Tường thuật ngày thứ nhất về
Hội Nghị Hồng Y lần thứ sáu
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Tường
thuật ngày thứ nhất về Hộļi nghị Hồng Y lần thứ sáu.
Hội
nghị Hồng Y lần thứ sáu do ÐTC triệu tập được khai mạc sáng
thứ hai 21.5.2001, tại Phòng THÐGM thế giới, trong Nội Thành
Vatican, do ÐTC chủ tọa, với sự tham dự của 155 HồngY trong số
183 vị, đến từ khắp thế
giới. Vị cao niên hơn cả đến dự Hội, ngồi trên xe lăn,
đó là ÐHY Corrado Bafile, người Ý, sinh năm 1903 (98 tuổi),
thăng Hồng y năm 1976. Vị
trẻ hơn cả là ÐHY Vinko Puljic, người Bosnia-Erzegovina, TGM giáo
phận Sarajevo, sinh năm 1945 (51 tuổi);
Hồng y từ năm 1994.
Tiến
sĩ Navarro Valls, phát ngôn viên và Giám đốc phòng báo chí Tòa
Thánh, cho biết: Các vị vắng mặt đều có lý do chính đáng
và đã có thư gửi về Phủ Quốc Vụ Khanh, lý do sức khỏe
hoặc tuổi tác, trong số này có hai vị Hồng Y Việt nam: ÐHY
Giuse Phaolo Phạm đình Tụng, TGM Hà nội và ÐHY Phanxicô Xaviê
Nguyễn văn Thuận, chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Công lý
và Hòa bình, hiện còn điều trị tại Boston (Hoa kỳ).
Sau
kinh xin ơn Chúa Thánh Thần, ÐHY Bernardin Gantin, niên trưởng Hồng Y đoàn, đọc
diễn văn chào mừng và cảm ơn ÐTC về sự tín nhiệm dành
cho các vị cộng tác của mình, qua việc triệu tập Hội nghị Hồng
Y tại Roma, để cùng với Ngài tìm
ra những con đường xứng hợp hơn, cụ thể và hữu hiệu,
để làm cho ơn của Ðại Toàn xá được thực hiện trong
đời sống Giáo hội. "Chúng con xin cảm ơn ÐTC và chúng con
sẽ làm hết sức để đáp lại ước muốn của ÐTC qua việc
triệu tập Hội nghị này".
Sau
đó, ÐTC đọc diễn văn ngắn khai mạc Hội nghị. Trước hết
ngài chào mừng các Hồng Y và cảm ơn vị Niên trưởng, đã
biểu lộ sự hiệp thông vẫn có giữa Vị Kế nghiệp Phêrô
và các Nghị phụ Hồng Y. Hội nghị tụ họp các Hồng y đến từ
khắp nơi trên thế giới, thuộc các nền văn hóa khac nhau, nói
lên sự hiệp nhất, tính cách
hoàn vũ và tính cách truyền giáo của
Giáo hội, đang tiến đến những mục tiêu tông đồ mới.
ÐTC
nói tiếp: Cuộc gặp gỡ quan trọng này liên kết chặt chẽ với Ðại Toàn xá vừa kết thúc, nhưng tiếng vang của Ðại Toàn Xá vẫn còn lại trong
mỗi người chúng ta. "Tôi cầu xin Chúa Thánh Thần, Ðấng đã
cho chúng ta sống những kinh nghiệm đặc biệt của Giáo hội,
tiếp tục hướng dẫn và giúp đỡ chúng ta trong lúc này, để
khám phá ra những thách đố xuất hiện trong con đường của
thời đại này". Sau đó, ÐTC nhắc đến những chỉ dẫn ngài
đã nêu lên trong Tông thư "Khởi
đầu ngàn năm mới" "Novo
Millennio ineunte", được ký và công bố chính ngày bế mạc
Năm Thánh (ngày 6 tháng 1 năm 2001); đó là những chỉ dẫn
liên quan đến những mục tiêu ưu
tiên và những phương pháp tương xứng
của việc truyền giáo, vừa đồng thời tìm ra những phương
tiện cần thiết, để thực hiện. ÐTC nhấn mạnh: "Cần phải
dấn thân trong việc huấn
luyện tương xứng và đề cao giá trị của tất cả các nhân
viên mục vụ, bởi vì trước mắt chúng ta có một cánh đồng
hoạt động tông đồ thật mênh mông và phức tạp". ÐTC nói
tiếp: "Chúng ta biết rõ dấn
thân của chúng ta hoàn toàn tùy thuộc vào
hoạt động của Thiên Chúa. Vì thế nỗ lực đầu tiên
của mọi tín hữu và mọi cộng đồng Giáo hội không thể không
là nỗ lực tiến đến sự thánh thiện, đến việc tìm Thiên
Chúa cách hăng say, đến việc chiêm ngưỡng yêu mến khuôn
mặt của Nguời".
ÐTC
kết thúc: "Trong những ngày này, chúng ta có dịp lắng nghe
những suy tư và chứng tá; chúng ta đối chiếu, thảo luận
trong tình huynh đệ các vấn đề và thách đố mục vụ; chúng
ta cùng nhau tìm những con đường xứng hợp, để làm như dấu
hiệu, cả ngày nay nữa, đáng tin của tình yêu thương Thiên
Chúa đối với mỗi một con người. Nhưng nhất là chúng ta cùng
cầu nguyện, ngoan ngoãn lắng nghe
Chúa Thánh Thần và những hướng dẫn của Người".
Tiếp
sau ÐTC, là hai bài tường
trình về Năm Thánh 2000 của ÐHY Roger Etchegaray và ÐHY Crescenzo
Sepe; Rồi bắt đầu các phát
biểu ý kiến. Khác với THÐGM thế giới, các bài phát biểu
không viết ra trước để trao một bản cho văn phòng.
Giới báo chí không được tham dự. Tin tức của Hội
nghị do phát ngôn viên Tòa
Thánh thông báo vào cuối ngày. Qua thông cáo, chúng ta thấy
rằng các Hồng Y đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau ngay từ
ngày khai mạc. Các vấn đề được nhắc đến như :
lòng trung thành với ÐTC - sự hiệp nhất Giáo hội - vai
trò của các phương tiện truyền thông xã hội trong việc rao
giảng Tin Mừng - vấn đề toàn cầu hóa vấn đề gia đình
v.v.. Về vấn đề truyền giáo, là đề tài được ÐTC lưu ý
cách riêng trong tông thư "Khởi đầu ngàn năm mới", ÐHY
Joseph Tomko, cựu Tổng trưởng Bộ Rao giảng Tin Mừng cho các dân
tộc, đã phát biểu mạnh mẽ như sau: "Chúng ta không chỉ lưu
tâm đến một Giáo hội cần được bảo tồn, nhưng phải quan
tâm đến một Giáo hội truyền giáo". Lời này như lời mời
gọi tung cánh buồm lên, theo sức thổi của Chúa Thánh Thần,
và can đảm tiến ra khơi, như ÐTC
đã viết trong Tông thư bế mạc Ðại Toàn xá. Và trong
giờ đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Ðàng, trưa chúa nhật
20/5/2001, ÐTC đã nhắc đến Công Ðồng đầu tiên tại
Giêrusalem". ÐTC nói: "trong mọi thời đại, nhất là trong những
lúc quyết liệt, Giáo hội muốn lắng nghe Chúa Thánh Thần . Ðây
là thái độ của Công đồng Giêrusalem". "Công đồng thứ
nhất này đã mở cửa đón nhận các người ngoài do thái
giáo vào trong Giáo Hội Chúa. Và Hội nghị Hồng y này cũng
cần có thái độ như vậy".
Qua
thông cáo của Phòng báo chí, chúng ta được biết các Hồng
Y sau đây đã phát biểu ý kiến: ÐHY Eugenio de Araujo Sales,
(Brazil), nói đến lòng trung thành và hiệp nhất với ÐTC
ÐHY Nasrallah Sfeir (Liban) về sự cần thiết đối thoại liên tôn.
ÐHY Wiliam Keeler (Baltimore - Hoa kỳ) và ÐHY Roger Michael Mahony
(Los Angeles-Hoa kỳ) về sự quan trọng của Mass-media và theo ánh
sáng của những gì ÐTC đã viết trong Thông điệp Redemptoris
Missio (về truyền giáo). Ðức HY TGM Los Angeles nhấn mạnh đến
việc ÐTC nhắc lại sự cần thiết của việc rao giảng Tin Mừng,
rồi ÐHY cũng đề nghị soạn một cuốn "Chỉ đạo" (Directoire)
cho việc truyền giáo.
Trong
các đề tài được đề cập đến, đề tài "sống thánh
thiện" đã được quan tâm hơn cả trong các phát biểu ý
kiến của buổi sáng thứ hai 21/05/2001. Ngoài các Nghị phụ kể
trên đây, còn một số Nghị phụ Hồng Y đã lên tiếng như :
ÐHY Luis Aponte (Portorico) ÐHY Theodore McCarrick và ÐHY Francis Law (cả
hai người Hoa kỳ) ÐHY Dario Castrillon Hoyos (Colombia) ÐHY Jaime
Ortega (Cuba) ÐHY Claudio Hummes (Brazil) ÐHY Francisco Alvares
Martinez (Tây ban nha) ÐHY Julius Darmaatmadjia (Indonesia) ÐHY
Agostino Cacciavillan và ÐHY Giovanni Battista Re (cả hai người Ý)
ÐHY Josè Saraiva Martins (Bồ đào nha).
Trong
cuộc họp báo cuối ngày, Tiến sĩ Navarro Valls tuyên bố như sau:
Các Hồng Y nhấn mạnh nhiều đến ơn gọi chung nên thánh. Ðây
là ơn gọi của hết mọi tín hữu Kitô. Riêng ÐHY
Francisco Alvarez Martinez, TGM Toledo (Tây ban nha) nhấn mạnh đến gia
đình và việc giáo dục về tình yêu và về dục tính. Ngài
nói: Như trong thế kỷ XIX, thách đố lớn nhất của giáo lý
xã hội là mối quan hệ giữa tư bản và lao công, thì ngày
nay vấn đề gia đình cũng là một thách đố như vậy. Chắc
chắn vấn đề này còn được nhắc đến trong các phát biểu
khác nữa. Giáo hội phải là Giáo hội truyền giáo, và việc
truyền giáo phải khởi sự từ gia đình.
Chương
trình - Công việc của Hội nghị Hồng y sẽ tiếp tục trong hai
ngày thứ ba (22/05/2001) và thứ tư (23/05/2001) và được
kết thúc sáng thứ năm (24/05/2001), bằng Thánh Lễ đồng tế
(Lễ Chúa lên trời) do ÐTC chủ tế, trong Ðền thờ Thánh Phêrô,
lúc 10:30.
Chương
trình thứ ba (22.5.2001) được chia thành hai phiên họp: Phiên
họp ban sáng do ÐHY Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh,
điều hành - Ban chiều, do ÐHY Bernardin Gantin, Niên trưởng
Hồng Y đoàn, điều hành.
Thứ
tư (23.5.2001) Vào ban sáng, các Vị Hồng Y chia thành nhóm nhỏ
và họp nhóm (như THÐGM). Ban chiều các Vị họp chung, cũng do ÐHY
Sodano điều hành. Mỗi trưởng nhóm sẽ thuyết trình công việc
của nhóm trong 15 phút. Sau đó, các vị Hồng Y thảo luận về
bài thuyết trình chung kết, được
ủy thác cho ÐHY Juan Sandoval Iniguez, TGM giáo phận Guadalajara
(Mexico).
Các tiếng được dùng trong Hội nghị là: Anh, Pháp, Ðức, Tây ban nha, Ý. Bẩy đề tài được đưa ra thảo luận trong các nhóm là: (1) Giáo hội và ơn gọi nên thánh - (2) rao giảng Tin Mừng và đối thoại liên tôn - (3) các thách đố của của các Phong trào tôn giáo mới - (4) hiệp thông liên giáo hội - (5) toàn cầu hóa tình liên đới - (6) luân lý dục tính và bối cảnh văn hóa (7) Các phương tiện truyền thông xã hội và việc tái rao giảng Tin Mừng.