Tường thuật chuyến viếng thăm

của ÐTC Gioan Phaolô II

tại Cộng Hòa Kazakhstan

vào ngày thứ Ba 25/09/2001

 

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Tường thuật về chuyến viếng thăm của ÐTC tại Kazachstan và Armêni, ngày thứ ba 25 tháng 9/2001: ÐTC rời Kazakhstan và lên đường đi Armêni.

Ngày thứ tư 26 tháng 9/2001, tại Cộng Hoà Armêni, ngày viếng thăm của ÐTC gồm có những biến cố sau đây:

(1) lúc 10:30 sáng, ÐTC đến thăm Tổng Thống của Cộng Hoà Armêni tại dinh tổng thống.

(2) lúc 11:30, ÐTC  đến viếng Ðài Tưởng Niệm  hơn một triệu nạn nhân bị quân Thổ Nhỉ Kỳ sát hại.

(3) Dùng cơm trưa với Ðức Thượng Phụ Karêkin II và gặp gỡ với các vị Tổng Giám Mục và Giám Mục của Giáo Hội Tông Truyền Armêni.

(4) Nghi lễ đại kết tại Nhà Thờ Chính Toà mới,  dâng kính thánh Grêgôriô, với biệt hiệu  "Ðấng soi sáng".

Nhưng chúng tôi chỉ có thể tuờng thuật về các biến cố nầy trong các chương trình phát thanh tiếp sau.

Giờ đây , kính mời quý vị và các bạn theo dỏi vài điểm chính của ngày viếng thăm thứ Ba 25 tháng 9/2001, ÐTC từ giả thủ đô Astana Cộng Hoà Kazakhstan, và đến thăm Cộng Hoà Armêni.

Sáng thứ Ba 25/9/2001, sau khi dâng thánh lễ riêng và làm phép nhà nguyện mới của Toà Sứ Thần Toà Thánh tại Astana, thì vàolúc 10:30 sáng, ÐTC ra phi truờng từ giả Kazakhstan để đi thăm Armêni. ÐTC cám ơn Tổng Thống Kazakhstan và tất cả mọi người, đã đón tiếp ngài thật nồng hậu.

Trong bài diễn văn từ biệt bằng tiếng Nga, ÐTC đã nhắc đến những khổ đau mà dân chúng tại Kazakhstan đã trải qua trong thời gian đen tối, bị bàch hại, nhưng đồng thời ÐTC ca ngợi những cố gắng dấn thân cách hăng say của mọi người sinh sống tại Cộng Hoà Kazakhstan nầy, để phát triển đất nuớc.

ÐTC để lại cho nguời dân Kazakhstan những nhắn nhủ hết sức thân tình và ý nghĩa như sau: "Anh chị em hãy yêu thuơng nhau. Ðất nước nầy, ngôi nhà thân yêu của những con nguời nam nữ đến từ nhiều nơi khác nhau, đang cần đến sự  đồng thuận vững chắc và những tương quan xã hội ổn định. Thật không quá đáng để quả quyết rằng đất nuớc của anh chị em có một ơn gọi riêng: đó là ơn gọi trở nên chiếc cầu nối liền giữa Âu châu và Á Châu, một cách ý thức hơn bao giờ hết. Ước chi đây là quyết tâm chọn lựa của anh chị em, trên bình diện dân sự cũng như tôn giáo. Trở nên chiếc cầu, và chiếc cầu nầy được kết thành bởi những con nguời biết hiệp thông liên kết với những con nguời khác: trở nên những con nguời biết thông truyền tràn đầy sự sống và niềm hy vọng. Hỡi dân tộc Kazakhtan thân yêu, từ giả anh chị em, tôi muốn bảo đảm với anh chị em rằng Giáo Hội sẽ tiếp tục hiện diện bên cạnh anh chị em. Trong sự cộng tác chặt chẽ với những cộng đồng tôn giáo khác và với mọi nguời thiện chí nam nữ, những nguời công giáo sẽ không bỏ sót chu toàn phần đóng góp của mình, để bảo đảm rằng tất cả cùng chung với nhau có thể xây dựng một ngôi nhà chung đầy bầu khí tiếp đón hơn nữa."

ÐTC cũng đã không quên nhấn mạnh rằng "việc tìm kiếm sự hoà hợp đã ghi dấu những mối tương quan giữa Kitô giáo và Hồi giáo tại đất nuớc nầy, ngay từ thời thành lập vùng đất Khanate - Turkey, nơi vùng trời mênh mông nầy của đất nuớc anh chị em, và điều nầy làm cho đất nước anh chị em có khả năng trở thành điểm nối liền giữa Ðông và Tây, dọc theo con đường nổi tiếng ngày xưa gọi là "Con Ðuờng Tơ Lụa". Thế hệ trẻ hôm nay cũng vậy, cần đi theo con đường nầy với một sự dấn thân đã được canh tân. Tôi đã đến giữa anh chị em như nguời hành hương của niềm hy vọng. Giờ đây, tôi sắp ra đi với niềm cảm động và thuơng nhớ."

Và ÐTC đã đến Armêni lúc 1 giờ chiều, thứ Ba 25/9/2001. Ra chào đón ÐTC tại phi trường quốc tế, có Tổng thống Cộng Hoà Armêni, cùng với các thẩm quyền dân sự và tôn giáo, kể cả Ðức Giáo Chủ KaRêkin Ðệ Nhị và chín vị TGM và GM của Giáo Hội Tông Truyền Armêni.

Thủ đô Yerevan của Armêni, hiện có khoảng 1 triệu 2 trăm ngàn dân. Ðây là thành phố rất cổ, đã được thành lập từ năm 782 trước công nguyên, với tên gọi lúc đó là EREBUNI. Thành phố nằm ở cao độ 1,000 thứơc trên mặt biển và bên cạnh miệng núi lữa đã tắt, Mont Ararat. Truyền thuyết cho rằng, trên chóp đỉnh của ngọn núi  ARARAT nầy,  là địa điểm của "thiên đàng trên trần gian", và là nơi an nghỉ cuối cùng của chiếc tàu Ông Noe, sau cơn Lụt Ðại Hồng Thủy.

Cộng Hoà Armêni đã được độc lập năm 1991, hiện có tổng số dân khoảng 3 triệu 8, trong số này có khoảng 150 ngàn người công giáo. Hơn 90 phần trăm dân số Armeni thuộc về Giáo Hội Tông Truyền Armêni, dưới sự lãnh đạo của Ðức Giáo Chủ Phổ Quát, nay là Ðức Giáo Chủ Phổ Quát Karêkin Ðệ Nhị; ngài cư ngụ tại "Thánh Ðịa" Etchmiadzin, gần bên cạnh thủ đô Yerêvan. Trong thời gian viếng thăm Armeni, ÐTC Gioan Phaolô II cư ngụ tại một toà nhà của Ðiện Etchmiadzin nầy, như là khách danh dự của Ðức Giáo Chủ Karekin đệ nhị. Nhà Thờ Chính Toà của Giáo Hội Tông Truyền Armêni nằm trong "Thánh Ðịa Etchmiadzin nầy", và được xây cất  vào thế kỷ thứ hai, tại chính nơi mà truyền thống cho rằng chính Chúa Giêsu đã hiện ra trong giấc mơ, để chỉ cho Thánh Gregoriô. Theo nguyên ngữ, từ  "Etchmiadzin"  có nghĩ là "Nơi Con Một Yêu Dấu của Thiên Chúa Ngự Xuống".

Người công giáo tại Armeni họp thành một giáo toà riêng, trực thuộc Toà Thánh, do Ðức TGM Nerses DER Nersessian, lãnh đạo. Trong bài diễn văn đầu tiên, tại phi trường quốc tế Yerevan, ÐTC đã nhắc lại lịch sử tôn giáo vinh hiển của phần đất nầy,lên tới thời hai thánh tông đồ Tađêô và Bartolômêô. ÐTC nói ngài đến để mừng hai lễ kỷ niệm, kỷ niệm 1,700 năm công bố  "Kitô giáo làm quốc giáo" của toàn vùng vào năm 301; và kỷ niệm thứ hai - nhỏ hơn - là kỷ niệm 10 năm Armêni được độc lập. Vì thế, ÐTC khuyến khích như sau: "Mọi người, nhất là những ai có trách nhiệm về sinh hoạt công cộng, đều được mời gọi dấn thân thật sự cho công ích, trong công bằng và tình liên đới, vừa đặt tiến bộ của dân chúng lên trên mọi lợi ích  đảng phái riêng tư. Hiện có sự khẩn thiết mưu tìm hoà bình trong vùng. Và Hoà Bình chỉ được xây dựng trên những nền tảng vững chắc của sự tôn trọng lẩn nhau, của công bằng trong những liên lạc giữa các cộng đồng, và trên sự  đại lượng từ phía người mạnh thế."


Back to Radio Veritas Asia Home Page