Chuyến viếng thăm Ukraine

của ÐTC Gioan Phaolô II

sẽ là một bước tiến để chuẩn bị

cho chuyến thăm Moscowa trong tương lai

 

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II sẽ là một bưới tiến tới hoặc thụt lùi.

Moscow, (AFP. 21.6.2001). Chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II tại Ukraine bắt đầu vào thứ Bảy (23.6.2001), sẽ tượng trưng cho bước tiến lớn hướng đến  chuyến viếng thăm Moscowa sau này của ngài;  tuy nhiên, chuyến viếng thăm này cũng có thể làm gãy đổ cơ hội mỏng manh của một cuộc viếng thăm như vậy vì những chống đối từ giáo hội chính thống Nga.

Giáo hội công giáo bị đặt ra ngoài vòng pháp luật bởi cựu chính quyền cộng sản Liên xô, và tất cả các cơ sở của giáo hội công giáo đều bị phá hủy trong suốt nửa thế kỷ dưới sự đàn áp của cộng sản. Giáo hội Công gíao Ukraine hiện đang hồi sinh từ đống tro tàn kể từ khi giáo hội được chính thức cho phép tái lập từ 10 năm qua.

Chuyến viếng thăm  từ ngày 23 – 27.6.2001 bởi vị lãnh đạo tinh thần tôí cao của giáo hội công giáo Roma không thể thất bại trong việc khuyến khích  việc hồi sinh của giáo hội công giáo tại Ukraine.

Từ năm 1989, Giáo hội chính thống tỏ ra giận dữ bởi vì Giáo hội công giáo đã thu hồi lại 2,500 giáo xứ và hầu hết các giáo phận thuộc miền tây của Galicia, nơi mà các tín hữu chính thống đã đỗ tội cho các linh mục đang tìm cách cải đạo dân chúng trong vùng.

Roma và Moscowa đỗ lỗi cho nhau từ nhiều thế kỷ về trách nhiệm cho sự li giáo năm 1054 giữa hai giáo hội đông và tây phương qua những sự khác nhau về giáo lý. Tuy nhiên, đây không phải là lý do chính yếu, lý do nằm đàng sau sự phản đối dân chúng chống lại chuyến viếng thăm của ÐTC tại Nga và Ukraine;  Ðó là vì  ÐTC thường được nhìn như là biểu tượng gây sợ hãi và sự thiếu tin tưởng nơi người Tây phương. Hiện tượng này, theo nhà văn người Nga, ông Nikolai Pyregov giải thích là ‘thái độ của vị giáo chủ có thể chỉ được hiểu trong bối cảnh của chủ nghĩa cô lập Nga sô trong nhiều thế kỷ và sự thiếu  tin tưởng tất cả mọi việc thuộc về ngoại quốc.’

Tuy nhiên, vài quan sát viên tin rằng chuyến viếng thăm của ÐTC tại Ukraine có thể ví như đầu cầu cho chuyến viếng thăm nước Nga sau này mà không cần sự hậu thuẫn từ các nhà lãnh đạo  chính trị tại Moscowa.

Một linh mục người Pháp, cha Bernard le Leanec, người đã làm việc tại Nga hơn 10 năm nay nói, ‘vấn đề chính yếu không nằm trong tay của giáo hội chính thống Nga, nhưng với điện cẩm linh (Kremlin.)’. Cha Bernard Le Leannec nói thêm, ‘ÐTC không phải là NATO. Bằng việc chào đón ngài, nước Nga có thể chỉ có lợi trên phương diện quốc tế,  và chứng tỏ được sự cởi mở của họ tại Âu châu, cũng như  củng cố vai trò của nước Nga trong cộng đồng quốc tế.’ Cha Le Leannec nói thêm, ‘giáo hội chính thống Nga luôn cúi đầu trước áp lực của chính phủ, và họ sẽ làm như vậy nếu điện cẩm linh quyết định mời ÐTC đến Moscowa.


Back to Radio Veritas Asia Home Page