Hoàn cầu hóa có thể trở thành

một chủ nghĩa thực dân

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Hoàn cầu hóa có thể trở thành một chủ nghĩa thực dân.

Vatican - (Zenit 27/4/2001) - Toàn cầu hóa có thể trở thành một hình thức tân chủ nghĩa thực dân, nếu nó không có một qui luật đạo đức đi kèm theo.

Trên đây là lời cảnh cáo của Ðức Gioan Phaolô II trong bài diễn văn nhân buổi tiếp kiến 33 thành viên của Hàn Lâm Viện Tòa Thánh về Khoa Học Xã Hội, đang nhóm họp khoáng đại. Chủ đề của khóa họp được tập trung vào đề tài toàn cầu hóa. Qua bài diễn văn của mình đọc trước các thành viên và chuyên gia của Hàn Lâm Viện, ÐTC Gioan Phaolô II nói rằng, kể từ sau sự sụp đổ của hệ thống tập trung ở Trung và Ðông Aâu, với những hậu quả nghiêm trọng đối với thế giới thứ ba, nhân loại đang bước vào một giai đoạn mới trong đó nền kinh tế thị trường xem ra đang chinh phục hầu như toàn cả thế giới. Thật như vậy, ÐTC nói thêm, "đặc điểm chính của toàn cầu hóa là gia tăng việc tháo gỡ những hàng rào ngăn trở sự di chuyển của con người,  của nguồn vốn và hàng hóa. Nó tôn thờ một thứ chiến thắng của thị trường với những logic riêng của nó; và nhiều người, đặc biệt là những người thiếu điều kiện, cảm thấy như đây là một sự gì được áp đặt trên họ". Tuy nhiên, ÐTC cũng ghi nhận toàn cầu hóa, không phải là tốt hoặc xấu, nhưng nó tùy thuộc nơi con người muốn nó như thế nào. Không một hệ thống nào tự nó là kết cuộc, và điều cần thiết là phải khẳng định rằng toàn cầu hóa, cũng giống như bất cứ hệ thống nào khác, phải nhắm tới mục tiêu phục vụ con người, phục vụ cho sự đoàn kết và lợi ích chung.

ÐTC cũng nhắc tới những quan tâm phát sinh từ hiện tượng toàn cầu hóa, trong đó ngài nêu bật việc áp dụng những khám phá mới trong lãnh vực y khoa sinh học, mà ngay cả các nhà làm luật cũng không thể ngờ và chuẩn bị khi phải đối phó với những vấn đề này. Ngài nói như sau: "Ở đây, chúng ta đang đối đầu với sự kiện gia tăng quyền lực trên bản chất con người, đến độ mã số di truyền của con người cũng được tính trên căn bản giá trị và lợi ích. Tuy nhiên những áp dụng mới trong ngành sinh học này phải tôn trong các giá trị cơ bản của con người và mưu cầu phục vụ lợi ích chung...Hơn nữa,  đạo đức không thể được dùng để biện minh hay hợp thức hóa một hệ thống nào, nhưng là để bảo vệ tất cả những gì là nhân bản trong bất cứ hệ thốngnào. Ðạo đức đòi buộc các hệ thống này phải được điều chỉnh, để phù hợp với nhu cầu của con người, chứ không phải là đòi hỏi nơi con người một sự hy sinh cho hệ thống đó… Về phần mình, giáo hội vẫn tiếp tục khẳng định rằng việc quảng bá nền đạo đức trong bối cảnh toàn cầu hóa, cần phải dựa trên hai nguyên tắc không thể tách rời nhau. Trước hết là giá trị bất khả phân ly của con người. Con người phải luôn luôn là mục đích chứ không phải là phương tiện, là chủ thể chứ không phải là một đồ vật, hay một món hàng để trao đổi. Thứ hai là giá trị của văn hóa con người.. ... .. Hoàn cầu hóa không thể trở thành một hình thức tân chủ nghĩa thực dân. Nó phải tôn trọng sự phong phú của văn hóa, trong đó sự hòa hợp hoàn vũ giữa các dân tộc, là chìa khóa để giải thích sự sống". Và Ðức Gioan Phaolô II kết luận: "Giữa lúc con người bước vào tiến trình toàn cầu hóa, thì nhân loại không thể thiếu một tiêu chuẩn đạo đức chung. Trong tất cả những hình thức văn hóa đa dạng, giá trị phổ quát của con người  vẫn tồn tại; chúng cần phải được mang ra và chú trọng tới như là ánh đuốc soi đường cho mọi sự phát triển và tiến bộ".


Back to Radio Veritas Asia Home Page