Ðiểm Báo Nga Sô và Quốc Tế ngày 25/06/2001
về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ukraine
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ðiểm
Báo
chí Nga về chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II tại Ukraine:
Báo
chí Nga không thể yên lặng đối
với chuyến viếng thăm của Ðức Gioan Phaolô II tại Ukraine
trong những ngày, vì nhiều lý do:
Trước
hết, trong hơn nửa thế kỷ Ukraine dưới quyền thống trị của
Liên xô. Cũng như các nước khác trong Khối Liên xô, Ukraine
chỉ lấy lại được nền dộc lập sau khi chế độ này sụp
đổ. Rồi, hiện nay có khoảng 12 triệu dân Nga sinh sống tại
miền đông Ukraine, giáp giới Nga. Nhiều báo chí miền này xuất
bản bằng tiếng Nga. Tuy độc lập và là một quốc gia rộng lớn,
đông dân cư, phong phú về tài nguyên, vựa lúa của miền
Trung-Ðông Âu, Ukraine trong lúc này vẫn lệ thuộc Nga trong nhiều
lãnh vực, nhất là về kinh tế, như trước đây nằm trong tay
Liên xô.
Báo
chí Nga không thể yên lặng về chuyến viếng thăm, nhất là vì
những phản đối, chỉ trích , đe dọa của Giáo hội chính thống
Nga, một Giáo hội quốc gia có con số tín hữu đông hơn tổng
số tín hữu của tất cả các Giáo hội chính thống khác trên
thế giới; hơn nữa Giáo hội chính thống còn được coi như
là "quốc giáo" tại Nga. Cựu Tổng thống Mikhail Gorbaciov và
Tổng thống Vladimir Putin hiện nay là tín hữu chính thống.
Dù
có những chỉ trích, phản đối, đe dọa về phía Giáo hội chính
thống tại Nga và một phần Giáo hội chính thống tại Ukraine
trung thành với Tòa Giáo chủ Moscowa, từ lúc đặt chân lên
đây Ukraine, nhưng trong các bài diễn văn hoặc bài giảng thánh
lễ, ÐTC Gioan Phaolô II luôn luôn kêu gọi hiệp nhất. Ðứng
trước những lời kêu gọi liên lỉ này, báo chí Nga đặt câu
hỏi: Ðức Gioan Phaolô II là người bạn hay người đối thủ
của thế giới chính thống?". Câu hỏi được đặt ra thực
nhiều, nhưng lời đáp lại quá ít.
Câu
hỏi trước hết do ông Serghiei Ciapnin, một nhà phân tích người
Nga về các vấn đề tôn giáo và cũng là Giám đốc Tạp chí
"Sobornost" đặt ra trong một bài bình luận khá dài đăng trên
nhật báo Moscow Times về chuyến viếng thăm của Ðức Gioan
Phaolô II tại Ukraine. Chúng tôi sẽ nói đến trong phần cuối
bài điểm báo này.
Hãng
thông tấn Itar-Tass, trái lại chú ý theo dõi cử chỉ của ÐTC
đến kính viếng và cầu nguyện cho các nạn nhân của chế độ
Ðức Quốc xã tại Babi-Yar, hôm chiều thứ hai, ngày 25 tháng
6/2001, trước khi rời KIEV để đi LVIV. Biến cố này không
được ghi trong chương trình viếng thăm.
Nhiều
báo khác dành những bài bình luận khác nhau về chuyến viếng
thăm, nhưng ít quan tâm đến
những chỉ trích của Giáo chủ chính thống Nga.
Trong các báo này, có một số biểu lộ sự tôn trọng
đối với Ðức Gioan Phaolô II và chú ý nhiều đến chuyến
viếng thăm; một số khác tỏ vẻ lúng túng, không biết theo hướng
nào.
Tờ
"Vremia Novostiei" nhấn mạnh rằng: tại Ukraine Ðức Gioan
Phaolô II đã không làm được hết mọi sự. Báo này cho rằng:
số người dự thánh lễ tại Kiev ít hơn con số đã dự tính.
Ðàng khác xem ra ngài cũng có cung giọng cứng rắn đối với
Tòa Giáo chủ chính thống Moscowa. Tờ báo Nga
này cũng công nhận rằng: những lo lắng về chiêu mộ
các tín hữu chính thống về phía các nhà truyền giáo Tây phương
thực sự không có nền tảng.
Nhật
báo "Novaia Gazeta" trái lại chủ trương như sau: Ðức Gioan
Phaolô II là một vị khách được
quí trọng, đối với Nhà cầm quyền Kiev, nhưng ngài lại là
"một người "thi đua" rất nguy hiểm" cho các Giáo hội
khác, dù không phải vì ý muốn của ngài, nhưng vì những
chia rẽ nội bộ trong các cộng
đồng chính thống khác nhau tại Ukraine. Nói tóm lại, Tờ Novaia Gazeta không nghĩ rằng
những chỉ trích, phản đối giữa các giáo hội sẽ kéo
dài và hơn nữa báo này nghĩ rằng: chuyến viếng thăm Ukraine
là một cuộc thí nghiệm chung về một sứ mệnh tương lai của
Vị Giáo Hoàng Roma tại Nga. Tờ báo Nga viết thêm như sau: Một
viễn tượng như vậy chắc chắn không thể không làm hài lòng
Tổng thống Vladimir Putin.
"Kommersant",
một nhật báo khác của Nga thuộc khuynh hướng tự do, xuất bản
tại Moscowa, nhấn mạnh đến tính cách đại kết, cởi mở cho
các thế giới Do thái, của chuyến viếng thăm tại Ukraine.
Nhưng
bài bình luận chi tiết hơn cả là bài của ông Ciapnin đăng
trong nhật báo "Moscow Times" (như vừa nhắc trên đây).
Theo vị quan sát tinh tường và uy tín này, chuyến viếng thăm
của Ðức Gioan Phaolô II tại Kiev và Lviv gây nên những lời
đáp lại rất khác nhau trong thế giới chính thống. Có những
lo sợ về cái vẫn được gọi là "chính sách chiêu mộ về
phía công giáo". Theo ông Ciapnin, dù có những lời bảo đảm
của Ðức Gioan Phaolô II: "Tôi không đến đây để chiêu mộ tín đồ", những lo sợ này vẫn không thể
xóa bỏ được. Ông Ciapnin nói đến "một thái độ hàm
hồ của các người chính thống đối với các người công
giáo". Các người công giáo này vẫn bị các người chính
thống coi là "rối đạo", nhưng trái lại
phải công nhận việc lãnh đạo giới trí thức của Kitô
giáo ở trong tay người công giáo.
Sau đây, chúng tôi xin sang phần điểm báo quốc tế về chuyến thăm của ÐTC tại Ukraine:
Chiều
thứ hai 25/06/2001, Ngài đã từ giã Kyiv (Kiev) lên đường viếng
thăm Lviv (Leopoli), thành phố lớn thứ hai của Ukraine, sau thủ
đô Kyiv (Kiev), giáp giới
Ba lan, và cũng là trung tâm của Ðạo công giáo tại Ukraine.
Tại đây cuộc tiếp đón rất nồng hậu, không khác gì những
cuộc tiếp đón linh đình tại Ba lan Quê hương của Ngài. Dân
chúng tuốn ra hai bên đường dài 11 cây số từ sân bay về
tới Tòa TGM Lviv, khác hẳn bầu khí tại Kyiv, nơi các tín hữu
chính thống chiếm đa số.
Nhật
báo "Sueđeutsche Zeitung", số ra ngày 25.6.2001, viết như sau: Dù
có những chống đối trước và trong những ngày viếng thăm
Ukraine, ÐTC tiếp rao giảng hòa giải. Tờ báo Ðức chỉ trích
thái độ của các vị trách nhiệm
Giáo hội chính thống, lệ thuộc Tòa Giáo chủ Moscowa, đối
với Ðức Gioan Phaolô II và gọi thái độ này là "thái độ
ít chính thống".
"Die
Welt", cũng nhật báo Ðức,
số ra ngày thứ hai 25.06.2001, dành một bài với tít đề:
Ðức Gioan Phaolô II xin tha thứ và sẵn sàng tha thứ.
Sau khi thuật lại vắn tắt lịch sử, tờ báo chủ trương
rằng "sự tức giận của một số chính thống phát xuất bởi
lo sợ mất ảnh hưởng vì sức thu hút mạnh mẽ của Giáo hội công
giáo hoàn cầu".
Báo này viết thêm: Dù không
có những chống đối, chỉ trích dữ dội của một số chính
thống, chuyến viếng thăm của ÐTC đã trở nên chuyến viếng
thăm lịch sử.
Về
lời trách móc của chính thống cho rằng: ÐTC viếng thăm
Ukraine không có lời mời của Giáo hội chính thống trung thành
với Tòa Giáo chủ Moscowa, tờ Die Welt trả lời bằng câu hỏi
như sau: Tại sao Ðức Giáo chủ Giáo hội chính thống viếng thăm
các nước công giáo không có lời mời của Giáo hội công
giáo tại những nước này? Sau khi nhấn mạnh đến những đặc
điểm có tính cách Châu Âu của sứ mệnh của ÐTC, nhật báo
Ðức nhắc lại lời mời gọi của ÐTC như sau: "đừng để
các người quyền thế phá hủy nhân loại".
"International
Herald Tribune" cũng số ra ngày 25.6.2001, nhấn mạnh đến sự
khác biệt giữa thái độ của ÐTC Gioan Phaolô II và của các
Vị lãnh đạo Giáo hội chính thống trung thành với Tòa Giáo
chủ Moscowa. Báo này viết: Ngay từ lúc đặt chân lên đất
Ukraine, Ðức Gioan Phaolô II đã nói đến hòa giải. Ngài luôn
luôn nhắc lại lịch sử , để giải thích cuộc hành hương của
ngài tại một Nước thuộc cựu Liên xô, hiện đang tìm kiếm
"căn cước riêng của mình", sau 10 năm độc lập.
Tờ
báo này cũng nhấn mạnh đến sự hăng say của các người
công giáo, Do thái, Hồi giáo và của các vị lãnh đạo hai
Giáo hội chính thống li khai khỏi Tòa Giáo chủ Moscowa, tại
Ukraine, dành cho ÐTC. Sau cùng tờ báo nhắc lại lời Ðức Giáo
chủ Filarete, người li khai với Tòa Giáo Chủ Mascowa, biểu lộ
hy vọng rằng: chuyến viếng thăm của ÐTC và lời
khuyến khích của ngài về việc phát triển các cuộc đối
thoại giữa các người công giáo và chính thống: cả hai có
thể chung sống tại Ukraine như anh chị em một nhà.
"Cuộc hành hương để chữa lành các vết thương, không phải để chia rẽ nhau". Ðây là tít lớn của tờ báo Hoa kỳ "The New York Times", số ra ngày thứ hai 25.6.2001. Tờ báo nhấn mạnh lời tuyên bố của ÐTC ngay từ lúc đến Ukraine: "Tôi đến đây tuyệt đối không phải để chiêu mộ tín đồ trong cuộc hành hương này". Báo này nhấn mạnh đến lời mời gọi của ÐTC về tha thứ cho nhau những lầm lỗi trong quá khứ. Ðặc phái viên của Tờ New York Times viết: Với chuyến viếng thăm của ngài, ÐTC ước mong lấp đầy hố sâu giữa Ðạo công giáo và chính thống bên Ðông, xẩy đến từ năm 1054 và ước mong cử hành việc tái sinh của Giáo hội Hy lạp-công giáo tại Ukraine, sau thời kỳ Cộng sản. Giáo hội này gồm trên năm triệu tín hữu luôn luôn trung thành với Roma.