Huấn thị của Bộ Truyền Giáo

về việc gởi các linh mục triều

của các xứ truyền giáo ra nước ngoài để học tập

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Huấn thị của Bộ Truyền Giáo về việc  gởi các linh mục triều của các xứ truyền giáo ra nước ngoài.

Tin Vatican (Vat,12/6/2001):  Trong cuộc họp báo  hôm thứ  ba 12 tháng 6/2001, ÐHY Joseph TOMKO,  cựu Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo, đã giới thiệu với giới báo chí "Huấn Thị" mới của Bộ Truyền Giáo nói về việc gởi các linh mục triều của các xứ truyền giáo ra nước ngoài để học tập, hoặc để  làm việc mục vụ trong chương trình cộng tác truyền giáo.

Văn Kiện dài 24 trang, trong các thứ tiếng Ý, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Bồ đào nha và tiếng  Ðức,  và được đề gởi trước hết  cho các Giám Mục. Văn Kiện nầy đã được trình bày cho Ðức  Thánh Cha ký nhận, hôm 25 tháng 4 năm 2001, vầ mang chữ ký của ÐHY Joseph TOMKO, cựu Tổng Trưởng Bộ Truyền Giáo. Vì thế, chính ÐHY TOMKO là người đã giới thiệu "Huấn Thị" mới nầy, cho giới bào chí. Văn Kiện cũng nhắc lại những  nguyên tác  chính  đã được đề ra trong Huấn Thị  đã được công bố vào tháng 11 năm 1998, "nói về sự cộng tác truyền giáo".

Việc  huấn luyện, học hỏi ở nước ngoài, là lý do chính, bởi đó vị linh mục triều tại các xứ truyền  giáo, được gởi sang các nước Âu Mỹ ngày nay. Huấn thị yêu cầu mỗi giám mục "hãy lực chọn  kỹ lưỡng các linh mục có khả năng thật sự  để gởi  du học  nước ngoài.

Việc trợ giúp mục vụ cho những người di dân, cũng là một lý do khác nữa cho việc sai các linh mục ra nước ngoài, làm việc mục vụ, tại những quốc gia đón nhận những người di dân. Huấn Thị mới của Bộ Truyền Giáo đề nghị "việc sai đi nầy cần được  giới hạn  trong một thời gian nhất định., và theo những hợp đồng rõ ràng với các giám mục và dĩ  nhiên  với các  hội đồng giám mục của quốc gia có những người di dân cư ngụ.

Ngài hai trường hợp nêu trên, còn có trường hợp đặc biệt khác nữa, đó là khi các linh mục bị bắt buộc rời bỏ quê hương của họ , vì "những bách hại, chiến tranh, và những lý do trầm trọng khác nữa". Trong trường hợp nầy, Huấn thị mới nói rõ là vị giám mục tại địa phương tiếp nhận, phải tham khảo ý kiến  của Bộ Truyền Giáo, trước khi  trao trách nhiệm mục vụ, cho linh mục di dân đó.

Bộ Truyền Giáo  cho công bố trên nhật báo "Quan sát Viên Roma", số ra ngày 13.6.2001,  Huấn Thị về việc gủi đi và ở lại nước ngoài của các Linh Mục triều thuộc lãnh thổ truyền giáo. Thông tư được ÐHY Jozef Tomko ký ngày 25 tháng 4 năm 2001 (lúc đó ngài còn là Tổng trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các Dân tộc) và đã được ÐTC chấp thuận trong buổi tiếp kiến riêng dành cho ÐHY Tổng trưởng ngày 24.4.2001.

Với Huấn Thị này, Bộ Truyền Giáo có mục đích điều chỉnh việc lưu lại ở nước ngoài của các Linh mục Giáo phận thuộc các lãnh thổ truyền giáo, để tránh cho các Giáo Hội trẻ trung của các xứ truyền giáo  không bị mất đi nhân sự, trong lúc các Giáo hội này rất cần đến các linh mục, nhất là những linh mục được gửi ra nước ngoài để học hỏi về một trong các môn học, sau đó trở về giúp Giáo phận cách đặc lực hơn.

Văn kiện của Bộ được gửi trước hết cho các Giám mục giáo phận và những vị theo Giáo luật có quyền tương đương, trách nhiệm tại các lãnh thổ thuộc Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các Dân tộc. Thông tư cũng được gửi cho Bộ Giám mục, cho các HÐGM Tây Âu,  Bắc Mỹ châu và Úc Châu, để các ngài được biết về hiện tượng này, và đưa ra những biện pháp tương xứng, nhằm ổn định lại theo đúng luật pháp việc trao đổi các linh mục giữa các Giáo hội, vì tinh thần truyền giáo thực sự.

Văn kiện của Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân tộc cũng nói đến việc huấn luyện chủng sinh tại các chủng viện. Cần huấn luyện các linh mục tuơng lai có một nhãn giới rộng rãi, một tinh thần truyền giáo sâu xa và cái nhìn bao quát về đời sống Giáo hội.

Riêng về các chủng sinh tại các xứ truyền giáo,  trong thời kỳ huấn luyện,  cần lưu ý cách riêng đến điểm này là phải hết sức tránh cho chủng sinh nuôi dưỡng một tâm trạng sai lầm: là tâm trạng cho mình có quyền, sau khi làm linh mục rồi, (có quyền) tiếp tục theo học tại các Ðại học; và giám mục hầu như bị bắt buộc phải gửi họ ra ngoại quốc.

Trái lại, Huấn Thị viết rõ như sau: Ðiều quan trọng là cổ võ chu đáo hết sức việc huấn luyện liên tục các linh mục về mặt thiêng liêng, trí thức và mục vụ trên cấp bậc giáo phận, cũng như trên cấp bậc giáo tỉnh và quốc gia.  Dĩ nhiên các khóa cập nhật hóa này cần một Ban giảng huấn có khả năng, không những về kiến thức rộng, nhưng nhất là về gương sáng đời sống linh mục.

Về việc lưu lại ở nước ngoài, Huấn Thị viết như sau: Những lý do của việc gửi ra ngoài nước là để các linh mục được chuyên về những môn riêng, để sau đó trở về phục vụ Giáo phận cách đắc lực hơn. Về điểm này, Sắc lệnh "Optatam totius" của Công đồng chung Vatican II đã nói rõ: "Các Giám mục có nhiệm vụ gửi các chủng sinh có tư cách, nhân đức và trí thông minh tới học tại những Học viện chuyên biệt, tại các Phân Khoa hay Ðại học, để chuẩn bị  cho có những linh mục được học hành cao hơn và uyên thâm hơn về các khoa học đạo cũng như các khoa học đời xem ra thích hợp, khả dĩ có thể đáp ứng những nhu cầu tông đồ khác nhau, nhưng không bao giờ được xao nhãng việc huấn luyện tu đức và mục vụ, nhất là khi họ chưa chịu chức Linh mục" (18).

Căn cứ vào giáo huấn của Công đồng, Bộ rao giảng Tin Mừng cho các Dân tộc khuyên các Giám  mục, cùng với các vị cộng tác của mình, hãy lựa chọn những linh mục thực sự có đức tính tốt và khả năng,  theo những đòi đòi và nhu cầu của Giáo phận, để gửi đi học thêm.

Huấn Thị cũng căn dặn các Giám mục nên ấn định thời gian du học và môn học.

Về những linh mục được gủi ra ngoài để lo mục vụ cho các người công giáo di cư, tị nạn, HÐGM gởi người đi,  nên  thông báo cho HÐGM  của nơi có các người di cư , tị nạn, đến cư ngụ. Huấn Thị  của Bộ Truyền Giáo khuyên nên lựa chọn những vị có tinh thần truyền giáo và giầu kinh nghiệm mục vụ. Ðiều cần là phải có những thỏa thuận rõ ràng giữa các Giám mục hay HÐGM, của nơi xuất phát  với  nơi tiếp đón các người di cư, tị nạn.

Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các Dân tộc cũng nói đến một lý do đặc biệt khác về việc lưu trú ở nước ngoài:  là những trường hợp của các linh mục bị cưỡng ép ra đi khỏi Quê hương, vì tình hình chính trị, vì những cuộc bách hại, vì chiến tranh, hoặc vì những lý đo rất trầm trọng khác.... Những trường hợp này không những tùy thuộc Giáo quyền địa phương, nhưng cũng còn tùy thuộc vào luật lệ của các Quốc gia đón nhận những người tị nạn nữa. Huấn Thị đề nghị các Giám Mục của nơi đón nhận những linh mục từ các xứ truyền giáo đến làm việc, hãy tham khảo ý kiến của Bộ Truyền Giáo, trước khi trao trách nhiệm mục vụ cho các linh mục nầy.

Một điểm được thông tư nói đến là việc trao đổi linh mục theo tinh thần "cộng tác Truyền Giáo" của Thông điệp "Fidei donum"  của Ðức Pio XII.  Theo văn kiện này, có nhiều linh mục của các Giáo hội kỳ cựu tình nguyện đi truyền giáo trong thời hạn nhất định hay  suốt đời. Công việc trao đổi này, theo Thông tư của Bộ Rao giảng Tin Mừng, từ những năm qua đang được thực hiện giữa các Giáo hội thuộc xứ truyền giáo. Nhưng việc gửi các linh mục thuộc xứ truyền giáo "Ad gentes" đến giúp các Giáo hội kỳ cựu đang bị khan hiếm ơn kêu gọi,   (việc gởi đi nầy) mà gây thiệt hại cho các Giáo hội nơi truyền giáo, là điều không thể chấp nhận được. Cần phải giải quyết cơn khủng hoảng ơn kêu gọi bằng giải pháp khác. Hiện nay tại Ý mà thôi, có 1,800 linh mục ngoại quốc, trong số này có khoảng 800 làm mục vụ "toàn phần".  ÐHY Tomko bình luận như sau: "Với con số linh mục giáo phận như vậy, có thể thành lập được nhiều giáo xứ và giáo phận mới tại các xứ truyền giáo". Rồi ngài giải thích thêm: "Huấn Thị là một lời mời gọi suy tư cho cả hai Giáo hội: cũ và mới.  Một cộng đồng không thể tìm ra cách làm cho mình có các thừa tác viên cần thiết nơi chính mình, phải tự vấn lương tâm về những căn cớ gây nên tình trạng như vậy và về những phương thế chữa trị. Dĩ nhiên cộng đồng này có thể tìm một sự giúp đỡ tạm thời trong lúc gặp khó khăn, nhưng đừng làm cho các Giáo hội trẻ trung mất đi những linh mục đã được chuẩn bị hơn, để phục vụ Giáo hội của họ".


Back to Radio Veritas Asia Home Page