Ðiểm báo ngày 24/09/2001

về chuyến thăm mục vụ

của ÐTC Gioan Phaolô II

tại Kazakhstan và Arménia

 

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

 

Ðiểm báo ngày 24.9.2001 về Chuyến viếng thăm của ÐTC tại cộng hòa  Kazakhstan: Thánh Lễ tại Quảng Truờng "Mẹ Quê Hương" Sáng Chúa Nhật 23/09/2001.

Các báo xuất bản sáng thứ hai 24.9.2001, đã lưu ý cách riêng đến thánh lễ do ÐTC chủ tế tại Quảng trường "Mẹ Quê Hương" ở thủ đô Astana, với sự tham dự của khoảng 40 ngàn người, trong số này - theo phát ngôn viên và giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, có rất đông tín hữu Hồi giáo và chính thống. Nhận xét của Phát ngôn viên Tòa Thánh đã được các báo chí xác nhận.

Nhật báo: "Roma Thời Báo" đề tít lớn nơi trang 4 như sau: "Các tín hữu Kitô và Hồi giáo, anh chị em hãy cùng nhau cầu nguyện cho hòa bình". Phía trên tựa đềnầy, còn có lời nhận định thêm như sau: "Tại Kazakhstan, Ðức Gioan Phaolô II kêu gọi chống lại chiến  tranh: Tôn giáo đừng bao giờ là lý do của các vụ tranh chấp".  Ðám đông khoảng 40 ngàn người dự thánh lễ ÐTC. Trong các người hiện diện có vị Giáo Trưởng Hồi giáo.

Trong bài tường thuật, đặc phái viên của nhật báo "Roma Thời Báo"  đã viết như sau: "Sau Thánh lễ, trong giờ đọc kinh Truyền Tin, Ðức Gioan Phaolô II kêu gọi  các tín hữu Hồi giáo và Kitô giáo hãy hợp ý với ngài cầu xin "với tất cả tâm hồn để Thiên Chúa gìn giữ thế giới trong hòa bình".

ÐTC quả quyết: "Tôn giáo không được bao giờ dùng như lý do của tranh chấp". ÐTC tin chắc rằng: các tín hữu Kitô và tín đồ của các tôn giáo khác có  thể cùng nhau làm việc để xây dựng một thế giới không có bạo động, một thế giới yêu chuộng sự sống và phát triển trong công lý và liên đới, một thế giới "trong đó không có thù ghét, kỳ thị và bạo động".

Trong lúc viếng thăm Tổng thống vào ban chiều Chúa Nhật 23/09/2001,  đề tài về sự "dấn thân hòa bình và chống nạn khủng bố"  đã được Tổng Thống Narzarbayev nhắc lại trước ÐTC, với những lời như sau: "Kazakhstan sẵn sàng đoàn kết với các đồng minh của Hoa kỳ để cùng nhau chiến đấu chống lại nạn khủng bố, bởi vì một quốc gia mà thôi, hơn nữa là một quốc gia mênh mông như Kazakhstan, không thể tự mình đánh bật được nạn khủng bố này".

Tổng thống cũng chia sẻ nỗi lo lắng của ÐTC về sự kiện này là việc chiến đấu chống lại khủng bố đừng bao giờ trở nên một chiến tranh giữa các tôn giáo và các dân tộc.

Ðức Gioan Phaolô II đáp lại bằng việc nhấn mạnh đến cuộc gặp gỡ vui nhộn với giới trẻ tại Ðại học Eurasia, trước khi gặp Tổng thống. ÐTC đã nói như sau: "Ðất nước của Ngài là một xứ sở trong đó cuộc chung sống và sự hòa hợp giữa các dân tộc khác nhau có thể được nêu cao cho cả thế giới như dấu hiệu hùng hồn của lời kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau sống trong hòa bình, trong sự hiểu biết và đón nhận nhau, trong sự khám phá dần dần và trong việc đánh giá cao các truyền thống riêng của mỗi người".

Cũng trong dịp này, ÐTC mời gọi tôn trọng và đối thoại với các người không tin và "anh chị em chính thống", xem ra cho tới lúc này vẫn còn có lập truờng cứng rắn;  Nhưng tại Kazakhstan, các tín hữu chính thống sống bình thản và cộng tác với các tín hữu Hồi giáo và Kitô giáo. Sự hiện diện của Vị Ðại giáo trưởng Hồi giáo tại Thánh lễ sáng Chúa nhật là một chứng cớ cụ thể.

Tờ "Roma thời báo" cũng dành một bài vắn với tít đề "Moscowa và Vatican gần nhau hơn". Tác giả bài báo minh chứng: Trong những ngày này có những dấu hiệu tích cực đến từ Tòa Giáo chủ Moscowa. Tòa Giáo chủ đã cử một vị đại diện của mình đến sân bay Astana tiếp đón Ðức Gioan Phaolô II. Vị đại diện này là Linh mục chính thống Afaganghel, cũng đại diện cho cả TGM chính thống Alexis tại Kazakhstan, bị điều trị gấp tại bệnh viện. Nên nhớ Giáo hội chính thống tại Kazakhstan thuộc Tòa Giáo chủ Moscowa. Trong dịp này, xem ra Ðức Alexis  đệ nhị Giáo chủ Moscowa và toàn nước Nga nghĩ rằng: nên chấm dứt các vụ bất bình giữa hai Giáo hội: chính thống Nga và công giáo Roma,  kéo dài nhiều năm và gây nên những khó khăn cho cuộc hành hương tại Nga , từ lâu mong ước của Ðức Gioan Phaolô II . Nhiều lần chính Ðức Karol Wojtyla đã nhắc lại cách công khai ước mong này của ngài, bằng việc mời gọi anh em chính thống đối thoại trong sự tôn trọng các khác biệt của nhau.

Trên trang 4, nhật báo của Roma dành nhiều bài khác nữa về chuyến viếng thăm Ðức Gioan Phaolô II tại Kazakhstan.

Một bài về các nước Hồi giáo trên bản đồ thế giới, trong số này có Quốc vương Arabie Saudite là không bao giờ khoan dung đối với các tín hữu công giáo, vì Arabie Saudite được coi là "Ðất thánh" của Hồi giáo, có đền thờ tại Mecca, nơi hành hương hằng năm của tín hữu Hồi giáo. Arabie Saudite kể mình là nguời canh giữ Ðền thờ này. Tại Arabie Saudite thực hành đạo và các hoạt động của người công giáo hoàn toàn bị cấm; việc trở lại đạo công giáo bị coi là phản bội và bị án tử hình.

Một bài khác nói đến việc "các nhà thần học Hồi giáo" tại Iran  (một quốc gia Hồi giáo khác), chống lại Hoa kỳ và tố cáo Hoa kỳ: "Chính họ là những người khủng bố, vì thế họ không thể coi mình là "những người tiên phong" trong chiến dịch chống khủng bố".

Trái lại, trong bài phỏng vấn dành cho "Iran Mới", bà Elaheh Kulai, nữ dân biểu thuộc phe cải cách của Tổng thống Khatami,  thành viên của Ủy ban quốc hội về an ninh quốc gia và quốc tế vụ,  mời gọi Tổng thống, nhờ cơ hội đặc biệt này, lấy lại uy tín đã bị mất đi trên trường quốc tế và nối lại những mối quan hệ với một số quốc gia khác. Tuy không nhắc rõ Hoa kỳ, nhưng ai cũng hiểu ý của Bà dân biểu.

Nhật báo "La Stampa", một trong các nhật báo lớn của Ý, xuất bản tại Torino, đăng hình  lớn Ðức Gioan Phaolô II ngồi trên ghế trong Thánh Lễ. Dưới bình này, để tít nổi: "ÐTC nói: Thiên Chúa không phải là căn cớ của những tranh chấp". Dưới tít  có phụ đề thêm như sau: "Từ Kazakhstan, lời kêu gọi người dân thuộc mọi tôn giáo".

Trong bài, đặc phái viên viết như sau: "Từ thành phố này (Astana), từ  Kazakhstan, một Xứ sở được coi là gương mẫu của hòa đồng giữa các người nam nữ thuộc các nguồn gốc và tín ngưỡng khác nhau, tôi muốn kêu gọi mọi người, tín hữu Kitô và tín hữu của các tôn giáo khác, để chúng ta cùng nhau hoạt động trong việc xây dựng một thế giới yêu mến sự sống và phát triển trong công bình và liên đới".

Trong giờ đọc kinh Truyền tin, nhắc lại biến cố xẩy ra tại New York và Washington ngày 11 tháng 9/2001 vừa qua, ÐTC nói: "Chúng ta đừng để cái đã xẩy ra đưa đến việc đào sâu hố chia rẽ. Tôn giáo không bao giờ được dùng như lý do cho một cuộc tranh chấp". Ngài xin cầu nguyện để hòa bình thống trị trên thế giới: "Ước gì mọi dân tộc bất cứ ở phương trời nào, được củng cố bởi sự khôn ngoan Thiên Chúa, hoạt động cho một nền văn minh tình yêu, trong đó không có chỗ cho thù ghét, kỳ thị và bạo động. Với tất cả tâm hồn, tôi nguyện xin Thiên Chúa gìn giữ thế giới trong hòa bình". Ðặc phái viên bình luận: "Tất cả những lời này, trái lại, làm cho mọi người nghĩ đến việc đáp lại hành động chiến tranh của quân khủng bố coi như sắp đến. Ðặc phái viên viết thêm: Chính Ðức Gioan Phaolô II, trong buổi gặp Tổng thống chiều Chúa nhật 23/09/2001, cho biết: ngài đã phải vượt qua một vài ý kiến về hủy bỏ chương trình, để có thể thực hiện chuyến viếng thăm tại Kazakhstan và Arménie.

Về lời kêu gọi "hòa bình, hòa thuận" của ÐTC, ông Gaspare Babiellini Amidei, cựu giám đốc nhật báo Il Tempo di Roma, giải thích trên nhật báo Corriere della sera (24.9.2001) như sau: "Lời kêu gọi hòa bình, hòa thuận của Ðức Karol Wojtyla không có nghĩa là ân xá cho quân khủng bố. Các người của Thiên Chúa không thể và không muốn rằng: hãy để kẻ sát nhân được tự do. Nhưng các vị này có thể và muốn cùng nhau cầu nguyện để việc bắt kẻ sát nhân, không đem theo những lầm lỗi, mà sau đó  có thể  đưa đến chiến tranh thực sự cho thế giới".


Back to Radio Veritas Asia Home Page