Dân chúng Ukraine
chờ đợi ÐTC Gioan Phaolô II viếng thăm
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ukraine
chờ đợi Ðức Gioan Phaolô II viếng thăm.
Cách
đây 10 năm, tại Thủ đô Kiev của Ukraine, Quảng trường "Cách
mạng" được đổi là Quảng trường "Ðộc lập". Cách đây
10 năm, lúc Ukraine độc lâïp khỏi cựu Liên xô, anh em thợ
thuyền phá hủy pho tượng khổng lồ Lenin dựng tại Quảng trường.
Trong những ngày này, cũng anh em thợ thuyền đang xây cất Ðài
"Ðộc lập", nhưng chưa biết đài này sẽ tượng trưng cho
ai, tượng trưng cái gì? Người
ta chờ đợi cho tới lúc
Ðài được hoàn tất và được khánh thành.
Cũng
tại Quảng trường này, công việc chuẩn bị cho chuyến viếng
thăm của ÐTC Gioan Phaolô II, nhất là Lễ đài, được coi như
gần hoàn tất.
Ukraine
đang bắt đầu những cải cách, được coi như một khu xưởng
lớn luôn luôn hoạt động, không có lúc ngừng, với những
dự án vĩ đại cần được thực hiện. 10 năm độc lập, với
biết bao vấn đề, Ukraine cần có thì giờ, để có thể thực
hiện những cải cách mong muốn, nhưng nhất là Ukraine cần những
vị lãnh đạo chính trị liêm khiết và có khả năng trong giai
đoạn chuyển tiếp này. Gia tài do chế độ cộng sản để lại
còn quá nặng nề, lớn lao. Ukraine vừa tiến đến nền độc
lập, đang đi tìm "căn cước" riêng của mình và cần vượt
qua cơn khủng hoảng kinh tế, trước đây hầu như hoàn toàn nằm
trong tay Liên xô.
Chính
trong tình trạng này, Ukraine chờ đợi chuyến viếng thăm của
ÐTC Gioan Phaolô II. Ukraine không
chờ đợi nơi ÐTC những
viện trợ kinh tế, tài chánh, vì Ngài là vị lãnh đạo tinh
thần. Nhưng Ukraine chờ đợi, với uy tín của Ngài trên trường
quốc tế, các nước sẽ nhìn vào Ukraine cách riêng trong những
ngày này, và sau đó sẽ
sẵn sàng giúp đỡ nhiều hơn, để có thể thực hiện những
cải cách xã hội, chính trị,
kinh tế và phát triển kỹ nghệ. Thực sự Ukraine không thiếu
các tài nguyên. Với những cải cách, và với nền dân chủ
vững chắc, Ukraine mới hy vọng gia nhập Liên hiệp
Âu Châu, như các nước Trung-Ðông Âu khác như: Ba lan,
Hungari, Slovak v.v... trước đây cũng thuộc khối Liên xô.
Năm
988, cách đây hơn một ngàn năm, Tin Mừng được rao giảng tại
Rus-Kviv (tức tại Ukraine ngày nay). Ðức Gioan Phaolô II, gốc dân
tộc Slavô, dĩ nhiên thấu hiểu tình hình tại miền
Ðông Âu và quan tâm cách
riêng đến vấn đề hiệp nhất các tín hữu Kitô. Là người
gốc Slavô, Ngài coi Ukraine và các quốc gia trong miền này như
là nhà của mình. Chính Tổng Thống Ukraine, ông Kuchma, mới đây,
trong lúc nổi hứng, tuyên bố: "Xét về gốc rễ, ÐTC là người
Ukraine". Ðây còn là một lý do thúc đẩy người dân
Ukraine chờ đợi Ðức Karol Wojtyla. Lời tuyên bố của Tổng
thống không làm hài lòng Giáo hội chính thống còn liên kết
với Moscowa, luôn luôn chống đối chuyến viếng thăm của Vị
Giáo Hoàng Roma tại Ukraine, một chuyến viếng thăm chắc chắn
sẽ ảnh hưởng không ít đến dân tộc Nga. Ðối với người
Chính thống, Ðức Gioan Phaolô II chỉ là "Vị Giáo hoàng
Liên Hiệp" (uniate, danh
từ dùng để chỉ những người công giáo thuộc lễ nghi
Bizantin, trung thành và hiệp nhất với Roma, sau thỏa ước Brest
1596).
Chuyến
viếng thăm Ukraine thực là một gương mù đối với Giáo hội
chính thống Nga; nhưng không phải như vậy đối với các Giáo
hội chính thống Ukraine, bởi vì Giáo hội chính thống Ukraine,
sau khi độc lập, chia thành ba phe: phe độc lập khỏi Nga, lập
thành Giáo hội chính thống riêng biệt, đặt Tòa Giáo chủ tại
Kiev. Phe khác cũng tuyên bố tự trị, không lệ thuộc Tòa Giáo
chủ chính thống Moscowa nữa. Phe thứ ba còn trung thành với
Moscowa. Phe thứ ba này cùng với Tòa Giáo chủ Moscowa phản đối
chuyến viếng thăm. Vì thế, Ukraine là miền đất của sự chia
rẽ, nhất là về tôn giáo. Những chia rẽ này ảnh hưởng đến
việc tìm kiếm một căn cước riêng biệt của mình.
Về
phương diện chính trị, lịch sử Ukraine nói đến quân xâm lăng
Mông cổ, Quân Cosacs, đến quyền thống trị của Ba lan và của
Ðế quốc Áo-Hungari; rồi đến
việc chiếm đóng của Ðức Quốc xã và sau cùng của Sô viết.
Tại
Thành phố Kiev, một thành phố oai hùng, nằm trên những quả
đồi cao, nhìn xuống con sông Dniepr chạy qua, người ta thấy một
Cây Thánh giá cao của Oâng Hoàng Vladimir, người đầu tiên trở
lại Kitô giáo. Ðối lại Cây Thánh giá cao này, người Sô
viết cho xây cất một Ðài Tưởng Niệm, gọi là Ðài dâng kính
"Quê Hưuơng". Sông Dniepr trở thành con đường phân chia
hai Ukraine: Tây và Ðông Ukraine.
Ukraine
miền Tây, trước đây được gọi là xứ Galizia, thuộc Ba
lan trong một thời gian khá lâu, đã
có một căn cước vững chắc về Quốc gia và hiên ngang về
tiếng nói riêng của mình. Trái lại Ukraine miền Ðông thuộc
Nga trong hơn 300 năm và tiếp tục nói tiếng Nga. Tại Ukraine
trong lúc này có khoảng 12 triệu người dân Nga (trong số hơn
50 triệu dân cư ). Ông Mikhail Pogrebinski, một chính trị gia nổi
tiếng của Kiev, tuyên bố: "Ðây là tính cách tương phản lớn
lao của nền văn hóa chúng tôi".
Khi được hỏi: Chuyến viếng thăm của ÐTC sẽ chia rẽ
thêm Ukraine không? Ông trả lời: "Hoàn toàn không".
Trong
cuộc thăm dò dân ý mới đây, có 44% người dân Ukraine hoàn
toàn ủng hộ chuyến thăm; 23% lãnh đạm; chỉ có 4% tuyên bố
phản đối và phần còn lại trả lời: không biết gì cả.
Tại
thủ đô Kiev cũng có những biểu ngữ, bích báo... phản đối
chuyến viếng thăm và sự xâm nhập của các người công giáo.
Con số phản đối này khoảng 400 người, thuộc Ðảng cộng sản
và chính thống quá khích, diễu hành với cờ đỏ búa liềm
và áo dài đen. Ông Pogrebinski bình luận: "Ðây là một thiểu
số, không đại diện ai cả, chỉ đại diện chính họ mà thôi".
Ðại
đa số chờ đợi Ðức Gioan Phaolô II
với nhiều cảm tình và cũng với tính hiếu kỳ. Họ chờ
đợi vì nhiều khía cạnh
khác nhau: vì cảm thấy Ngài như là một người của họ, hoặc
vì họ không chấp nhận những thành kiến thù địch về phía
Hàng Giáo phẩm chính thống Nga.
Ukraine
cũng như Ba lan trước đây là một quốc gia đã chịu đau khổ
nhiều, cách riêng trong những năm dưới chế độ độc tài
Cộng sản. Chỉ cần nhớ lại vụ cải cách điền địa do Stalin
khởi xướng: sáu triệu người bị sát hại trong những năm
1920 và 1930, như nhà văn Solgenistsin đã minh chứng. Rồi 8 triệu
nạn nhân của đệ nhị thế chiến (1939-1945); 5 triệu người dân
Ukraine bị đầy đi các trại tập trung, các nhà tù. Ngày nay,
đại đa số dân chúng vẫn còn phải sống trong đau khổ, thiếu
thốn, vì những cải cách chưa được thực hiện hay mới thực
hiện được một phần . Rồi hố sâu giữa người giầu (thiểu
số) và người nghèo (đại đa số) mỗi ngày mỗi rộng thêm,
nhất là tại các thành phố lớn. Nhiều thanh niên đi ra nước
ngoài kiếm việc làm, để có một đời sống khá hơn. Việc
ra đi này cùng với việc giảm dân số,làm cho
Ukraine, trong 10 năm qua, bị mất đi khoảng 2 triệu dân cư.
Trong
những năm vừa qua, tình hình kinh tế khả quan hơn. Mức sản
xuất tăng tới 18%, vật giá leo thang cũng giảm bớt nhiều.
Sự phát triển kinh tế nhỏ này do công ơn của Thủ tướng
Viktor Yushchenko. Nhưng ông bị
sa thải gần một tháng nay và được thay thế bằng một người
bạn thân của Tổng thống Kuchma. Cựu Bộ trưởng Tư Pháp, ông
Serhij Kolovaty, tuyên bố: "Chúng tôi là một Cộng hòa theo chế
độ Tổng thống quá khích, liều đi đến chế độ độc tài".
Phe đối lập không đồng nhất, gồm nhiều thành phần khác
nhau: quốc gia, cộng sản, tự do, phe chiến đấu cho nhân quyền...
đề cao vụ sát hại ký giả Gongadze (chúng tôi đã nhắc đến
trong bài nói chuyện trước đây), một người chống đối Tổng
thống Kuchma. Phe đối lập coi vụ sát hại này là do chính Tổng
thống. Nhưng vụ này dần dần cũng xẹp đi, vì Tổng Thống
Kuchma được sự ủng hộ của Ông Vladimir Putin, Tổng Thống Nga.
Tổng thống Kuchma có lẽ là người chờ đợi nhiều hơn cả chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II , để lấy lại uy tín quốc tế, đã bị mất đi trong những tháng vừa qua. Nhưng nhất là chuyến viếng thăm này sẽ đem lại tín nhiệm cho người dân Ukraine nơi chính bản thân mình và cũng là cơ hội hàn gắn các vết thương sâu rộng của chia rẽ về chính trị cũng như về tôn giáo, để cùng nhau tiến đến hòa giải, hiệp nhất quốc gia.