thuộc Nga và sau cùng thuộc Sô viết. Lviv chỉ cách
Ba lan có 70 cây số. Hơn nữa Lviv còn là thành trì của Giáo
hội công giáo Hy lạp, trên
Ðất Ukraine... và Ðức Karol Wojtyal là người luôn luôn bênh
vực cộng đồng bị bách hại này. Ngày nay chính Ngài là chứng
nhân của cuộc tái sinh.
Le
Monde cũng đề cao sự tham dự đông đảo thánh lễ về phía
các người chính thống. Rồi thuật lại lời Ðức Giáo chủ
Filarete (vị li khai khỏi Tòa Giáo chủ chính thống Moscowa) trả lời
cho nhiều tín hữu chính thống hỏi về việc tham dự thánh lễ:
Vậy chúng ta không thờ một Thiên Chúa duy nhất và đặt Người
vào trung tâm đức tin của chúng ta sao?
Tờ
"Frankfurt Thời Báo" (Frankfurter Allgemeine Zeitung), nhật
báo của Ðức, số ra ngày 27.6.2001 sau khi đề cao ÐTC là Sứ
giả của hòa bình và hòa giải, đã thuật lại lời kêu gọi
của ÐTC nói với những người dân Ba lan và Ukraine: "hãy
giàn xếp những tương phản và chữa lành những vết thương
của quá khứ, vì chúng không phù hợp với tinh thần Phúc
Âm, tinh thần làm cho hai dân tộc được sống động,
tờ báo Ðức nhắc đến những chỉ trích cứng rắn của Ðài
truyền hình Ukraine đối với
thái độ của Ðức Alexis đệ nhị, Giáo chủ Giáo hội chính
thống Nga, đối với chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II
tại Ukraine và gọi việc Ðức Giáo chủ không tham dự chuyến
viếng thăm là "một sự tủi nhục" mặc dầu tại Kiev ÐTC
đã được hoan hô như "Sứ giả của hòa bình và hòa
giải". Ðặc phái viên tờ báo Ðức bình luận như sau: "Ðây
là lần thứ nhất thái độ của
Ðức Giáo chủ Alexis đệ nhị bị Ðài Truyền hình quốc gia
Ukraine chỉ trích".
Tờ
ABC, một trong các nhật báo lớn nhất của Tây ban nha, xuất
bản tại Madrid, số ra ngày 26.6.2001, viết với tít lớn như sau:
"Tại trung tâm của Ukraine công giáo". Trong bài, Báo này
viết: "Từø giã nơi được coi như
"cánh đồng đầy mìn" của
những mối quan hệ liên giáo hội, nơi được coi là có tính
cách chính thức hơn của chuyến viếng thăm tại Kiev, ÐTC đến
Lviv (Leopoli) chiều 25.6.2001, trung tâm của Ukraine công giáo, một
miền đất Ngài biết nhiều, từ lúc phục vụ trong quân đội
và hơn nữa là miền đất của gia đình thân mẫu và nhiều
bạn hữu của Ngài".
Nhật
báo công giáo Ý "Tương
Lai" (Avvenire) số ra ngày 28.6.2001 dành trang 2 và trang 3 cho
chuyến viếng thăm.
Ðầu
trang 2, báo này đăng bốn hình nhỏ: hình nhà thờ Sinh nhật
Ðức Trinh Nữ Maria. Tại Quảng trường Nhà thờ mới này,
ÐTC gặp hơn 500 ngàn thanh
niên. Ngài căn dặn giới trẻ hãy dùng tài năng của mình
để phục vụ cuộc tái sinh Ðất Nước. Hình thứ hai thì đăng
các người hành hương tụ họp đón tiếp ÐTC. Hình thứ ba:
ÐTC ngồi Tòa trong thánh lễ và hình thứ tư
: ÐTC gặp gỡ các nhân vật chính trị, tôn giáo cũng như
các thanh niên và trẻ em sau thánh lễ, mỗi người đều nhận
được lời khích lệ của ÐTC.
Dưới
bốn hình nhỏ này, Tờ "Tương lai" chạy tít lớn cả trang
như sau: Một sự cảm động mạnh mẽ đối với Ðức Karol
Wojtyla". Dưới tít lớn này,
có thêm lời bàn như sau: "Nhà thần học Gudziak nhận xét:
ÐTC có sự hòa hợp ngay với người dân chúng tôi".
Dưới
bài này, nhật báo công giáo đăng hai hình lớn: ÐHY Husar,
TGM của các tín hữu lễ nghi Bizantin
chào mừng ÐTC trước thánh lễ. Hình khác: Dân chúng
tụ họp trước lễ đài với nhiều lá cờ quốc gia khác
nhau dự thánh lễ do ÐTC chủ tế tại Lviv (Leopoli) trung tâm Ðạo
công giáo của Ukraine. Báo này cũng nhấn mạnh đến sự hiện
diện của từng ngàn tín hữu chính thống trong thánh lễ do ÐTC
chủ tế.
Trên
trang 3, với tít bự chiếm cả trang, tờ Tương Lai viết như sau:
"Lviv, hơn một triệu người đến với ÐTC". "Trong dấu hiệu
của sự hòa giải, ÐHY Husar xin lỗi".
Trong
bài, nhật báo công giáo nói đến thánh lễ phong Chân phước:
"27 vị là nạn nhận của vụ bách hại tàn nhẫn của chế độ
cộng sản Liên xô và một
vị dưới chế độ Ðức Quốc xã,
được ÐTC tôn phong lên bậc Chân phước trong thánh lễ
sáng thứ tư tại Lviv".
Rồi nhắc lại lời ÐTC nói lên trong bài giảng như sau: "Việc
kính nhớ các Vị Tử đạo chỉ đường cho các tín hữu Kitô
của Thế kỷ XX và XXI tiến đến hiệp nhất".
Bài
thứ hai nói đến Những vị chủ chăn của những năm đen tối:
Ðức HY Slipyj bị giam tù và
lưu đầy: Mầu áo đỏ của ngài là mầu của Calvario".
Vị
chủ chăn khác là Ðức Cha Volodymir Sterniuk. Nhờ chính sách
Perestroijka của Tổng thống
Gorbaciov, ngài đã được ra khỏi tù
và sống sót, hãnh diện về đức tin, chiến thắng sự
thầm lặng của Hang Toại đạo. Ngài qua đời năm 1997 và
được chôn cất trong nhà thờ chính tòa của ngài kính Thánh
Giorgio cùng với các vị chủ
chăn khác.
Bài thứ ba: thuật lại bài diễn văn từ giã tại sân bay quốc tế Leopoli trước khi ÐTC lên máy bay trở về Roma. Ðặc phái viên nhấn mạnh đến "bốn lần" ÐTC cảm ơn và từ giã Ukraine, với những lời:"Hẹn gặp lại, Hẹn gặp lại", như vậy ÐTC còn hy vọng gặp lại Ukraine, còn hy vọng đến thăm Ukraine lần nữa.