Ðiểm báo ngày 23/06/2001

về chuyến thăm của ÐTC tại Ukraine

 

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

ÐIỂM BÁO ngày 23/06/2001 về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ukraine.

Báo chí rất chú ý theo dõi chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ukraine trong những ngày này, vì được coi là một trong các chuyến viếng thăm khó khăn hơn cả. Như chúng tôi đã loan tin trước đây: Nhà Cầm quyền  Ukraine cho biết: đã có hơn 3 ngàn phóng viên báo chí  trong và ngoài nước đăng ký xin được phép theo dõi chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ukraine. Thực sự đây là một biến cố lịch sử, nhưng biến cố này cũng gây  nhiều "tò mò" nơi giới báo chí, nhất là vì những chống đối của Giáo hội chính thống Nga và Giáo hội chính thống Ukraine liên kết với Tòa Giáo chủ Moscowa. Trong những ngày vừa qua, có những nhóm chính thống quá khích mang ảnh thánh, cờ tượng và những đồ thờ phượng, do một số giáo sĩ chính thống dẫn đầu,  xuống đường tại Kiev cùng với đảng viên của Ðảng cộng sản mang cờ đỏ búa liềm... Họ phản đối chuyến viếng thăm. Thực sự đây là những nhóm thiểu số, nhưng lại  làm rùm beeng hơn các đoàn thể khác. Có một số ký giả ưa thích những  tin giật gân, đã và sẽ theo dõi những cuộc biểu tình này. Nhiều người  thấy rõ ràng: bên sau những vụ biểu tình này, có bàn tay của Giáo hội chính thống Nga, lo sợ những hậu quả của chuyến viếng thăm của Ðức Gioan Phaolô II, như đã thấy tại Rumani, tại Georgia, và mới đây tại Hy lạp.

Trong những ngày chờ đợi ÐTC Gioan Phaolô II đến thăm, báo chí và đài truyền hình Ukraine đã dành nhiều bài, nhiều cuộc phỏng vấn và nhiều buổi truyền hình để nói về biến cố lịch sử này.

Trong một bài đăng trên nhật báo "Moskovskiy Komsomolets", bằng tiếng Nga  ---- tại Ukraine có khoảng 12 triệu dân Nga và miền Ðông Ukraine  nói tiếng Nga --- nêu cao điểm này là không có lý do nào phản đối chuyến viếng thăm của ÐTC cả. ÐTC đến như người hành hương, như ngài đã đến tại Hy lạp cách đây gần hai tháng. Ngài rao giảng tình yêu thương, tình huynh đệ và việc hòa giải và ngài khuyên vượt qua mọi tương phản và tha thứ những xúc phạm cho nhau.

Tờ "Den", quả quyết như sau: Lời kêu gọi của ÐTC là một dấu hiệu  của cởi mở đối với xã hội Ukraine, dấu hiệu của khoan dung tôn giáo trong Xứ sở, dấu hiệu của sự tôn trọng được nuôi dưỡng bởi những nguyên tắc của tự do tôn giáo. Tờ báo này nhấn mạnh rằng: ÐTC là một nhà nhân bản lỗi lạc của thế kỷ XX và XXI. Ngài sẽ được đón tiếp nồng hậu bởi sáu triệu người công giáo và bởi đa số dân chúng, kể cả các người chính thống, sẵn sàng dành cho ngài một sự tiếp đón đặc biệt nồng hậu.

Hai nhật báo "Presidentskiy Vysnik" và "Ukraina Moloda" dành nhiều trang cho chuyến viếng thăm mục vụ, vừa nhấn mạnh đến khía cạnh "chiến lược" liên kết với biến cố. Như vậy hai báo này có ý nhấn mạnh đến trách nhiệm của những ai được phú thác cho việc tổ chức và làm cho chuyến viếng thăm được diễn ra trong bầu khí bình thản hoàn toàn và an ninh cho mọi người.

Hai báo này cũng đăng mấy bài phỏng vấn các nhà chính trị và trí thức của Ukraine. Các bài phỏng vấn này nói lên những suy tư về giá trị và tầm mức quan trọng của một biến cố, hiện đang gây nên trong dân chúng một sự chú ý lớn lao và liên lụy mỗi ngày mỗi nhiều hơn.

Tờ "Holos Ukrainy" đăng những nhận xét của ông V.Kononov, cựu Ðại sứ tại Pháp, đại diện Ukraine tại Unesco và của ông Y.Kochubey, nhân vật nổi tiếng của ngành ngoại giao Ukraine. Ông Kononov nhận xét như sau: chuyến viếng thăm của ÐTC minh chứng rằng:  Ukraine chiếm một địa vị khá quan trọng  trong bản đồ địa dư-chính trị của thế giới ngày nay. Ðồng thời Ông nhấn mạnh rằng: sự hiện diện của ÐTC trên lãnh thổ Ukraine là "một dấu hiệu về hòa giải".  Ông Kochubey đề cao sự kiện này là biến cố lớn lao này làm cho người ta thấy rằng: Ukraine không tách khỏi Châu Âu, nhưng trái lại, Ukraine hòa đồng chặt chẽ với Ðại Lục Âu Châu.  Do đó, Ông Kochubey chỉ trích mạnh mẽ những người tổ chức các cuộc biểu tình chống đối chuyến viếng thăm của ÐTC. Những chống đối có thể xẩy ra này  được coi như một cuộc biểu lộ "chính sách ngu dân" và sẽ không làm vinh dự gì cho Ukraine cả.

Một sự kiện quan trọng cần được lưu ý là lần thứ nhất một nhật báo Nga dành nhiều trang cho một Vị Giáo sĩ cấp cao của Giáo hội công giáo Ukraine, ÐHY Husar, để nói lên những suy tư của ngài về những chia rẽ tôn giáo trong nội bộ Kitô giáo tại Ukraine. Trong một bài phòng vấn dành cho nhật báo Nga "Nezavisimaja Gazeta", có tựa đề là: "Truyền thống Bizantin và Vị Giáo Hoàng  Roma", ÐHY Giáo chủ của cộng đồng công giáo theo  lễ nghi Bizantin nhắc lại rằng: Giáo hội công giáo Ukraine thuộc lễ nghi Bizantin đã phải chịu đựng  một cuộc bách hại dữ dội dưới thời Ðế quốc Sô viết. Và ÐHY  tả lại chi tiết những khổ cực của gia đình ngài và của biết bao người quen thuôīc với ngài.

Tờ báo Nga này còn dành cho ÐHY cơ hội thuận tiện để giải thích biến cố lịch sử của Sự hiệp nhất được ký kết tại Brest (1596); qua thỏa ước này, Vị Giáo chủ Kiev đã tái lập sự hiệp thông với Tòa Thánh. Về vấn đề này, ÐHY Husar nhấn mạnh đến ý nghĩa đích thực cuộc hành hương của ÐTC và ý nghĩa của Thừa tác vụ Phêrô.  Rồi ngài nói thêm rằng: những mối quan hệ giữa chính thống và công giáo phải được quan niệm trong những danh từ của sự "hiệp thông". Sau cùng Ðức Hồng Y Giáo chủ xác nhận rằng:  Việc hiêīp nhất các tín hữu Kitô  là một đòi hỏi khẩn cấp và một bổn phận liên hệ đến mọi người.


Back to Radio Veritas Asia Home Page