Phỏng vấn ÐHY Christoph Schoenborn
về Hội Nghị Hồng Y lần thứ sáu
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Bài
phỏng vấn ÐHY Christoph Schoenborn về Hội nghị Hồng Y vừa kết
thúc.
Vatican
- 25.5.2001. Sau khi kết thúc Hội nghị Hồng Y ngoại lệ lần thứ
sáu, do ÐTC triệu tập, để thảo luận về đề tài: "Những
viễn tượng của Giáo Hội trong Ngàn
năm thứ
ba", ÐHY Christoph Schoenborn, TGM giáo phận Viena, thủ đô Áo quốc,
một trong các Vị Hồng Y vừa trẻ tuổi, vừa thông thái, vừa
đức độ, đến độ dư luận báo chí dự đoán "ngài là
một trong các Vị Hồng Y có thể được chọn làm Giáo Hoàng
trong tương lai", đã dành cho nhật báo "Tương Lai"
(25.5.2001), một bài phỏng vấn về Hội nghị.
Trước
khi trả lời các câu hỏi của đặc phái viên, ÐHY ngước mắt
lên trời, như thể xin ơn soi sáng để đáp lại những câu
hỏi, không phải dễ dàng, được đặt ra. Rồi với nụ cười,
Ðức TGM Viena nói cáchchung về Hội Nghị Hồng Y như sau: "Bầu
khí Hội nghị Hồng Y khác hẳn với những gì báo chí viết ra.
Trở lại Giáo phận của tôi, tôi hy vọng mang theo một luồng
gió mới, một
luồng gió mát mẻ, một hơi thở, một niềm vui, bởi vì chúng
ta có nhiều lý do để hy vọng, để tín nhiệm vào tương lai. Dĩ
nhiên, với óc thực tế, nhưng chúng ta tín nhiệm. Ðối với
tôi, Hội nghị Hồng Y này đã là một sự an ủi và khuyến
khích lớn lao".
Sau
những lời mở đầu trên đây, ÐHY Trả lời các câu hỏi
do đặc phái viên của Avvenire đặt ra. Ngoài tiếng Ý, ngài còn
trả lời bằng
tiếng Ðức và Anh, vì bên cạnh đặc phái viên
báo "Tương Lai" , còn có một số ký giả khác cũng
tham dự .
Hỏi - Kính thưa Ðức
Hồng Y, vậy niềm hy vọng, tín nhiệm của ÐHY căn cứ vào đâu,
sau Hội nghị ngoại lệ do ÐTC triệu tập?
Ðáp
- Có người
đã hỏi tôi rằng: Sau cuộc gặp gỡ này tôi có nghĩ rằng:
tương lai của Giáo hội sáng sủa hơn không. Tôi đã trả lời:
Tương lai của Giáo hội ở trong tay Chúa, Ðấng hướng dẫn
chúng ta cách rất chắc chắn và ban tràn đầy ơn can đảm cho
chúng ta. Và cả ÐTC nữa, với gương sáng và lời nói, ngài
đã cho chúng ta thấy rõ rằng: không có lý do nào phải sợ
hãi. Dĩ nhiên có nhiều lý do, để chúng ta lưu ý và lo lắng
nữa về tình hình hiện nay, nhưng không phải để chúng ta lo sợ.
Hỏi
- Vậy Hội nghị Hồng Y đã củng cố xác tín này cách nào?
Ðáp
- Những gì ÐHY Crescenzo Sepe đã thuật lại về Năm Thánh làm
tôi thích thú nhiều.
Chúng tôi, các Giám mục, có lẽ chúng tôi không quan
tâm đúng mức rằng: người dân
có một đức tin rất mạnh mẽ. Năm Thánh đã cho chúng
ta thấy rõ sức mạnh mẽ này của đời sống Kitô và đã
đem đến cho chúng tôi, các vị chủ chăn, một chút can đảm hơn
và đồng thời như lời mời gọi chúng tôi trở lại. Rất
nhiều người đang chờ đợi Lời Chúa được chia sẻ cho họ,
nghĩa là chờ đợi bánh đức tin. Lúc này đây chúng tôi
có bổn phận đón nhận lời mời gọi này.
Hỏi
- Vậy đón nhận như thế nào?
Ðáp
- Tôi nghĩ ngay đến việc nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại của
các Hồng Y về đề tài "nên thánh". Ðây đã là đề tài
chính của cuộc gặp gỡ của chúng tôi, bởi vì tính cách
truyền giáo của Giáo hội cũng tùy thuộc vào đời sống
Kitô thánh thiện; và đời sống Kitô thánh thiện có nghĩa
là "sống hiệp nhất với Thiên Chúa, hiệp thông với Chúa
Kitô, và hiến dâng chính bản thân mình". Hơn nữa, tính cách
truyền giáo trước
hết là một đời sống nêu cao chứng tá đời sống (như ÐTC
đã nhấn mạnh trong bài giảng Thánh lễ bế mạc Hội nghị Hồng
Y hôm sáng Thứ năm 24/05/2001 vừa qua: "Trước mắt chúng ta,
đây là thời đại đòi hỏi
chứng tá đời sống. Trong một thời đại
có quá nhiều lời nói, chỉ có đời sống gương mẫu
có thể rao giảng Tin Mừng mà thôi".
Hỏi – Nhưng thưa
Ðức Cha, Hội Nghị Hồng Y do báo chí thuật lại, xem ra như
hướng về đề tài chính là "tính cách giám mục đoàn".
Ðáp
- Dĩ nhiên, Hội nghị cũng nói đến tính cách Giám mục đoàn,
và trước hết nói đến vai trò của ÐTC. Từ Hội nghị này
ra về tôi mang theo một ý thức mạnh mẽ hơn: Ðây là ơn lớn
lao Chúa Kitô đã làm cho Giáo hội qua Thừa tác vụ của Phêrô.
Thực sự, không có ngài, tất cả các nỗ lực của các Giáo
hội địa phương sẽ bị cô lập và bị những áp lực chính trị,
xã hội và kinh tế. Trái lại, nhờ Thừa tác vụ của Phêrô,
Giáo hội hoàn cầu đem đến sức mạnh cho các Giáo hội địa
phương.
Hỏi – Thưa Ðức
Cha, tại sao lại
có một số vị
Hồng Y xem ra đã yêu cầu duyệt lại diễn tiến của
THÐGM thế giới?
Ðáp
- Ðúng vậy. Nhưng theo tôi, việc duyệt lại này không ăn nhằm
gì với tính cách Giám mục đoàn. Dĩ nhiên sau 30 năm, cần
phải tìm cách hoàn thiện hơn. Diễn tiến của THÐGM là một vấn
đề về hình thức, không phải về bản chất. Trái lại, trong
bản chất, chúng tôi sống tính cách Giám mục đoàn
trong hiệp nhất với Vị Kế nghiệp Phêrô và điều này đem
đến cho chúng tôi sự can đảm và sức mạnh.
Hỏi - Tính cách Giám
mục đoàn và quyền tối cao của Phêrô cũng gợi lên một
trong các đề tài căn bản của Hội nghị Hồng Y này: tức
Phong trào hiệp nhất. Vậy có gì mới mẻ
phát xuất từ Hội nghị này không?
Ðáp
- Từ Hội
nghị phát xuất nhất là một ý thức. Nghĩa là Phòng trào đại
kết cần đến Phêrô, cần đến Thừa tác vụ này của ÐTC,
Ðấng đem đến cho chúng ta một điểm thao khảo chắc chắn
trong việc đối chiếu với các Giáo hội Kitô khác.
Hỏi - Và tương lai
của mối quan hệ giữa
Giáo hội-và Thế giới được hướng dẫn bởi Hội
nghị này như thế nào?
Ðáp
- Trong Hội nghị chúng tôi đã thảo luận nhiều về sức mạnh
đức tin, để làm nổi bật lên một nền văn hóa mới thay
thế cho nền văn hóa thống trị hiện nay. Theo tôi nghĩ, một vai
trò quyết định có thể có,
chính là Phụng vụ; có lẽ đây là công việc đẹp nhất
của nền văn hóa Kitô. Bởi vì đây là một thế giới của
vẻ xinh đẹp, một khoảng cách của ý nghĩa và của sự gần
gũi, tiếp xúc
giữa Thiên Chúa và nhân loại.
Ðó
là nội dung bài phỏng vấn ÐHY Christoph Schoenborn.
Tiếp
sau đây, chúng tôi xin ghi ít hàng về ÐHY Christoph Shoenborn, TGM
Viena.
Ðức
HY Christoph Shcoenborn sinh tại Skalsko trong giáo phận Litomerice, bên
Cộng hòa Tchèque, ngày 22 tháng Giêng năm 1945; được bổ
nhiệm làm Giám mục hiệu tòa Sutri ngày 22.7.1991, tấn phong ngày
29.9 cũng năm này (1991); thăng Tổng Giám mục phó với quyền
kế vị Tổng Giáo phận Viena (Áo quốc) 13.4.1995,
rồi chính thức lên TGM Viena ngày 14.9 cũng năm 1995;
được Ðức Gioan Phaolô II thăng Hồng Y trong Hội nghị Hồng Y
ngày 21.2.1998. Ngoài chức vụ TGM giáo phận Viena, ÐHY Schoenborn
còn là Giám mục của các tín hữu công giáo theo lễ nghi
Bizantin tại Áo
quốc.
ÐHY
là một nhà thần học nổi tiếng, hiện nay là thành viên của
Bộ Giáo lý Ðức tin - Cố vấn của Hội đồng Tòa Thánh phụ
trách Văn hóa – và
thuộc Ủy ban phụ trách Tài sản Văn hóa của Giáo hội.
Hồi 15 tuổi, vì chiến tranh, Christoph Schoenborn đã cùng với gia đình di cư sang Áo quốc . Từ đó ngài là công dân của Áo quốc. Vào tu Dòng Ða minh, theo học tại nhiều nơi, và sau cùng tốt nghiệp Ðại học Sorbonne (Paris) . Sau đó ngài dạy tại nhiều Ðại học công giáo khác nhau, cách riêng tại Ðại học Fribourg Thụy sĩ. ÐTC bổ nhiệm ngài làm Tổng thư ký Uûy ban soạn thảo cuốn sách Giáo lý mới của Giáo hội công giáo, được công bố với Hiến chế "Depositum Fidei" (Kho tàng đức tin) ngày 11.10.1992, nhân dịp kỷ niệm 30 năm khai mạc Công đồng chung Vatican II (11.10.1962).