Kỷ niệm 23 năm
ngày Ðức Karol Wojtyla
được chọn làm Giáo Hoàng
(16/10/1978 - 16/10/2001)
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Kỷ
niệm 23 năm ngày Ðức Karol Wojtyla được chọn làm Giáo Hoàng:
(Ngày 16 tháng 10 năm 1978-2001).
Lúc
16:30 ngày thứ bảy 14 tháng 10 năm 1978,
sau khi cử hành Lễ kính Chúa Thánh Thần tại Ðền thờ Thánh Phêrô vào ban sáng, 111 vị Hồng Y từ
khắp thế giới tụ họp về Roma, bước vào Mật Viện, để bầu
Giáo Hoàng mới, kế vị
Ðức Gioan Phaolô
đệ nhất, vừa qua đời, sau 33 ngày được chọn kế vị Ðức
Phaolô VI. Ðức Phaolô VI qua đời ngày 6 tháng 8 năm 1978. Lúc đó nhiều
người nghĩ là cuộc bầu cử Giáo Hoàng
sẽ khó khăn và lâu dài. Nhưng, mưu sự tại nhân, thành
sự tại Thiên. Chúa Thánh Thần đã làm việc. Người thổi
vào bất cứ nơi nào Người muốn.
Hôm
sau là ngày Chúa nhật, lúc 9:30 sáng, Hoàng Y Ðoàn trong Mật
Viện, quy tụ trong Nhà Nguyện Sixtine, hát kinh "Veni Creator" (cầu
xin Chúa Thánh Thần) cho cộng
việc rất quan trọng của mình). Các Hồng Y bắt đầu bỏ phiếu:
ban sáng hai lần, ban chiều hai lần. Bốn lần bỏ phiếu ngày Chúa
nhật 15 tháng 10/1978, không
có kết quả nào cụ thể. Các Hồng Y người
Ý chiếm đa số, nhưng các ngài không đồng ý với nhau
về một "ứng cử viên duy nhất", lúc đó là ÐHY Giuseppe
Siri, TGM Genova, người đã được báo chí nói đến từ lâu
và được coi như "ứng cử viên" chắc chắn hơn cả. Vị
khác là ÐHY Giovanni Benelli, TGM Firenze, đã nhiều năm phục vụ
tại Phủ quốc Vụ Khanh, có nhiều kinh nghiệm trong Ngành Ngoại
giao và công việc của Giáo Triều Roma.
Ngài cũng là người được báo chí đề cao rất nhiều
trong những ngày Mật Viện lần này.
Ðứng
trước tình hình được coi như có vẻ bế tắc, công việc
"quốc tế hóa Giáo Triều và Hồng Y Ðoàn", do Ðức Phaolô
VI thực hiện, xem ra đem lại kết quả cụ thể trong giờ phút
quan trọng này. Và đây cũng là cơ hội rất thuận lợi để
Hồng Y đoàn đẩy mạnh hơn
nữa "sự cởi mở của Ðức Phaolô VI": Giáo hội đi vào
trần thế nhiều hơn theo tinh thần "hoàn vũ" của Công đồng
chung Vatican II và tính cách
công giáo (catholicité) của Giáo hội. Sáng thứ hai 16 tháng
10/1978, với hai lần bỏ phiếu, các Hồng y vẫn chưa chọn
được Vị Giáo Hoàng mới. Ban chiều, dân chúng, có cảm giác
như là sẽ có "khói trắng" từ Ðiện Xistine bốc lên báo
hiệu cuộc bầu cử đã có kết quả tích cực; họ tuốn đến
Quảng trường Thánh Phêrô mỗi lúc mỗi đông thêm. Báo chí,
đài truyền thanh, truyền hình từ khắp thế giới... tất cả
đều tập trung tại Quảng trường, hướng về ống khói của
Ðiện Sixtine, để chờ đợi kết quả của việc bầu Giáo Hoàng.
Họ đã không thất vọng. Cuộc bỏ phiếu lần thứ sáu
được coi là "quyết định".
Chiều
tối bắt đầu, Quảng trường Thánh Phêrô được trưng đèn
sáng như ban ngày. Vào lúc 19 giờ, Bao Lơn chính nơi mặt tiền
Ðền thờ bắt đầu náo nhiệt, có cái gì sắp được công
bố cho dân chúng. Mọi con mắt đều hướng về đây. ÐHY
Pericle Felici, đứng đầu các Hồng Y bậc phó tế, trong bầu khí
trang nghiêm, xuất hiện trên Bao Lơn
để loan báo kết quả của cuộc bầu Giáo Hoàng. Với
tiếng nói rõ ràng và chắc chắn, tuyên bố: "Tôi xin loan báo
cho anh chị em Tin Vui mừng lớn: chúng ta có Giáo Hoàng" (Annuntio
vobis gaudium magnum: habemus Papam". Tràng pháo tay vang dội cả một
góc trời. Chờ đợi cho yên lặng trở lại, ÐHY Felici
tuyên bố tiếp và đây là điều người dân muốn biết
và mong đợi hơn cả: Vị nào đã được bầu làm Giáo Hoàng.
Chờ đợi của dân chúng được thỏa mãn: "ÐHY Carlo Wojtyla"
(Eminentissimum ac Reverendissimum Dominum, Dominum Carolum Sanctae Ecclesiae
Cardinalem "Wojtyla". Dân chúng ngạc nhiên về "cái tên kỳ
lạ", người này hỏi người kia: Ai vậy? Ở nước nào vậy?
Trong lúc đó báo chí sửa soạn gấp rút, trong hơn một tiếng
đồng hồ, tiểu sử vắn tắt của Vị Giáo Hoàng mới được
đăng trên các báo chí số đặc biệt giờ chót và được
bán ngay tại Quảng trường Thánh Phêrô. Chỉ trong ít phut, Tên
Vị Giáo Hoàng mới được loan đi trên cả thế giới qua các
đài phát thanh và truyền hình. Trong lúc dân chúng ngạc nhiên,
ÐHY Felici tiếp tục: "Tên hiệu của ngài là Gioan Phaolô Ðệ
Nhị" (Qui sibi nomen imposuit JOANNES PALUS SECUNDUS). Lúc đó mới biết
Vị Giáo Hoàng mới là người Ba lan, Tổng giám mục Cracovia.
Tên
của Ðức TGM Cracovia đã nhận được nhiều phiếu hơn cả vào
lúc 17:30, trong cuộc bỏ phiếu lần thứ sáu, vào chiều ngày
16 tháng 10 năm 1978 (cách đây đúng 23 năm). Sau khi kiểm xong
các lá phiếu, Vị Hồng Y nhiếp chính
(trong thời kỳ trống ngôi) lại gần Vị được chọn, chào
kính, đặt câu hỏi theo lễ nghi:
"Ngài
có chấp nhận việc lựa chọn Ngài hay không?". Trong cầu
nguyện và yên lặng suy tư, Ðức Karol Wojtyla chưa trả lời
ngay. Mọi người chờ đợi và thấy Ngài cảm động, nước
mắt chảy trên gò má. Sau cùng, với giọng rõ ràng và nghiêm
nghị, ngài trả lời: "Vì Chúa Kitô của tôi, vì Ðức Trinh
Nữ, Mẹ của tôi, vì tôn trọng Tông Hiến của Ðức Phaolô
VI mời gọi, tôi xin chấp nhận."
Các
Hồng Y vui mừng, vỗ tay chào
rất nồng nhiệt Vị Giáo Hoàng mới.
Vị đắc cử tuyên bố nhận hai tên hiệu "Gioan Phaolô
đệ nhị", vì những lý do rất rõ ràng. Chiều thứ bẩy ngày
21 tháng Hai năm 1999, trong buổi viếng thăm Ðại chủng viện
Roma, ÐTC tiết lộ như sau cho các chủng sinh: "ÐHY Stefan Wyszynsky,
Giáo chủ Ba lan, đã lại gần Cha và nói với Cha rằng: Nên
nhận tên Gioan Phaolô. Cha đáp lại: Vâng. Ðây cũng là điều
Cha đã nghĩ đến".
Sau
đó, Ðức Giáo Hoàng mới vào phòng mặc áo của Ðiện
Sixtine để thay áo đỏ của Hồng Y, mặc áo trắng, áo các Vị
Giáo Hoàng mang từ thời Ðức Thánh Pio V (1566-1572), thuộc Dòng
Ða minh (mặc áo trắng) và còn giữ lại mãi cho tới ngày
nay.
Trở
lại Ðiện Sixtine, Ðức Gioan Phaolô II đứng, thay vì ngồi trên
tòa riêng, trong sự đơn sơ, khiêm tốn, nhận sự tùng phục
của các Hồng Y hiện diện vừa bầu mình, ôm hôn từng vị,
trao đổi ít lời với mỗi một vị.
Như
vậy Ðức Gioan Phaolô II là Vị Giáo Hoàng thứ 264, là vị kế
nghiệp thứ 263 của Thánh Phêrô và là Vị Giáo Hoàng thứ
52 không phải người Ý, kể từ sau Ðức Adriano VI, người Hòa
lan, (1522-1523) (cách đó 455 năm), và là Vị Giáo Hoàng tiên
khởi người Ba lan, cũng là Vị Giáo Hoàng đầu tiên gốc
Slavô.
Vào
lúc 19:21, sau khi chiếc thảm mang huy hiệu Giáo Hoàng của Ðức
Phaolô VI (-- lúc nầy được tạm
dùng cho tới khi huy hiệu của Vị Giáo Hoàng mới được thêu
trên thảm---) được trưng
trên Bao Lơn chính của Ðền
thờ Thánh Phêrô, đoàn
kiệu từ Nhà Nguyện Sixtine tiến ra Bao Lơn,
Ðức Giáo Hoàng mới xuất hiện cùng với các Hồng Y
tham dự Mật Viện, ban phép lành đầu tiên "Urbi et Orbi" (cho
Thành Roma và cho Thế giới).
Tuy
cảm động và khuôn mặt thay đổi nhiều, ÐTC bình tĩnh, mỉm cười,
giơ tay chào dân chúng hoan hô nhiệt liệt. Ngài đã tỏ ra là
một Vị Lãnh đạo có nhiều đức tính hấp dẫn quần chúng.
Khác hẳn các vị Tiền nhiệm của Ngài, trước khi ban phép lành
Urbi et Orbi, ngài mở đầu như sau: "Sia lodato Gesù Cristo"
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô: lời chào người dân công
giáo Ý rất ưa chuộng. Lời chào này đã chinh phục ngay tức
khắc cảm tình của người dân đối một Vị Giáo Hoàng không
phải là người Ý. Nguyên việc ngài nói tiếng Ý làm cho dân
địa phương vui lòng ngay tức khắc. Những tràng pháo tay hầu
như không ngớt. Sau lời chào, Ngài nói tiếp:
Anh chị em rất yêu dấu.--- Một tràng pháo tay dài nữa
vang dội. Viva il Papa, viva il Papa, viva il Papa!.---
Ngài
nói tiếp: "Chúng ta còn đang đau buồn về cái chết của ÐTC
Gioan Phaolô đệ nhất (dân chúng vỗ tay). Và lúc này đây các
Vị Hồng Y đáng kính đã chọn một Vị giám mục mới của
Roma. Các ngài đã chọn một vị đến từ một xứ sở xa xôi,
xa xôi, nhưng luôn luôn gần gũi
bởi sự hiệp thông đức tin và trong truyền thống Kitô.
Tôi run sợ trong khi lãnh nhận việc lựa chọn này, nhưng tôi
đã chấp nhận trong tinh thần phục tùng Chúa chúng ta Ðức
Giêsu Kitô và trong tinh thần phú thác hoàn toàn cho Mẹ Người,
Ðức Trinh Nữ Maria. (Dân chúng vỗ tay hoan hô hăng say về những
lời đơn sơ thành thực này).
Ðức
Gioan Phaolô II nói tiếp: "Tôi không biết tôi có thể biểu
lộ rõ ràng bằng tiếng nói của anh chị em không... bằng tiếng
Ý của chúng ta không" (lại một tràng pháo tay dài nữa của
dân chúng) . Mối thiện cảm giữa
Vị Giáo Hoàng mới và dân chúng gia tăng thêm mãi. "Nếu
tôi nói sai, anh chị em sửa lại cho tôi. Và giờ đây hiện
diện truớc mọi người để tuyên xưng đức tin chung của chúng
ta, đức cậy và lòng tín nhiệm của chúng ta nơi Mẹ Chúa
Kitô và Mẹ Giáo hội và cũng để bắt đầu lại trên con
đường của lịch sử và của Giáo hội với sự giúp đỡ
của Thiên Chúa và của Giáo hội".
Sau
tràng pháo tay hoan hô dài đến 5 phút, ÐTC ban phép lành đầu
tiên Urbi et Orbi, rồi trở lại Mật Viện giữa tiếng hoan hô
của toàn dân tụ họp tại Quảng trường Thánh Phêrô.
Ngày
16 tháng 10 năm 1978 là ngày của Chúa Quan phòng, ngày lịch sử,
ngày lễ kính Thánh Margarita-Maria Alacoque, và là ngày kỷ niệm
13 năm cuộc hành hương của Ðức Karol Wojtyla tại Paray-le-Monial,
nơi có Ðền thánh tôn sùng Trái Tim Chúa. Và cũng là ngày
lễ kính thánh Hedwige, một trong các Vị Thánh Quan Thầy của Ba
lan.
Trong
giờ phút lịch sử đầy ý nghĩa sâu xa này, Vị Giáo Hoàng mới
không quên mình là người Ba lan, không quên nước Ba lan của
mình, một nước Ba lan lúc đó đang sống dưới chế độ cộng
sản vô thần, nhưng luôn là "Polonia fidelis" trung thành với
Ðức tin, với Giáo hội hoàn cầu. Trong khi chấp nhận việc lựa
chọn, Ngài đã hiến tất cả cuộc đời cho Giáo hội, các
linh hồn, và cầu nguyện đêm ngày cho trách nhiệm nặng nề
Chúa trao phó cho. Ngài tưởng nhớ đến Quê hương và Quê hương
cầu nguyện, theo dõi và hãnh diện về Người con ưu tú này
đã được Thiên Chúa, nhờ lời bầu cử của Ðức Mẹ
Czestochowa, cất nhắc lên chức vụ Kế nghiệp Thánh Phêrô, Ðại
diện Chúa Kitô ở trần gian, Chủ chăn toàn Giáo hội công
giáo.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô trong ngày kỷ niệm 23 năm được chọn làm Vị Kế nghiệp Thánh Phêrô, Chủ chăn toàn Giáo hội và cầu nguyện hằng ngày cho Ngài trong thánh lễ. Xin Chúa gìn giữ Ngài và ban cho Ngài được bình an, trường thọ, và khôn ngoan sáng suốt; đừng bao giờ trao nộp Ngài cho ác tâm kẻ thù.