Tường thuật ngày viếng thăm cuối cùng
của ÐTC tại Ukraine:
Thánh Lễ Phong Chân Phước cho 28 vị Tử Ðạo
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Tường thuật ngày
viếng thăm cuối cùng của ÐTC tại Ukraine, thứ Tư 27/06/2001: Thánh
lễ Phong Chân Phước cho 28 vị tử đạo.
Thứ
tư 27 tháng 6/2001, tại Thành Phố
Lviv: Thánh lễ Phong Chân Phước lần thứ hai cho 28 vị tử
đạo của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp, tức Giáo Hội Chính Thống
theo nghi thức Byzantin hiệp nhất với Roma.
Hơn
một triệu tín hữu Ukraine công giáo hy lạp (tức thuộc giáo hội chính
thống theo nghi thức Byzantin hiệp nhất với Roma), và nhiều tín
hữu đến từ BaLan và những tín hữu kitô thuộc các nghi thức
khác, đã đến tham dự thánh lễ Phong Chân Phước lần thứ
hai, tại Trường Ðua Ngựa của thành phố Lviv, vào sáng thứ
tư ngày 27 tháng 6/2001, ngày cuối cùng của chuyến viếng thăm
của ÐTC tại Ukraine. Cũng tại địa điểm nầy, vào sáng thứ
ba, ngày 26 tháng 6/2001, ÐTC đã cử hành thánh lễ theo nghi thức
Latinh, để phong chân phước cho hai vị, một giámmục và một
linh mục. Ðó là thánh lễ Phong Chân Phước lần thứ nhất.
Sang ngày thứ tư, 27 tháng 6/2001, ÐTC chủ sự lễ Phong Chân Phước
lần thứ hai, cho 28 vị tu sĩ, thuộc giáo hội
công giáo theo nghi thức Byzantin, tức giáo hội cộng giáo
hy lạp, và đã chịu chết tử đạo dưới chế độ cộng sản
trước đây. Ðây là hai lễ Phong Chân Phước của chuyến viếng
thăm Ukraine lần nầy.
Ðới
với người dân Ukraine thuộc giáo hội công giáo nghi thức
Byzantin (công giáo hylạp) thì lễ phong chân phước nầy có tầm
quan trọng hàng đầu cho quốc gia Ukraine. Việc phong chân phước
cho những vị tử đạo dưới thời chế độ cộng sản Stalin,
là một việc làm phục hồi danh dự cho những người công giáo
Ukraine theo nghi thức Byzantin. Nói là phục hồi danh dự, bởi vì
giáo hội công giáo hy lạp nầy, theo nghi thức Byzantin, đã bị
Staline giải tán vào năm 1946, và bắt buộc họ phải sát
nhập vào Giáo Hội Chính Thống Nga.
Vào
khởi đầu thánh lễ phong chân phước, ÐHY Lubomyr HUSAR, đã lên
tiếng xin lỗi trước hàng triệu tín hữu dện diện, vì tất
cả những lỗi lầm mà những người công giáo Ukraine theo
nghi thức Byzantin, đã phạm, trong suốt thế kỷ 20 đã qua. ÐHY
đã nói như sau:
"Vào
giây phút chúng ta tôn vinh Giáo Hội công giáo hy lạp Ukraine,
chúng ta cần nhớ lại những biến cố
trong lịch sử của thế kỷ 20 vừa qua, nhớ lại những
giây phút đen tối và những thảm kịch tinh thần trong đó những
người con cái nam nữ của giáo hội chúng tôi, đã ý thức
và cố ý làm điều xấu xúc phạm đến những anh chị em bên
cạnh và đồng hương. Thay cho họ, hôm nay chúng tôi XIN THA THỨ,
ngõ hầu những sự kiện khủng khiếp của quá khứ không
gây độc hại cho cuộc sống chúng ta hôm nay." Không những
xin tha thứ, nhưng ÐHY còn nói lên lời "Tha Thứ cho tất cả
những ai đã xúc phạm đến những nguời công giáo byzantin,
trong những thời kỳ đen tối nầy." Người phát ngôn của
ÐHY Husar,cho biết thêm rằng lời xin lỗi nầy không nhắc đến một biến cố cụ thể nào đó,
nhưng nói chung đến toàn bộ những hành động sai quấy đã
phạm, từ phía đức quốc xã cũng như từ phía cộng sản.
Về
phần mình, trong bài giảng thánh lễ, ÐTC Gioan Phaolô II đã quả
quyết rằng: "những vị tử đạo nêu chỉ con
đường sự hiệp nhất kitô, cho những nguời kitô
Ukraine, trong suốt thế kỷ thứ 21 nầy."
ÐTC
cũng cho biết rằng cuộc
đời tuổi trẻ của ngài cũng đã có kinh nghiệm về sự
"khủng khiếp" nầy. ÐTC nói như sau: "Ngay từ đầu,chức
linh mục của tôi được khắc ghi vào trong hy sinh của biết bao
người nam nữ của thế hệ của tôi...." Các vị tử đạo
đã đi qua những con đường
của sự chiến thắng, nhờ qua sự tha thứ và hòa giải. Cuộc
tữ đạo của những người kitô thuộc các nghi thức khác
tại Ukraine, là một lời mời gọi mạnhmẽ hãy hòa giải và
hiệp nhất. Ðây không phảilà con đường dễ dàng, và phương
thế duy nhất để đi qua con đường nầy là xin tha thứ và tha
thứ cho kẻ xúc phạm đến ta."
Cũng
trong bài gỉang, ÐTC xin các vị chịu trách nhiệm Giáo Hội Hy Lạp
Công Giáo (công giáo
byzantin), hãy theo mẫu gương
sáng chói của các vị tử đạo, mà "chăm sóc cho việc huấn
luyện các linh mục tương
lai và huấn luyện những ai được gọi sống đời tận hiến,
theo đường hướng riêng của truyền thống đan viện đông phương.
Vào
cuối thánh lễ kéo dài trong vòng 3 tiếng đồng hồ, tổng thống
cộng hòa Ukraine, ông Leonid Kuchma, người đã đến tham dự thánh
lễ ngay từ đầu và được dân chúng hoan hô, đã bước lên
khán đài để chào ÐTC. Vào lúc cuối Thánh lễ, trời đổ
mưa, nhưng các tín hữu vẩn kiên trì ở lại để chào chúc
ÐTC, vì họ quý trọng những
giờ phút cuối cùng còn lại của chuyến viếng thăm.
Người
ta, nhất là các phóng viên,
đã lưu ý ngay sự hiện diện của một Linh Mục chính thống,
thuộc Giáo Hội Chính Thống Masacowa, đến tham dự thánh lễ và
lên khán đài chào chúc ÐTC. Ðó là Cha Ivan Sviridov,
giáo sư tại Ðại Học
Nhà Nước ở Mascowa, được nhiều người biết đến vì thái
độc cởi mở đại kết, và sự sộng tác của cha với Giáo
Hội công giáo. Cha Ivan
Sviridov đã tuyên bố với tiến sĩ Navarro –Valls, rằng Cha đến
Lviv, "để không bỏ qua một biến cố lịch sử". Và Cha cũng
cho rằng "Sự hiện diện của ÐTC tại Ukraine, thay vì chia rẽ
những nguời Ukraine với nhau, thì lại giúp họ được hiểu
nhau cách tốt đẹp hơn."
Về phần mình, tiến sĩ Navarro–Valls nhận định rằng: "ÐTC có thể đến thăm Mascova trước khi ngài qua đời. Chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ukraine giúp cho người dân xác định lại căn cước quốc gia của họ. Trong chuyến viếng thăm, người ta đã chú ý nhìn đến thái độ của Mascowa, nhưng đồng thời cũng không quên những vấn đề nội bộ của Ukraine." Tiến sĩ Navarro-Valls so sánh việc Tòa Giáo Chủ Mascowa chống đối chuyến viếng thăm nầy của ÐTC, với điều vừa mới xảy ra tại Hy Lạp. Theo một cuộc thăm dò được phổ biến trên nhật báo xuất bản tại Mascowa, tờ Vremia, thì chỉ có 5% dân số Nga chống lại chuyến viếng thăm của ÐTC, so với 50% dân số chấp nhận. Và Ông kết luận như sau: "Cuộc chống đối có lẽ không đến từ dân chúng Nga, cũng không từ chính quyền Liên Bang Nga".