Bài Giảng của ÐTC Gioan Phaolô II
trong thánh Lễ theo nghi thức Ðông Phương
tại Phi Trường Chayka, Kiev
vào sáng thứ Hai 25/06/2001
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Bài giảng của ÐTC Gioan Phaolô II
trong thánh lễ theo nghi thức Ðông Phương Byzantin, tại Phi Trường
Chayka, KIEV, vào sáng thứ hai 25 tháng 6/2001. Thánh Lễ do Ðức
Hồng Y HUSAR, TGM Trưởng
cử hành.
"Lạy
Cha, như Cha trong Con và Con trong Cha, ước chi họ cũng được nên
Một trong chúng ta, ngõ hầu thế gian tin rằng Cha đã sai Con" (Gn
17, 21).
Câu
Kinh Thánh trích từ Phúc âm theo thánh Gioan mà chúng ta vừa
công bố, đưa tâm trí chúng ta trở về lại Phòng Tiệc Ly, nơi
của Bửa Ăn Tối Cuối Cùng, nơi Chúa Giêsu cầu nguyện cùng
Thiên Chúa Cha cho các Tông Ðồ, trước cuộc Tử Nạn của Người.
Chúa vừa để lại cho các ngài Bí Tích Thánh Thể và đã
thiết lập các ngài làm tác viên của Giao Ước mới, những
kẻ tiếp tục sứ mạng của Người để cứu rỗi thế gian.
Trong
những lời của Ðấng cứu thế, chúng ta thấy được ước
muốn mạnh mẽ của Người muốn cứu chuộc nhân loại khỏi
tinh thần thế gian và những lối lý luận của nó. Ðồng thời,
chúng ta cũng thấy nơi đó niềm xác tín rằng ơn cứu rỗi
được thực hiện nhờ qua sự Hiệp Nhất; sự hiệp nhất nầy, dựa theo mẫu mực
của đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa, cần phải
ghi dấu kinh nghiệm sống hằng ngày và những lựa chọn
của tất cả mọi đồ đệ của Chúa.
2.
"Ut sint Unum" "Ước chi tất cả được nên Một"! (Gn 17,
21). Phòng Tiệc Ly là nơi của sự hiệp nhất phát sinh từ tình
thương yêu. Ðây là nơi thực hiện sứ mạng truyền giáo ...
"ngõ hầu thế gian tin!" (Ibidem). Không thể
thực hiện công việc rao giảng phúc âm đích thực, nếu
không có sự hiệp thông huynh đệ trọn vẹn.
Vì
thế, vào chiều ngày thứ nhất sau ngày Sabat, khi hiện ra cho các
môn đệ nơi phòng Tiệc Ly, Ðấng Phục Sinh tái xác nhận mối
dây liên kết chặt chẽ giữa sứ mạng và sự hiệp thông,
với những lời như sau: "Như Cha đã sai thầy, thì Thầy cũng
sai chúng con" (Gn 20,22- 23).
Và
cũng trong Phòng Tiệc Ly, vào ngày lễ Hiện Xuống, các Tông
Ðồ hiệp nhau với Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, lãnh nhận Chúa
Thánh Thần, Ðấng hiện xuống như
"tiếng động lớn từ trời và
chiếm trọn cả nơi các tông đồ đang có mặt, trong khi
những hình lưỡi lửa... chia ra và đậu xuống trên từng người"
(TÐCV 2, 3). Từ hồng Ân của Chúa Kitô Phục Sinh, phát sinh nhân
loại mới, là Giáo Hội, trong đó sự hiệp thông thắng vượt
những chia rẽ và sự phân tán, gây ra do bởi tinh thần thế gian và được biểu
tượng bởi bài tường thuật Kinh Thánh về Tháp Babel: "mỗi
người đều nghe họ nói tiếng riêng của mình" (TDCV 2, 6).
Ðược trở nên "Một" do bởi tác động của Ðấng An ủi,
các môn đệ trở nên những
phương tiện để đối thoại và thực hiện hòa bình và các
ngài bắt đầu sứ mạng rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc.
3.
"Ngõ hầu tất cả được nên một". Ðây là mầu nhiệm của
Giáo Hội như Chúa Kitô
mong muốn. Sự hiệp nhất được xây dựng trên Sự Thật
mạc khải và trên Tình Yêu; sự hiệp nhất đó không
hủy diệt con người, nền văn hóa và lịch sử của con người,
nhưng đưa con người vào
trong sự thông hiệp Ba Ngôi Thiên Chúa, trong đó tất cả những
gì thật sự là con người, thì được phong phú hóa và
được kiện cường.
Ðây
là mầu nhiệm được diễn tả rõ ràng bởi Phụng Vụ hôm
nay, được đồng tế với các giám mục và linh mục công giáo
thuộc truyền thống đông phương và truyền thống latinh. Trong
nhân loại mới, phát sinh từ con tim của Thiên Chúa Cha, có
Chúa Kitô làm thủ lảnh và sống nhờ hồng ân Chúa Thánh
Thần, (trong nhân loại mới nầy, là Giáo Hội)
vẫn còn tồn tại nhiều truyền thống, nghi thức và kỷ
luật giáo hội; những điều nầy, thay vì âm mưu làm hư sự hiệp nhất của
Nhiệm Thể Chúa Kitô, thì ngược lại
làm cho Nhiệm Thể đó được phong phú bởi những hồng
ân mỗi người mang đến. Trong Giáo Hội nầy,luôn luôn
được lặp lại phép lạ Ngày Lễ Hiện Xuống: những con người
thuộc ngôn ngữ, truyền thống và văn hóa khác nhau, đều cảm
thấy hiệp nhất với nhau trong việc tuyên xưng cùng một đức
tin bên trong sự hiệp thông duy nhất
được phát sinh từ Ðấng
ngự trên cao.
Với
những tâm tình nầy, tôi xin chào chúc tất cả mọi nguời
hiện diện. Tôi xin chào đặc biệt Quý Ðức Hồng Y Lubomyr
Husar, Tổng Giám Mục Trưởng của Lvov của người Ukaine, và ÐHY
Marian Jaworski, TGM của Lviv của người công giáo nghi thức
Latinh, cùng với những vị giám mục của cả hai nghi thức, các
linh mục và giáo dân. Tôi xin chào mọi thành phần của cộng
đoàn giáo hội, đang thể hiện sự phong phú muôn hình thức
của mình, một cách đặc biệt, trên mảnh đất Ukraine nầy, nơi
gặp gỡ của truyền thống Ðông phương với truyền thống Tây
Phương. Việc anh chị em chung
sống trong tình bác ái nầy, được mời gọi trở thành mẫu
gương cho sự hiệp nhất sống động giữa sự đa diện hợp
pháp và được bảo đảm bởi vị giám mục Roma, Ðấng kế vị
Thánh Phêrô.
4.
Thật vậy, ngay từ khởi đầu, Giáo hội của anh chị em đã có
thể hưởng được nhiều mối tương quan trên bình diện văn
hóa và thừa hưởng những chứng tá kitô từ nhiều nguồn
gốc khác nhau. Theo truyền thống, ngay từ khởi đầu của kitô
giáo, chính thánh tông đồ Anrê, khi đến thăm nơi mà chúng
ta đang hiện diện hôm nay, đã chứng kiến sự thánh thiện của
nơi nầy. Thật vậy, người ta kể lại rằng, khi chiêm ngắm dòng
sông Dniepr, thánh tông đồ Anrê chúc lành cho vùng đất tại
Kiev và nói: "Trên những đồi núi nầy, sẽ chiếu sáng vinh
quang của Thiên Chúa". Như thế, thánh nhân đã loan báo trước
việc trở lại với Ðức Tin Kitô của Ông Hoàng Vĩ Ðại của
KIEV, thánh Volodymur, người có biệt danh là "kẻ ban bí tích Rửa
Tội"; nhờ việc làm của thánh nhân mà con sông Dniepr đã
trở thành như "con sông
Giordanô của Ukraine", và thủ đô Kiev trở nên như
thành Giêrusalem mới, Mẹ của kitô giáo slavô tại Ðông
Âu. Biết bao là chứng tá của sự thánh thiện đã nói tiếp
nhau trên mảnh đất của anh chị em, từ ngày lảnh nhận bí tích
Rửa Tội đến nay! Vào khởi đầu (của lịch sử kitô giáo
tại đất nước anh chị em) có nổi bậc những vị tử đạo của
Kiev; đó là hai Ông Hoàng Boris và Hlip, được anh chị em gọi
là "những người mang lấy khổ nạn", họ chấp nhận cái
chết tử đạo từ người anh mình, mà không cầm lấy khí giới
chống lại. Chính các ngài đã vẽ lên dung mạo thiêng liêng của Giáo Hội tại
Kiev, nơi mà cuộc tử đạo nhân danh tình thương huynh đệ, nhân
danh sự hiệp nhất của những người kitô, đã được mạc
khải như là một ơn đoàn sũng đích thật cho tất cả mọi người.
Lịch sử của quá khứ vừa trải qua cũng
xác nhận mạnh mẽ cho điều vừa nói.
5.
"Một thân thể, một Thánh Thần,
chỉ có một niềm hy vọng mà
anh chị em được gọi đến, niềm hy vọng của ơn gọi anh chị em"
(Epheso 4,4). Những biến cố trong cuộc đời của những vị tử
đạo của Giáo Hội anh chị em, phải chăng chúng không xuất hiện
như là việc thực hiện những lời của thánh Phaolô Tông Ðồ,
những lời vừa được công bố trong phần đọc Thánh Thơ,
hay sao? Thánh Phaolô đã nói với những người kitô tại Êphêsô
như sau: Tôi, người bị cầm tù của Chúa Kitô, tôi khuyến khích
anh chị em hãy sống một cách xứng với ơn gọi mà anh chị em
đã lãnh nhận, với lòng khiêm tốn, dịu hiền và kiên nhẫn,
vừa yêu thương nâng đỡ nhau, và cố gắng gìn giữ sự hiệp
nhất của Chúa Thánh Thần, nhờ qua mối dây ràng buộc của
Hòa Bình" (eph 4, 1- 3).
Giờ
đây, nền độc lập vừa chiếm lại được, đã mở ra một
thời mới và đầy hứa hẹn; một thời kêu gọi sự dấn
thân của những con dân Ukraine, như
Ðức Giáo chủ trước đây, Ðức Andrey Sheptytsky, thường hay
nhắc lại, là:hãy nhắm đến
mục tiêu "xây dựng ngôi nhà riêng của mình" là Ukraine.
Từ 10 năm qua, quốc gia Ukraine là một Quốc Gia tự do và độc
lập. Thập niên qua đã chứng
minh rằng, mặc cho những cám dỗ của sự bất hợp phát và
tham nhũng, những gốc rễ thiêng liêng của Ukraine được vững
mạnh. Lời cầu chúc chân
thành của tôi, là sao cho Ukraine được tiếp tục nuôi sống mình
bằng những lý tưởng của nền luân lý cá nhân, xã hội
và giáo hội, bằng lý tưởng
của việc phục vụ cho công ích, của sự liêm khiết và sự
hy sinh, vừa vẫn không quên hồng ân Mười Ðiều Răn Chúa.
Sức sống mãnh liệt của Ðức Tin nơi
dân chúng Ukraine, và sức mạnh
của sự tái sinh của Giáo Hội,
đó là những điều đáng khăm phục: những gốc rễ của
thời quá khứ của anh chị em đã trở thành như là bảo chứng
của niềm hy vọng cho tương lai.
Anh
chị em rất thân mến, sứ c mạnh của Chúa đã nâng đỡ đất
nước anh chị em; sức mạnh đó là một sức mạnh dịu dàng,
cần được sức người cộng tác vào. Sức mạnh nầy tác
động nhờ qua lòng trung thành và
quảng đại của anh chị em, để đáp lại lời mời gọi của
Chúa Kitô.
Trong
giây phút đặc biệt nầy, tôi muốn tôn vinh những ai đi trước
anh chị em trong đức tin, và đã gìn giữ
Truyền Thống Thánh, mặc cho giữa những thử thách phải
chịu. Mẫu gương sáng chói của các ngài khuyến khích anh chị
em đừng sợ. Ðược tràn đầy
Thánh Thần của Chúa Kitô, anh chị em hãy siêng năng
trong việc xây dựng tương lai của anh chị em theo
dự án tình yêu của Chúa.
6.
Việc nhắc lại lòng trung thành với Phúc âm từ bao thế
kỷ, từ phía Ðất Nước
của anh chị em, tự nhiên hôm
nay dẫn đưa chúng ta về lại Phòng Tiệc Ly và lắng nghe những
Lời Chúa Kitô đã nói, vào lúc sắp
bước vào cuộc khổ nạn.
Giáo
Hội liên lỉ trở về Phòng Tiệc Ly, nơi
Giáo Hội đã được sinh ra, và bắt đầu sứ mạng của
mình. Giáo Hội cần trở lại đó,
nơi mà các Tông Ðồ, sau khi Chúa sống lại, được tràn
đầy Chúa Thánh Thần, vừa lãnh nhận hồng ân các thứ tiếng,
để có thể công bố, giữa các dân tộc và các quốc gia,
những công việc vĩ đại của Chúa (x. TDCV 2, 11).
Ngày
hôm nay, trong tinh thasn, chúng
ta hãy bước vào trong Phòng Tiệc Ly, để có thể hiểu
những lý do của sự hiệp nhất và của sứ mạng,
những lý do đã hướng dẫn đến đây, bên bờ sông
Dniepr, những bước đi của các vị anh hùng Phúc âm, ngõ hầu
giữa bao tiếng nói, cũng có tiếng nói của dân
tộc cư ngụ tại Russ nầy.
"Ut
sinh unum!" Chúng ta hãy hiệp
với lời cầu nguyện của Chúa cho tất cả mọi đồ đệ của
Người được hiệp nhất.
Ðây là một sự khẩn cầu cho sự hiệp nhất những
người kitô. Ðây là một lời cầu nguyện liên lỉ ,
được vang lên từ những
con tim khiêm tốn và sẳn sàng để cảm nghiệm, suy tư và hành
động cách quãng đại, ngõ hầu ước muốn của Chúa Kitô có
thể được thực hiện. Từ mảnh đất nầy, được thánh hóa
nhờ máu của từng đoàn người tử đạo,
tôi muốn cùng với anh chị em dâng lời cầu nguyện lên
cùng Chúa, xin cho tất cả
những người kitô được trở
nên "Một", theo ước muốn của Chúa Giêsu trong phòng
Tiệc Ly.Ước chi những người kitô của ngàn năm thứ ba,
có thể xuất hiện trước
thế giới với cùng một con tim và một
tinh thần.
Tôi xin phó dâng ước muốn sốt mến nầy cho Ðức Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Ðấng ngay từ đầu, luôn cầu nguyện cho Giáo Hội và với Giáo Hội. Như trong Phòng tiệc ly, chính Mẹ nâng đỡ chúng ta với lời khẩn cầu của Người. Xin Mẹ hướng dẩn chúng ta trên con đường hoà giải và hiệp nhất, ngõ hầu từ khắp nơi trên mặt đất, những người kitô cuối cùng có thể loan báo Chúa Kitô vàsứ điệp của Người, cho mọi nguời nam nữ của ngàn năm mới.