Ðiểm báo
về chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II
tại Armeni ngày 27/09/2001
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ðiểm
báo về Chuyến viếng thăm của ÐTC tại Armenie ngày 27/09/2001.
Chuyến
viếng thăm của ÐTC tại hai cộng hòa Kazakhstan và Armêni, của
miền Trung Châu Á, đã được khởi
sự ngày 22/09/2001 và kết thúc vào lúc 21 giờ (giờ Roma)
ngày 27 tháng 9/2001 vừa qua. Ra đón chào ÐTC tại sân
bay quân sự Ciampino (Roma) có
Tổng thống Cộng hòa hòa Ý, ông Carlo Arzeglio Ciampi, các ÐHY
Gantin, Niên trưởng Hồng Y Ðoàn, ÐHY Angelo Sodano Quốc vụ khanh,
ÐHY Camillo Ruini, Tổng đại diện Roma và Chủ tịch HÐGM Ý, Ðức
TGM Jean Louis Tauran, Ngoại trưởng Tòa Thánh. ÐTC trở về
Trại hè Castelgandolfo nghỉ đêm. Ngài sẽ trở lại Vatican chiều
thứ bẩy 29/09/2001, để chủ tế thánh lễ khai mạc Khóa họp
khoáng đại thường lệ thứ 10 của Thượng Hội Ðồng về đề
tài: "Giám mục, thừa tác viên của Tin Mừng
cho nguồn hy vọng của thế giới".
Trong
bài nói chuyện hôm nay 28/09/2001, chúng tôi xin lược tóm
một số báo chí quốc tế nói về ngày viếng thăm cuối
cùng của ÐTC tại Armenie.
Nhật
báo The Washington Post số ra ngày 27 tháng 9/2001 nhấn mạnh đến
việc ÐTC kính viếng và cầu nguyện trước đài kỷ niệm
các nạn nhân của vụ diệt chủng năm 1915 và năm 1922.
Nhắc đến những công việc của ÐTC đã làm trong những năm
này của Triều Giáo Hoàng, nhật báo Hoa kỳ viết như sau: "Vị
Giáo Hoàng cao niên này, nay đã 81 tuổi, biểu thị nhiều điều,
cho biết bao con người: một vị lãnh tụ thiêng liêng, một con
người của hòa giải giữa các tôn
giáo, một chiếc hải đăng cho hòa bình, một tiếng nói
cho nền dân chủ và ngày nay là một điểm tựa chắc chắn
cho dân tộc Armenie ... một dân tộc mà thảm kịch kia đã sát
hại tới nửa dân số và hầu như đã xóa bỏ một chủng tộc
trong một thời kỳ của lịch
sử của họ... thảm kịch này sẽ không bao giờ bị quên đi
hoặc thuật lại sai sự thực.
Một
tờ báo khác của Hoa kỳ: Los Angeles Times, số ra ngày 26/09/2001,
viết: "Với lời khuyên gửi cho cộng đồng công giáo nhỏ
bé Armenie, ÐTC kêu gọi cộng tác tích cực vào việc tái thiết
Ðất nước, hiện đang sống trong hoàn cảnh khó khăn về kinh
tế. Nhật báo này cũng tả
lại Thánh lễ do ÐTC chủ tế tại Tòa Giáo chủ và nhấn mạnh
cách riêng đến việc kính nhớ các nạn nhân của vụ diệt
chủng thê thảm tại Armenie.
Frankfurter
Allgemiene Zeitung, nhật báo của Ðức, số ra ngày 27 tháng 9/2001,
viết như sau: "ÐTC ném một bông hoa hồng đỏ, trong lúc các
vị giáo sĩ khác ném bông mầu trắng, chung quanh ngọn lửa luôn
luôn cháy để kính nhớ các nạn nhân của cuộc diệt chủng;
rồi ngài đọc lời nguyện bằng tiếng Anh để cầu cho các người
đã qua đi trong vụ sát hại thê
thảm này, vào năm 1915.
Nhật
báo Pháp Le Figaro, số ra ngày 26/09/2001, đề tít lớn: "Những
ngày của tình huynh đệ tại Yerevan".
Với tít đề này tờ báo Pháp nhắc lại cuộc tiếp đón
rất đặc biệt Tòa Giáo chủ Armenie và Ðức Giáo Chủ Phổ
Quát Karekin đệ nhị dành cho Ðức Gioan Phaolô II. Ðức Giáo
chủ đã đón tiếp Vị Thượng Khách trong nhà mình. Ðặc phái viên nhấn mạnh: Ðây là một
sự kiện ngoại lệ; đây là lần thứ nhất Ðức Gioan
Phaolô II được đón tiếp trong trụ sở của vị lãnh đạo một
Giáo hội không công giáo. Ðặc phái viên còn nhấn mạnh:
cung giọng của các bài diễn văn trao đổi giữa hai vị được
coi như cung giọng của lời cầu nguyện. Sau cùng trong bài phỏng
vấn dành cho Le Figaro, Ðức Giáo chủ Karekin đệ nhị quả quyết
như sau: "Chúng tôi tuyệt đối không nghĩ rằng ÐTC muốn làm
một cuộc chiêu mộ tín đồ".
El
Pais, nhật báo lớn của Tây ban nha xuất bản tại Madrid, số ra
ngày 26/09/2001, trong bài tường thuật về chuyến viếng thăm của
ÐTC tại Armenie, nhấn mạnh đến việc ÐTC đưa ra sứ điệp hòa
bình ngay từ lúc ngài đặt chân lên đất Armenie và tìm cách
thuyết phục thế giới đừng làm sập đổ những chiếc cầu
đã được xây cất giữa Kitô giáo và Hồi giáo. Ngài nhấn
mạnh: hòa bình chỉ có thể xây dựng trên sự tôn trọng
nhau và trên sự công bình trong các mối quan hệ giữa các cộng
đồng khác nhau... Ðặc phái viên nhật báo viết thêm: Tại
Yerevan, thủ đô Armenie, một xứ sở đa số theo Kitô giáo, có
đã cuộc tranh chấp với Azerbaijan, quốc gia giáp giới, ÐTC không
quên hô hào hòa bình cho miền này.
"ÐTC
đã gây xúc động nơi tâm hồn người dân Armenie bằng chuyến
kính viếng và cầu nguyện vào sáng 26/09/2001 truớc Ðài kỷ
niệm kính nhớ một triệu rưởi người dân Armenie bị sát hại".
Ðây là những lời nhận xét của đặc phái viên nhật báo
Corriere della sera, xuất bản
tại Milano và Roma, số ra ngày 27/09/2001. Thuật lại cuộc đón
tiếp tại thủ đô Yerevan, đặc phái viên viết như sau: Ðám
đông vây chung quanh ÐTC, các trẻ em lại gần ngài, rờ vào áo,
lúc ngài ra khỏi nhà thờ chính tòa Thánh Gregorio, rồi bình
luận: "Người dân Armenie không phải là những người công
giáo; nhưng vào ngày 26/09/2001,
xem ra như việc hiệp nhất các tín hữu đã thành sự thật".
Nhật
báo công giáo Ý "Tương Lai" số
ra ngày 28/09/2001, dành cả trang 2 và trang 3 để tường thuật
về ngày cuối cùng của ÐTC tại Armenie. Trên trang nhất chỉ để
hình mầu ÐTC vừa ra khỏi máy bay ở phi trường quân sự
Ciampino (Roma), đứng trên cầu thang giơ tay chào các vị ra đón
chào ngài trở về.
Trang
2 đăng hình lớn chiếm cả trang về thánh lễ tại Tòa Giáo
chủ Armenie, do ÐTC chủ tế ngoài trời. Ðài Truyền hình
Telepace cho hay: theo truyền thống của Giáo hội Armenie, thánh lễ
không cử hành ngoài trời. Nhưng lần này, để biểu lộ lòng
trọng kính ÐTC và cũng vì nhà thờ chính tòa không thể chứa
hết các người dự thánh lễ, Ðức Giáo chủ Karekin đệ nhị
đã chuẩn bị bên ngoài nhà thờ, trong khu vườn rộng lớn
của Tòa Giáo chủ, một bàn thờ riêng cho ÐTC.
Bàn thờ này đã đã được Ðức Giáo chủ cho dựng
lên và chính ngài làm phép
mấy ngày trước, để ÐTC cử hành thánh lễ. Một cử chỉ
họa hiếm và ý nghĩa của Ðức Giáo chủ đối với Ðức
Gioan Phaolô II, người mà Ðức Giáo chủ đã công nhận trong
diễn văn chào mừng tại sân bay Yerevan, "Vị Kế nghiệp Thánh
Phêrô".
Dưới
bức hình lớn về thánh lễ, tờ "Tương Lai"
chạy tít lớn như sau: "Sự hiệp nhất, ơn ban của các
Vị Tử đạo". Lời kêu gọi mới của ÐTC trong lúc từ giã
Aremnie.
Thuật
lại thánh lễ, đặc phái viên viết: Nhiều tín hữu đi cả đêm
trên những xe đò cũ kỹ, qua các con đường gồ ghề của
miền núi, mang theo các biểu ngữ hoan hô Ðức Gioan Phaolô II,
mang theo cả những tấm thảm của họ, để trải trước bàn thờ,
đến thủ đô để dự thánh lễ do ÐTC cử hành tại
Etchmiadzin (trụ sở Tòa giáo chủ Armenie). Ðặc phái viên viết
thêm: Nơi đôi mắt và khuôn mặt, nhất là của những người
tuổi cao, chúng ta nhận thấy một phẩm giá thời xưa, biểu lộ
một đức tin không thể lay chuyển được, qua những cuộc bách
hại và diệt chủng khiếp sợ. Vì thế ÐTC đã tặng khẩu hiệu
này cho dân tộc Armenie: "Armenia
fidelis" (Armenie trung thành, cũng giống như
khẩu hiệu của Ba lan: Polonia fidelis, BaLan trung thành).
Cũng
nơi trang 2, nhật báo công giáo Ý đăng lại nguyên văn bản
tuyên ngôn chung đã được Ðức Gioan Phaolô II và Ðức Giáo
chủ Karekin cùng ký trong ngày sau cùng của chuyến viếng thăm.
Nơi
bài thứ ba đăng trên trang 2, Avvenire thuật lại lời ÐTC kêu
gọi hòa bình cho miền Caucase trước khi lên đường trở về
Roma. Chặng sau cùng tại Aremnie, là cuộc hành hương trên núi
Khor Virah, một thành trì trên núi Ararat. Ðây là biểu hiệu của
căn cước quốc gia và tôn giáo của người dân Arménie.
Khor Virah có nghĩa là "hố sâu", nơi đây, theo truyền thống,
Thánh Gregorio Illuminatore bị giam tù vì đức tin Kitô của ngài.
Ngài bị bỏ xuống một giếng đầy rắn độc trong 13 năm cho tới
lứùc Vua Tiridate III, người đã ném Thánh
nhân vào giếng, được khỏi bệnh do lời bầu cử của
Thánh nhân. Vua đã trở lại Kitô giáo và lãnh Bí tích Rửa
tội năm 301 với toàn dân. Từ đó Vua tuyên bố Kitô giáo
là quốc giáo.... Năm nay 2001, Giáo hội Armenie mừng kỷ niệm
1,700 năm Phép rửa tội của cả dân tộc. Trong suốt 1,700 năm
qua, người dân Armenie vẫn trung thành với đức tin đã lãnh
nhận và hiên ngang mình là một quốc gia Kitô đầu tin trên
thế giới.
Nơi trang 3, Avvenire để hình dân Afganistan di tản vì sợ chiến tranh, với lời cải chính tin nhiều báo chí loan đi rằng: "Tòa Thánh mở đèn xanh cho chiến tranh". "Không có con đường tựï do nào cho chiến tranh cả". Tiến sĩ Navarro Valls, phát ngôn viên và giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh tuyên bố rằng: chỉ có việc đề phòng tích cực chống lại những đe dọa. Phát ngôn viên Vatican sửa lại những giải thích về lời tuyên bố của ông thứ tư vừa qua; Ông nói: Nghĩ rằng ÐTC chấp nhận những lập trường của chủ nghĩa hòa bình quá khích hoặc ÐTC can thiệp vào, nghĩ như vậy là một sai lầm. Nói rằng: Vatican chờ đợi một vụ tấn công của Hoa kỳ, không có nghĩa là mở đèn xanh cho chiến tranh, nghĩa là dùng vũ lực. Nói tóm lại, những hành động được dự trù không thể giải thích như một cuộc va chạm với Hồi giáo và thực sự không có như vậy". Ðặc phái viên nhắc lại lời Ðức TGM Leonardo Sandri, phụ tá Quốc Vụ Khanh, tháp tùng ÐTC, tuyên bố thứ tư 26/09/2001 vừa qua, với giới báo chí về lập trường rõ rệt của Ðức Gioan Phaolô II, như sau: "ÐTC tôn trọng Hồi giáo như ngài đã nói lên nhiều lần, cả trong những ngày này; luôn luôn đứng trên lập trường hòa bình; hòa bình là ơn lành cao cả nhất của nhân loại; khủng bố là một nguy hiểm cho mọi người, không phải chỉ riêng cho Hoa kỳ".