Bài Giảng của ÐTC trong thánh lễ

phong chức Linh Mục cho 34 Phó Tế

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Bài giảng của ÐTC trong thánh lễ phong chức linh mục cho 34 thầy phó tế  thuộc giáo phận Roma, hôm chúa nhật  ngày 13 tháng 5/2001.

Lời mở đầu: Lúc 9 giờ sáng Chúa nhật 13 tháng 5/2001, Chúa Nhật V Phục Sinh, ÐTC Gioan Phaolô II đã  chủ tế thánh lễ  phong chức Linh Mục cho 34 thầy phó tế của giáo phận Roma, bên trong  Ðền Thờ Thánh Phêrô. Trong bài giảng, ÐTC đã áp dụng bài Phúc Âm của Chúa Nhật V Phục Sinh cho ơn gọi và sứ mạng của các tân chức: đó là sứ mạng làm cho Thiên Chúa được vinh quang, là phục vụ cho vinh quang của Thiên Chúa qua chứng tá sống tình yêu thương. ÐTC đã nói như sau:

"Do bởi dấu nầy, mọi người sẽ biết được chúng con là môn đệ của thầy, là chúng con  yêu thương nhau" ( Gn 13, 35).

Bài phúc âm của Chúa Nhật thứ V Phục Sinh đưa chúng ta trở về lại với khung cảnh tình thân hiệp nhất của Phòng Tiệc Ly. Nơi đó, Chúa Kitô, trong bữa tối sau cùng, đã thiết lập bí tích Thánh Thể và chức Tư Tế của Tân Ước, và để lại cho các môn đệ "mệnh lệnh mới" sống tình thương. Hôm nay, chúng ta sống lại bầu khí thiêng liêng mạnh mẽ của giờ phút ngoại thường đó. Hỡi những ứng sinh lên chức tư tế thân mến, những lời của Chúa cho các môn đệ của Người  nay được trực tiếp hướng về chúng con,   những kẻ  sáng nay được mời gọi lãnh nhận chúc thư của Chúa hãy sống tình thương và phục vụ.

.....

2. "Giờ đây Con Người được tôn vinh, và cả Thiên Chúa cũng được tôn vinh trong Người" ( Gn 13, 31).

Trong khi Phụng vụ khuyến khích chúng ta ở lại trong Phòng Tiệc Ly bằng sự chiêm niệm tinh thần, chúng ta hãy nghe lại lời thánh sử Gioan, người đã luôn chú ý đến những rung động phát xuất từ con tim của Chúa Kitô, (nghe ngài) tường thuật những Lời Chúa đã nói, sau khi Giuđa Iscariot ra đi. Chúa Giêsu nói về vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha và Chúa Con thực hiện cho nhau trong mầu nhiệm Vượt Qua.

Hỡi các phó tế chúng con thân mến, ngày hôm nay, Chúa Kitô mời chúng con bước vào trong vinh quang nầy và không bao giờ đi tìm vinh quang nào khác, ngoại trừ vinh quang nầy. Và cả đối với chúng con, đây cũng là "Giờ Quyết Ðịnh". Thật vậy, việc phong chức là giây phút trong đó Chúa Kitô, nhờ qua việc thánh hiến trong Chúa Thánh Thần, liên kết chúng con một cách đặc biệt lại với chức tư tế của Người, để cứu rỗi thế giới. Mỗi nguời trong chúng con đều được thiết lập để làm vinh danh Thiên Chúa, nhân danh Chúa Kitô Thủ Lảnh ( in persona Chriisti Capitis). Giống như Chúa Kitô và được kết hiệp với Người, chúng con sẽ làm vinh danh Thiên Chúa Cha và sẽ được Ngài tôn vinh, vừa dâng hiến chính mình để cứu rỗi thế giới. (x. Gn 6,51), bằng cách yêu thương cho đến cùng những ai được Thiên Chúa Cha trao phó cho chúng con(x. Gioan 13, 1), và bằng việc rửa chân cho nhau. (x, Gn 13, 14).

Chúa trao ban cho chúng con, một cách mới mẻ, mệnh lệnh của Người. "Như Thầy đã yêu thương chúng con, thì chúng con hãy yêu thương nhau" (Gn 13, 34). Mệnh lệnh mới nầy, vừa là hồng ân vừa làsự dấn thân: hồng ân trao ban ách nhẹ nhàng và dịu dàng của Chúa Kitô ( x. Mt 13, 30); và là sự dấn thân mang lấy ách nầy, và luôn mãi  là người đầu tiên mang lấy ách của Chúa, vừa khiêm tốn biến mình nên mẫu gương cho đoàn chiên (x. 1 Petro 5, 3) mà Ðấng chăn chiên nhân lành đã trao phó cho chúng con. Chúng con hãy luôn  mãi chạy đến nhờ vào sự trợ giúp của Chúa. Chúng con cần luôn gợi hứng từ mẫu gương sống của Người.

3. Nghĩ  đến kinh nghiệm phong phú của Năm Thánh, hôm nay cha muốn trao cách tương trưng cho chúng con bức tông thư  "Khởi đầu ngàn năm mới"; bức thơ vạch ra lại những con đường tiến của Giáo Hội, trong giai đoạn mới nầy của lịch sử. Với sự dấn thân đầy quảng đại, chúng con có bổn phận hướng dẫn những bước đường của dân kitô, vừa lưu ý  đặc biệt đến hai lảnh vực của sự dấn thân mục vụ: hai lảnh vực đó là: hãy bắt đầu lại từ Chúa Kitô" (các số 29- 41) và hãy là những chứng nhân của Tình Thương (các số 42- 57). Bên trong lãnh vực thứ hai nầy, lãnh vực được ghi dấu bởi sự hiệp thông  và tình bác ái, thì điều quyết định là khả năng của cộng đoàn kitô biết dành chỗ rộng để đón nhận tất cả những hồng ân của Chúa Thánh Thần, vừa khuyến khích tất cả những ai đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, hãy ý thức về trách nhiệm tích cực riêng của mình trong đời sống xã hội (số 46).

Và đó là mục vụ ơn gọi, theo ý nghĩa rộng rãi và căn bản nhất; mục vụ ơn gọi nầy cần được thiết lập cách  khẩn thiết, rộng rãi và kỷ lưỡng. Ðây là việc khơi dậy và vun trồng, mỗi ngày một hơn, (vun trồng) một "tâm thức ơn gọi"; tâm thức nầy được diễn dịch ra trong hình thức cá nhân và cộng đoàn biết sẵn sàng lắng nghe, phân biệt và đáp trả quảng đại cho Thiên Chúa, Ðấng kêu gọi. Các ứng sinh lên chức linh mục thân mến, ơn gọi của chúng con cũng là hoa trái của lời cầu nguyện của giáo hội, cũng như  của công việc siêng năng và kiên nhẩn của biết bao người  làm việc trong cánh đồng của Chúa; họ đã cày bừa, gieo vãi và chăm sóc mảnh đất cho chúng con. Sự kiên trì của chúng con được kết hiệp với tình liên đới thiêng liêng, một tình liên đới không bao giờ được thiếu trong giáo hội. Vì thế, cha muốn cảm tạ nơi đây, tất cả những ai, trong im lặng và với ý hướng hằng ngày, hiến dâng lời cầu nguyện và đau khổ của họ cho các linh mục và các ơn gọi.

4. Thánh Phaolô và Thánh Barnaba "trở lại Listra, Iconio  va Antiokia, vừa linh động các tín hữu và khuyến khích họ sống kiên vững trong đức tin, bởi vì cần phải đi qua nhiều đau khổ thử thách  để bước vào Nước Chúa. (Tđcv 14, 21- 22). Với vài hàng như thế, được mô tả đời sống của cộng đoàn kitô, được kêu gọi hãy kiên vững trong đức tin, trước những thử thách và nhiều đau khổ, cần thiết để bước vào Nước Chúa.

Các tiến chức thân mến, ý thức về sứ mạng của mình , chúng con  hãy hướng đến sự thánh thiện, hãy phổ biến tình Yêu Thương. Nhất là chúng con hãy say mê Giáo Hội, giáo hội trên trần gian nầy và giáo hội trên trời, vừa nhìn về Giáo Hội với đức tin và với tình thương, mặc cho những vết nhơ và những dấu thẹo có thể được ghi trên dung mạo con người của Giáo Hội. Trong giáo hội, chúng con hãy nhìn thấy "thành thánh, thành Giêrusalem mới"; Thành nầy, như thánh Phaolô nhắc đến trong sách Khải Huyền, từ trên trời ngự xuống, từ Thiên Chúa, sẵn sàng như tân nương được trang điểm đón vị hôn phu" (Kh 21,2). Sách Tông Ðồ Công Vụ nhấn mạnh đến mối dây liên kết giữa nhà truyền giáo và cộng đoàn. Cộng đoàn là môi trường sống động mà từ đó các nhà truyềngiáo ra đi và trở về lại; từ giáo hội các nhà truyền giáo lảnh nhận, có thể nói như vậy, lảnh nhận sức  thúc đẩy và mang về lại kinh nghiệm đã trải qua, vừa nhìn nhận những dấu chỉ của hành động của Thiên Chúa trong sứ mạng. Linh mục không phải là con người của những sáng kiến cá nhân; linh mục là thừa tác viên của Phúc âm nhân danh Giáo Hội. Mọi công việc tông đồ của linh mục phát xuất từ Giáo Hội và trở về lại với Giáo Hội.

5.Các tân chức thân mến, quanh chúng con ước gì đừng bao giờ bị thiếu sự  nâng đỡ bằng lời cầu nguyện của cộng đoàn. Thánh Phaolô và Barnaba đã được "trao phó cho ân sủng của Chúa, để thi hành công  việc mà các ngài đã làm (TÐCV 14, 26). Cả chúng con nữa,chúng con thân mến, hôm nay, chúng con được trao phó cho ân sủng của Chúa,để thực hiện sứ mạng mà chúng con phải chu toàn trong Giáo Hội: chúng con hãy là những tác viên của Chúa Kitô, Linh Mục và chủ chăn, giữa Dân Chúa. Cộng đoàn tại Roma cầu nguyện cho chúng con. Ước chi hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô khẩn cầu cho chúng ta. Nguyện xin Mẹ Maria đồng trinh, phần rỗi của dân Roma vàlà Mẹ của các linh mục, xin Mẹ cầu bào cho chúng con. Ðược nâng đỡ và linh động bởi sự hiệp thông trong lời cầu nguyện sâu xa nầy, chúng con hãy ra đi! Hãy cam đảm ra khơi, với những cánh bườm được giăng ra đón nhận hơi thổi của Chúa Thánh Thần. Như thế chúng con sẽ được hạnh phúc vì tất cả những gì Chúa đã thực hiện qua trung gian chúng con (x. TđCV 14, 27), và  chúng con sẽ nếm hưởng, dù giữa những thử thách và khó khăn, nếm hưởng sự cao cả và niềm vui của sứ mạng chúng con. Amen.


Back to Radio Veritas Asia Home Page