Ðiểm Báo ngày 25/09/2001
về chuyến viếng thăm của ÐTC Gioan Phaolô II
tại Kazakhstan và Armenia
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Ðiểm
báo ngày ngày 25.9.2001: ÐTC rời Kazakhstan đi Armêni.
Chuyến
viếng thăm của ÐTC tại Kazakhstan và Armenie bước sang giai đoạn
hai. Sau ba ngày tại Kazakhstan, lúc 13 giờ (giờ địa phương)
ngày 25/09/2001, máy bay chở ÐTC và đoàn tùy tùng đã đáp
xuống sân bay quốc tế Yerevan, thủ đô Cộng hòa Arménie. Ngài
sẽ lưu lại đây cho tới chiều thứ Năm 27 tháng 9/2001.
Trong
lúc này, các cơ quan thông tin chú ý rất nhiều về một chiến
tranh có thể xẩy ra nay, mai; nhưng chuyến viếng thăm của ÐTC
không vì thế mà bị bỏ quên. Báo chí vẫn dành nhiều trang và
nhiều bài để tường thuật về biến cố quan trọng này trong
lúc thế giới lo sợ chiến tranh. Càng lo sợ chiến tranh xẩy
ra, thế giới càng cần đến "những lời kêu gọi hòa bình"
của ÐTC trong những ngày này tại Kazakhstan và Arménie.
Nhật
báo "Cộng Hoà" (La Repubblica) khuynh hướng cấp tiến số ra
ngày 24.9.2001, nhắc lại lời
kêu gọi hòa bình của Ðức Gioan Phaolô II gửi đến người
dân Hoa kỳ và Khối Hồi giáo. Ðặc phái viên nhấn mạnh đến
sự lo lắng về hòa bình đang hướng dẫn những bước đi của
ÐTC trong chuyến viếng thăm khó khăn này; nhưng phản ứng của
người dân công nhận ngài có lý do và ngài đang viếng thăm
miền Trung Châu Á, để nài xin các tín hữu Kitô và Hồi giáo
cùng nhau xây dựng "một thế giới không có bạo động và
yêu mến sự sống".
Trong
bài hai, đặc phái viên nhấn
mạnh đến cuộc gặp gỡ với
giới trẻ Hồi giáo tại Ðại Học Âu-Á (Eurasia) của Thành
phố Astana, nơi đây sinh viên đã vỗ tay đón chào ÐTC với
nhiều hăng say. Ðặc phái viên nhận xét như sau: "Với giới
trẻ Ðức Gioan Phaolô II có một sức thu hút riêng. Ngài đã
chinh phục giới trẻ trong mọi chiều kích, đến độ một số
bạn trẻ đến hôn má ngài cách âu yếm như một người
Cha, người Ông trong gia đình của họ, tuy họ không phải là
các tín hữu công giáo".
Báo
"Người Ðưa Tin" (Il Messaggero), tờ báo lớn xuất bản tại
Roma, cũng số ra ngày 24.9.2001, với hình mầu cỡ lớn về ÐTC,
đề tít lớn như sau: "Xin Thiên Chúa hãy cứu vớt hòa bình".
Ðặc phái viên nhắc lại lời kêu gọi của ÐTC gửi đến các
người Hồi giáo và các tín hữu Kitô:
hãy cùng nhau cầu xin Thiên Chúa cứu vớt hòa bình.
"Từ chiếc cầu này của Ðại học Âu-Á, từ trung tâm của
miền Trung Châu Á, Ðức Gioan Phaolô II mời gọi suy tư . Ngài
đề nghị lập một giao ước thánh của các tín hữu thuộc các
tôn giáo khác nhau, nhất là tín hữu Kitô và Hồi giáo chống
lại mọi chiến tranh, mà người ta gọi là "chiến tranh thánh".
Ðặc phái viên cho rằng lời kêu gọi này như một sứ điệp
cứng rắn báo động về một cuộc đụng độ
đáng sợ giữa các nền văn minh, gây chia rẽ thế giới
...
Báo
"Le Figaro", nhật báo Pháp xuất bản tại Paris, cũng số ra
ngày 24.9.2001, chạy tiùt lớn như sau: "Những lý do tôn giáo
không thể biện hộ cho các cuộc tranh chấp". Ðó là lời kêu
gọi mạnh mẽ và được nói lên với giọng cương quyết. Ðây
là lời tuyên bố mạnh mẽ đầu tiên sau vụ tấn công khủng
bố ngày 11 tháng 9/2001 vừa qua. Trong các diễn văn đọc những
ngày viếng thăm này, không có bài nào mà ÐTC
không nói đến sự cần thiết của hòa thuận giữa các
chủng tộc, các tôn giáo và các dân tộc trên thế giới.
Báo
"Moscowa Thời Báo" (The Moscow Times), số ra ngày thứ hai
24.9.2001, nhấn mạnh đến lời mời gọi của Ðức Gioan Phaolô
II, trong lễ nghi đón tiếp tại sân bay Astana, hôm thứ bẩy
22.9.2001, về việc xử dụng nhữõng phương thế
đối thoại và đàm phán, để giải quyết các vấn đề
tranh chấp, đừng chạy đến việc xử dụng vũ khí. Ðồng thời
nhật báo nhấn mạnh đến sự kiện Ðức Gioan Phaolô II nhắc
lại rằng: trong dòng lịch sử, Kazakhstan là miền Ðất của các
vị tử đạo và cũng là miền đất của các người bị lưu
đầy và của các vị anh hùng.
Các báo
xuất bản tại Roma và Ý sáng 25.9.2001 vẫn dành nhiều trang,
nhiều bài để tường thuật chuyến viếng thăm hiện bước vào
giai đoạn hai: Cộng hòa Arménie.
Nhật
báo công giáo Ý "Tương lai" (Avvenire) dành cả trang 2 và
trang 3 để tường thuật các biến cố tại Kazkhastan trong ngày
cuối cùng của chuyến viếng thăm.
Ðầu
trang 2 đâng hình ÐTC tại Ðại học Âu-Á, chiếm cả trang, bên
cạnh ngài một Nữ sinh, đại diện các bạn,
đọc diễn văn chào mừng Vị Thượng Khách. Dưới bức
hình lớn này, có chạy tít lơn cả trang như sau: Các khuôn mặt
khác nhau của các con nói lên một tương lai của sự hòa hợp".
Ðặc phái viên nhấn mạnh đến lời ÐTC nói với giớ trẻ
Kazakhstan: Những khác biệt không phải là một sự đe dọa. ÐTC
căn dặn giới trẻ: "Không một thực tại nào trần gian này
có thể làm các con thỏa mãn hoàn toàn. Các con hãy mở rộng
cửa cho Ðấng đã tạo dựng các con chỉ vì tình yêu thương
và muốn làm cho các con trở nên những con người xứng đáng,
tự do và xinh đẹp". Hơn 700 thanh niên trong phòng hội lớn
của Ðại học và khoảng 2 ngàn đứng ngoài theo dõi cuộc gặp
gỡ bằng các màn ảnh lớn của TV. Cuối cuộc gặp gỡ, các
bạn trẻ đã hô lớn tên của ÐTC, và một số sinh viên
trong ban hòa nhạc, thay vì hôn nhẫn, đã hôn má ngài, để tỏ
tình yêu mến.
Cô
Julia Kochegarova, được chọn đọc diễn văn chào mừng nhân
danh các bạn, đã hôn ÐTC trước hết, rồi một số khác bắt
chước cô. Cô được rửa tội trong Giáo hội chính thống,
nhưng không bao giờ là một tín hữu sốt sắng. Cô nói thành
thạo tiếng Ý. Từ mấy năm nay cô quen biết phong trào "Hiệp
Thông và Giải Phóng" của Ý (Communione e Liberazione) hiện đang
hoạt động tại Kazakhstan. Cô tuyên bố: "Tôi không bao giờ
nghĩ mình được chọn làm đại diện sinh viên để dọc
diễn văn chào mừng ÐTC. Ðọc xong tôi cảm thấy phải hôn
ngài một cái. Tôi bị xúc động về hình ảnh đơn sơ, tốt lành
của ÐTC, một người dù tuổi cao, yếu ớt, đã muốn đến tận
đây với chúng tôi". Ðược hỏi: Cô nghĩ gì về chuyến
viếng thăm này đối với riêng cô? Cô trả lời: "Ðây là
một món quà tặng mà tôi không bao giờ dám nghĩ đến. Hơn
nữa, ngài còn ban phép lành cho tôi. Tôi nói với chính tôi
rằng: Tôi đã được ơn gặp Chúa Giêsu Kitô và tôi hy vọng
rằng đây là một phúc lành cho tất cả những ai đang tìm kiếm
Chúa. Cái hôn của tôi là một dấu hiệu nhỏ bé biểu lộ tình
yêu của chúng tôi đối với ÐTC. Tôi rất muốn rằng: nhờ
sự hiện diện của ngài, rất nhiều bạn cùng tuổi tôi, luôn
luôn buồn phiền, tức giận đối với tất cả những gì không
vừa ý họ trong Ðất nước này, khám phá mầu nhiệm và tính
cách tích cực của đời sống.
ÐTC đã minh chứng cho chúng tôi: đây là một việc có thể
được".
Trong bài báo khác, cũng trang hai, đặc phái viên nhắc lại lời ÐTC nói với các giám mục Kazakhstan như sau: "Một xã hội cần được xây dựng lại: xây dựng từ bên trong tâm hồn. Sau mùa đông giá lạnh của thuyết Mác-xít, đây là thời gian của một sứ mệnh mới. Cộng đồng công giáo Kazakhstan nhỏ bé: Hãy trở nên như men trong dân chúng, một cây non nớt đem lại nguồn phong phú của hy vọng". Ngỏ lời riêng với các linh mục, tu sĩ nam nữ trong nhà thờ chính tòa, ÐTC nói: "Anh chị em hãy trở nên những người thợ mộc, thợ nề ... trong công việc xây dựng đền thờ thiêng liêng. Thời kỳ "gulag" và lưu đầy đã chấm dứt. Nhưng công việc khởi sự từ lúc này".