Vài nét về việc chuẩn bị
chuyến thăm Ukraine của ÐTC
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
nét về việc Chuẩn bị
cho chuyến viếng thăm mục vụ của ÐTC tại Ukraine.
Theo
chương trình đã được thỏa thuận giữa Chính phủ Ukraine và
Ðại diện Tòa Thánh, ÐTC sẽ viếng thăm Cộng hòa này từ
ngày 23 đến 26/2001 tới đây. Công việc chuẩn bị bên ngoài
hầu như đã hoàn tất. Ông Volodimyr Herich, Phó Thị trưởng Thành
phố Kyiv (Kiev), thủ đô, một con người rất thành thạo về
việc tổ chức, cách riêng về phương diện kỹ thuật, đã
được ủy thác trách nhiệm tổ chức chuyến viếng thăm của
ÐTC tại Ukraine. Trong những ngày vừa qua, ông tuyên
bố với đặc phái viên Nhật báo công giáo Ý
"Tương Lai" (Avvenire)
số ra ngày 15.6.2001 rằng: "Tại Kyiv (Kiev) sẽ có khoảng
một triệu người tham dự Thánh lễ do ÐTC chủ tế, theo lễ
nghi Bizantin, cùng với các Hồng Y, TGM và GM, Linh mục Ukraine và
Ngoại quốc được mời. Vẫn theo ông Phó Thị trưởng, con số
này không gồm các phóng viên báo chí và đài truyền hình
trong và ngoài nước. Cho tới lúc này số các ký giả xin cấp
giấy phép để được theo dõi biến cố lịch sử này tại
Ukraine lên tới ba ngàn.
Một
vấn đề khó khăn cho Thành phố Kyiv (Kiev) là nạn thiếu nước.
Mỗi ngày Nhà Cầm quyền Thị xã chỉ cung cấp nước trong 6 tiếng
đồng hồ. Nhưng Ông Phó Thị trưởng bảo đảm rằng: Trong những
ngày viếng thăm của ÐTC, việc cung cấp nước sẽ được bảo
đảm.
Trong
lúc này, tại Nga người ta tung ra tin nhằm chia rẽ giữa công
giáo và chính thống. Họ đồn rằng: Ðể có khoảng cách rộng
rãi cho việc tổ chức chuyến viếng thăm của Ðức Gioan
Phaolô II, Ủy Ban Hành Chánh Liviv (Lờ-Vốp) (Leopoli), Thành phố
lớn khác, sẽ được ÐTC viếng thăm, đã cho phá hủy một
nhà thờ của Chính thống kính Thánh Vladimir. Ông Phó Thị trưởng
thẳng thắn cải chính tin đồn này. Ông quả quyết: "Tin này
hoàn toàn không đúng sự thật. Tôi đã viếng thăm nhà thờ
này và bảo đảm. Tôi gặp Cha Volodymir Kuzjo, cha sở nhà thờ
này, hầu như mỗi ngày và tôi tin rằng: ngày nay tất cả chúng
tôi đã hiểu rõ không người nào sẽ động chạm đến giáo
xứ này".
Nhưng
Giáo hội chính thống tại Ukraine thuộc Tòa Giáo chủ Moscowa, bắt
đầu từ Vị Lãnh đạo, là Ðức TGM Vladimir, đã phản đối
chuyến viếng thăm của ÐTC. Ông Volodymir Herich
thẳng thắn lên tiếng: "Lời tuyên bố của Vị TGM
Vladimir trước lúc ÐTC đến Ukraine thật đáng phàn nàn. ÐTC
đến trong sứ vụ rao giảng hòa bình; ngài đến xin lỗi các
người chính thống và ngài không đến để mở lại các vết
thương xưa kia. Chúng tôi đã tiếp xúc với Giáo hội chính
thống Moscowa, tiếp xúc với cả Ðức Giám mục Avgustin, giáo
phận Liviv (Leopoli). Dĩ nhiên có những vấn đề cũ rích, nhưng
giờ đây chúng tôi tìm giải quyết. Thí dụ: tại Liviv (Leopoli)
nhà thờ chính tòa mới của chính thống sẽ được xây cất.
ÐHY Husar (lãnh đạo Cộng đồng công giáo lễ nghi Bizantin)
đã nói với tôi: ngài không chống đối dự án này.
Dĩ
nhiên những tranh chấp, phản đối này sẽ tiếp tục cả trong
những ngày Ðức Gioan Phaolô II viếng thăm Ukraine. Cũng trong
những ngày ÐTC viếng thăm Ukraine, thì Ðức Alexis đệ nhị, Giáo
chủ chính thống Moscowa và tất cả nước Nga, cũng viếng thăm
Minsk, thủ đô Cộng hòa Bielorussia (Nga trắng), Cộng hòa thứ
ba tách khỏi cựu Liên xô, sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ.
Ðức Filaret, TGM Minsk và Slutsk , Giáo chủ Bielorussia, giải thích
rằng: Sự trùng hợp của hai chuyến viếng thăm này (của
Ðức Gioan Phaolô II tại Ukraine và của Ðức Alexis tại
Bielorussia) không
có một ẩn ý nào cả. Chuyến viếng thăm của Ðức Giáo chủ
Moscowa đã được ấn định từ lâu.
Ðược
hỏi về mối quan hệ giữa các người công giáo và chính thống
tại cộng hoà Bielorussia, Ðức TGM Filaret trả lời rằng: Số người
công giáo tại đây chiếm tới từ 12 đến 15 phần trăm. Rồi
ngài nói tiếp: "Xét chung, mối quan hệ giữa chúng tôi là
chủ trương chung sống hòa bình. Chúng tôi không có những
tranh chấp công khai, dù vẫn có những hiểu lầm tại địa phương.
Ðiều này khó tránh khỏi".
Nhưng
thực ra, tại Bielorussia, có những người muốn tỏ ra mình
"chính thống hơn " Ðức TGM và Giáo chủ của mình. Ðó là
trường hợp đã xảy ra cho nhật
báo "Narodnaja Gazeta", cơ quan chính thức của Quốc Hội
Bielorussia. Trong một bài do Bà Nina Janova ký tên, tác giả quả
quyết rằng: Hiện nay đang có "chiến tranh" giữa các người
công giáo và chính thống. Vì thế, tác giả bài báo tố cáo
các tín hữu công giáo theo nghi lễ Hy-lạp (tức lễ nghi
Bizantin) xưa kia đã đồng lõa với chế độ Ðức Quốc xã
trong thời kỳ chiến tranh và tác giả chủ trương rằng: "Từ
đó, Giáo hội công giáo Hy Lạp tại Ukraine là những người
cộng tác và phản bội".
Chưa
hết. Trong lúc này, bài báo còn liên lụy cả chế độ "Ðế
quốc Mỹ" nữa. Tác giả viết: "Chuyến viếng thăm của
Ðức Gioan Phaolô II tại Ukraine được loan báo ngay sau khi Hoa Kỳ
tuyên bố một đường lối chính trị cứng rắn hơn đối với
Nga". Rồi tác giả quả quyết: "Thực ra, sau khi Liên xô bị
phân tán, thù địch chính của Hoa lỳ là chính thống giáo".
Nhiều quan sát viên bình luận về bài báo như sau: "Dĩ nhiên sau thời kỳ Cộng sản, nhiều phần tử thuộc bộ máy "tuyên truyền của Liên xô trước đây" vẫn sống sót và lợi dụng mọi cơ hội để thực hành nghề "tuyên truyền" của mình". Như vậy, người ta thấy rõ: nhiều người cộng sản chỉ khoác bôï áo "dân chủ", nhưng tâm hồn họ vẫn hoàn toàn" đỏ.
Ðức
TGM Jean Louis Tauran quả quyết: tại Ukraine không có "chiến tranh"
giữa người công giáo và chính thống.
Roma
- 15.6.2001 - "Tại Ukraine không có "chiến tranh" giữa người
công giáo và chính thống. Và ÐTC không đến đây để thực
hiện một chuyến viếng thăm chính trị; nhưng ngài đến như người
hành hương, để ca ngợi sự can đảm và kiên trì của các
con cái công giáo của Ngài, đã theo gương anh hùng của các
Vị Giám mục và các Vị Hướng dẫn thiêng liêng của ho,ï
trong thời kỳ bách hại Giáo hội".
Trên
đây là lời của Ðức TGM Jean Louis Tauran, Ngoại trưởng
Vatican, nói
lên trong buổi diễn thuyết tại Roma, nhân dịp kỷ niệm 10 năm
nền độc lập của Ukraine, do Hộïi quốc tế, có tên gọi là:
"Bác Ái Chính Trị" (Carità Politica)
và Sứ Quán Ukraine cạnh Tòa Thánh, cùng
tổ chức, với sự tham dự của Ngoại Giao Ðoàn cạnh
Tòa Thánh.
Trong
dịp này Ðức TGM Tauran ca ngợi chứng tá anh hùng của các người
công giáo Ukraine trong 70 năm sống dưới chế độ bách hại cộng
sản. Ngài nói: "Các anh chị em này đã biết giữ vững
đức tin công giáo, nhờ vào lòng trung thành bất diệt đối
với Vị Kế nghiêïp Phêrô. Rồi ngài mời gọi các tín hữu
ngày nay hãy viết trang sử mới trong mối quan hệ đại kết cũng
như trong việc góp phần vào việc xây dựng một Ukraine thực
sự dân chủ và xây dựng một Châu Âu thống nhất.
Với
quả quyết rầng,
khi đến viếng thăm Ukraine, một quốc gia ở trung tâm Cựu Lục
địa và là chiếc cầu giữa Tây và Ðông Âu, thì
ÐTC đem
đến một sứ điệp hòa bình, Ngoại Trưởng Vatican
nhấn mạnh
rằng: Trong 10 năm độc lập các tín hữu Kitô (chính thống cũng
như công giáo thuộc lễ nghi Latinh và Bizantin) đã góp phần
quyết định, để làm cho sự tự do tôn giáo được vào
trong gia tài luật pháp của Ukraine. Ðức tin Kitô đem đến những
giá trị nền tảng cho nền dân chủ như: tự do, công bình, sự
tôn trọng các quyền của con người v.v...
Về
mối quan hệ giữa các tín hữu chính thống và công giáo,
Ðức TGM nhắc lại rằng: Tòa Thánh luôn luôn nêu cao sự cần
thiết của chứng
tá đại kết thực sự. Vì thế một Ủy ban hỗn hợp giữa
Giáo hội công giáo và chính thống đã được thành lập, để
thảo luận về các vấn đề tranh chấp. Người công giáo đã
thấy từng trăm nhà thờ tại miền Tây Ukraine được trả lại
cho họ trong những năm vừa qua. Về phía các người công giáo,
họ đã dành một số nhà thờ của họ cho các tín hữu chính
thống xử dụng, để tỏ tình huynh đệ. Ðức TGM nhấn mạnh:
Cần phải nhắc đến những sự kiện này để cải chính những
tin tức bị xuyên tạc tại Ukraine, rằng: nơi đây đang có một
"chiến tranh" về tôn giáo. Một sự kiện khác cần được
đề cao, là mới đây ÐTC tặng một phòng "giải phẫu" với
các dụng cụ cần thiết cho bệnh viện tại Kyiv (Kiev) chuyên về
các bệnh của trẻ em.
Sau cùng Ngoại Trưởng Vatican cầu chúc rằng: mọi công dân của Quốc gia Ukraine vĩ đại hãy biết đón nhận sứ điệp hòa bình và hòa giải sẽ được ÐTC đem đến trong những ngày viếng thăm tới đây.