Ðiểm báo quốc tế ngày 26/06/2001
về chuyến viếng thăm Ukraine của ÐTC
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ðiểm
báo quốc tế ngày 26/06/2001 về chuyến viếng thăm của ÐTC tại
Ukraine.
Các
báo chí Ukraine hằng ngày dành nhiều trang
cho chuyến viếng thăm của ÐTC, và nhấn mạnh đến những
tin tức, mục thời sự. Báo chí loan tin rằng: Mỗi thứ ba và
thứ sáu tới đây, mục tin tức hằng ngày do các đài truyền
hình Quốc gia truyền đi, sẽ có mục đặc biệt về chuyến viếng
thăm của ÐTC vừa thực hiện trong bốn ngày vừa qua.
Nhật
báo Ekspres nhấn mạnh đến sự kiện này là thành phố Lviv (Leopoli)
bị kẹt xe do các đoàn hành hương tuốn đến để được thấy
ÐTC và tham dự các cuộc gạp gỡ với ngài.
Tờ
Kievskiye Vedomosti, một nhật báo khác của Ukraine dành nhiều bài
về chuyến viếng thăm bằng việc nhấn mạnh đến mục tin tức
và thời sự. Sau khi đề cao vấn đề tổ chức, tờ báo này
nhấn mạnh đến cuộc hành hương của một nhóm
thợ mỏ của thành phố Donetsk bên đông, muốn rước tượng
ảnh bằng than đến với ÐTC, chủ ý nhắc lại nguồn gốc Ba
lan của ngài và những năm làm thợ
tại hầm mỏ như họ.
Như
nhiều nhật báo khác, tờ Kievskiye Vedomosti cũng đăng lại lời
tuyến bố của Tổng trưởng Ngoại giao Ukraine về chuyến viếng
thăm của ÐTC. Ông nói như sau: "Chuyến viếng thăm của ÐTC
là một danh dự lớn lao cho Ukraine".
Tờ
"Nhật Báo Miền Nam", nhật báo Ðức, số ra ngày 26.6.2001,
sau khi nhấn mạnh đến các giai đoạn đặc điểm của cuộc hành
hương, quả quyết rằng: Ðây là một sứ mệnh khó khăn hơn
cả trong 94 chuyến viếng thăm quốc tế đã thực hiện cho tới
lúc này, bởi vì ÐTC muốn đạt tới mục đích này là chữa
lành các vết thương giữa các Giáo hội
Kitô và tiến đến một sự hiệp nhất mới giữa các
người công giáo, chính thống, tin lành và Anh giáo. Một mục
tiêu bị các người chính thống trung thành với Tòa Giáo chủ
Moscowa từ chối. Nhắc đến việc báo chí Ukraine theo dõi
chuyến viếng thăm như thế nào, nhật báo Ðức nhận xét như
sau: hầu như tất cả các nhật báo
Ukraine nhấn mạnh đến sự kiện này là "ÐTC không bao giờ
đáp lại những chỉ trích về phía chính thống và vẫn tiếp tục
rao giảng hòa giải".
Tờ
USA Today của Hoa kỳ, số ra ngày 26.6.2001, viết như sau: "Trong
ngày thứ ba của chuyến viếng thăm, ÐTC đã cầu nguyện cho những
người chết được chôn cất tại Babily Yar, nơi xẩy ra một vụ
sát hại người Do thái tại Kiev, kéo dài trong 5 ngày, thời
Ðức quốc xã. Sau đó, nhật báo Hoa kỳ trở lại
"leit-motiv" của chuyến viếng thăm thứ nhất của Ðức Gioan
Phaolô II tại Ukraine: sự hiệp nhất các
tín hữu Kitô, đề tài được ngài nhắc đi nhắc lại
trong thánh lễ cử hành tại Kiev.
Le
Monde tờ báo lớn xuất bản tại Paris số ra ngày 26.6.2001, viết
như sau: Ðức Gioan Phaolô II tìm mọi cách rao giảng việc hòa
giải tại Ukraine. Sau khi công nhận những chia rẽ giữa Tòa Giáo
chủ chính thống Moscowa giữa
các Giáo hội chính thống tại Ukraine với nhau, đặc phái viên
của Le Monde viết: "ÐTC đã biết rõ chuyến viếng thăm này
là một trong các chuyến viếng thăm khó hơn cả, nhưng ngài,
con người của miền Ðông Âu, xem ra tin chắc rằng Ukraine đóng
một vai trò rất quan trọng của một chiếc cầu nối giữa hai
miền của Lục địa, giữa ảnh hưởng của nền văn hóa Slave
và Latinh, giữa Ðạo công giáo và chính thống". Ðặc phái
viên viết thêm: "ÐTC đã tỏ ra cương quyết trong ý chí tiến
đi trong đối thoại và ngài đã đọc nhiều diễn văn kêu gọi
hiệp nhất, bỏ qua những chia rẽ về chủng tộc, tôn giáo hay
xã hội tại Ukraine và tiến đến hòa đồng Châu Âu.
Tờ
Corriere della sera, một trong các nhật báo lớn của Ý, xuất bản
tại Milano, số ra ngày 27.6.2001, chạy tít bự trên trang 12 (trang
dành cho các biến cố ngoại quốc): "ÐTC nới với 500 ngàn
thanh niên Urkaine chiều thứ ba 26/06/2001: "Các con hãy vượt
qua những chủ nghĩa quốc gia quá khích". Trên tít này, nhật
báo viết như sau: "ÐTC mời gọi người dân Ukraine và Ba lan
hãy quên đi những thế kỷ không hiểu nhau, nhân danh đức
tin chung". Nên nhớ lại, Ukraine dưới quyền cai trị của Ba lan
trong ba thế kỷ. Dưới tít bự, tờ báo Milano viết: Ðức
Alexis đệ nhị giá lạnh đối với những cởi mở của Ðức
Karol Wojtyla. Vị Giáo chủ chính thống Nga nói: "Những lời
tuyên bố không đủ để tiến đến hòa bình". Nhưng các cộng
tác thận cận của ÐTC tin chắc rằng: chuyến viếng thăm tại
Ukraine có thể "đem lại những mới lạ" không thể tưởng
tượng được.
Tờ
Correre della sera thuật lại kỷ luật nghiêm ngặt của nhân viên
an ninh Ukraine: Kiểm soát cả hai ÐYH Ruini, chủ tịch HÐGM Ý và
Glemp, TGM Varsovie và Giáo chủ Ba lan, lúc các ngài đến sân đua
ngựa Leopoli để đồng tế thánh lễ với ÐTC.
Họ chặn lại và yêu cầu hai vị bỏ ảnh thánh giá đang
đeo trên mình. Tuy ngạc nhiên, hai vị mỉm cười
tuân theo kỷ luật về an ninh. Trước đó có tin báo động:
có vụ đặt bom, nhưng là tin "vịt".
Hai
tờ La Stampa xuất bản tại Torino và Il Tempo tại Roma, số ra ngày
27.6.2001, loan tin: ÐTC được mời viếng thăm Nga, nhưng đây là
lời mời của Ðức TGM Tadeuz Kondrusiewicz, Giám quản Tông Tòa
Giáo hạt Nga miền Tây và chủ tịch HÐGM Nga. Ðức TGM hướng
dẫn một phái đoàn công giáo Nga đến Ukraine trong những ngày
này để tham dự thánh lễ, chia vui với Giáo hội công giáo
Ukraine. Lời mời này đã được phát ngôn viên Tòa Thánh,
Tiến sĩ Nvarro Valls, xác nhận.
La Stampa viết thêm: Theo đúng nguyên tắc đã được phát ngôn viên Tòa Thánh nêu lên với giới báo chí: Ðể viếng thăm một quốc gia, ÐTC chỉ cần lời mời của Chính phủ và của HÐGM mà thôi, không cần lời mời của một Giáo hội hay tôn giáo nào, dù chiếm đại đa số hay là quốc giáo. Lời mời của chính phủ đã có từ thời cựu Tổng thống Gorbaciov, sau đó Tổng Thống Eltsin nhắc lại. Ðối với Tổng Thống Putin lời mời này vẫn có giá trị. Lời mời của Cộng đồng Công giáo: đã bốn lần HÐGM Nga mời ÐTC viếng thăm và trong những ngày này, Ðức TGM Kondrusiewicz còn nhắc lại một lần nữa trong lúc ÐTC viếng thăm Ukraine. Cả hai báo nhận xét: Nếu ÐTC viếng thăm Nga, thì chuyến viếng thăm này cũng giống chuyến viếng thăm Ukraine mà thôi. Giáo hội chính thống Ukraine chiếm đa số (phe trung thành với Tòa Giáo chủ Moscowa) không những không mời, mà còn chống đối và tẩy chay nữa. Nhưng Chính phủ Ukraine và Giáo hội công giáo đã mời. Và, đáp lời mời này, ÐTC đã viếng thăm Ukraine trong những ngày vừa qua.