ÐTC quyết định viếng thăm
hai quốc gia Kazakhstan và Arménia
theo đúng chương trình ấn định
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC quyết định
viếng thăm hai quốc gia Kazakhstan và Arménie theo đúng chương trình
đã ấn định.
Từ
lúc xẩy ra vụ khủng bố tàn bạo tại New York và Washington, bên
Hoa Kỳ, nhiều người nghĩ rằng: Vatican và chính ÐTC cũng bị nhắm
như mục tiêu phải tiêu diệt của phe Hồi giáo quá khích. Trước
những đe dọa này, Nhà Cầm quyền Quốc Gia Thành phố Vatican
và Chính phủ Ý trong những ngày này gia tăng các biện pháp
an ninh trong Nội Thành và chung quanh Vatican. Những lo sợ
như vậy không phải không có nền tảng. Trong dĩ vãng đã có
những kinh nghiệm đau thương về những vụ khủng bố nhắm vào
chính bản thân ÐTC, Vị lãnh đạo Giáo hội công giáo, nhiều
lúc bị các người Hồi giáo quá khích coi là thiên Tây phương
và là một ngăn trở cho việc lan rộng của Hồi giáo.
Trong
quá khứ, đã xảy ra những vụ khủng bố đối với Vị Lãnh
đạo Giáo hội công giáo. Tháng 11 năm 1970, một vụ mưu sát
đã xẩy ra tại Phi trường Manila, lúc Ðức Phaolô VI
(1963-1978) vừa xuống khỏi máy bay.
Một tên khủng bố trong y phục giáo sĩ đã dùng dao găm
định đâm vào ngài; nhưng nhân viên an ninh đã kịp chặn
đứng vụ ám hại này.
Ngày
13.5.1981, chính ngày kỷ niệm Ðức Mẹ hiện ra tại Fatima, trong
buổi tiếp chung ban chiều tại Quảng trường Thánh Phêrô,
Ðức Gioan Phaolô II đã bị Ali Agca, người Thổ nhĩ kỳ, theo
Hồi giáo, bắn vào ngài hai lần. Theo chính Ali Agca, thì ngài
không thể sống sót. Nhờ phép lạ của Ðức Mẹ Fatima, ÐTC
đã thoát chết, sau gần hai tháng điều trị tại Bệnh viện Bách
Khoa Gemelli. Chính Ðức Gioan
Phaolô II đã công nhận:
"Ðức Mẹ Maria đã cứu
sống tôi". Ngày 12-13.5.1982, ngài đích thân hành hương Fatima
để tạ ơn Chúa và Ðức Mẹ. Cũng chính tại Fatima, trong dịp
này, một tên khủng bố khác trong y phục của một linh mục cũng
định ám sát ÐTC ngay lúc ngài đến Ðền Thánh. Lực lượng
an ninh đã bắt giữ kịp thời
tên khủng bố này.
Báo
chí còn nói đến một vụ đặt chất nổ trên máy bay chở ÐTC
từ Roma đi Philippines tháng Giêng năm 1995, để chủ tọa Ngày
thế giới Thanh niên tại Manila. Vụ này cũng đã được khám
phá kịp thời.
Trong
năm 1984, đã có hai chuyến viếng thăm bị đình lại: chuyến
viếng thăm Liban được ấn định vào tháng 5/2984,
để công bố văn kiện Thượng Hội Ðồng về Liban,
và chuyến viếng thăm Sarajevo, thủ đô Cộng hòa Bosnia-Erzegovina
bị tàn phá vì chiến tranh, được ấn định vào tháng 9/2984.
Tại Liban lực lượng an
ninh đã khám ra vụ mưu sát do những phe tham dự cuộc nội
chiến tại Liban chủ mưu. Tại Sarajevo, vì quân đội Serbi của Tổng
thống Karadzic (Hồi giáo) và
lực lượng Liên Hiệp Quốc không thể bảo đảm an ninh cho ÐTC
được. Trong hai trường hợp này, ÐTC đã phải đình lại
chuyến viếng thăm, không phải chỉ vì an ninh cho bản thân ngài,
nhưng nhất là vì an ninh của chính người dân tuốn ra các ngả
đường đón tiếp ngài và tụ họp chung quanh ngài để cử
hành thánh lễ. Sau đó một thời gian, hai chuyến viếng thăm bị
hoãn lại đã được thực hiện. Nhưng tại Sarajevo, lực lượng
an ninh đã khám phá ra một chất nổ không xa con đường của
đoàn xe tháp tùng ÐTC.
Với
những vụ khủng bố khiếp sợ tại Hoa kỳ, với những kinh
nghiệm của dĩ vãng và với những đe dọa hiện nay, nhiều người,
kể cả một số vị cộng tác chặt chẽ của ÐTC cũng đặt câu
hỏi: Chuyến viếng thăm tại hai quốc gia Kazakhstan và Arméni,
được ấn định từ ngày 22 đến 27 tháng 9/2001 này, có nên
đình lại không? Tại
Kazakhstan, đa số dân cư theo Hồi giáo. Câu hỏi đặt ra đã
được ÐTC gián tiếp trả lời trong những ngày vừa qua.
Tại
Trại Hè Castelgandolfo, thứ bẩy 15.9.2001, trong buổi tiếp Tân Ðại
sứ Arméni trình thư ủy nhiệm, ÐTC nói với nhà ngoại giao rằng:
"Chuyến viếng thăm tới đây của tôi tại Arménie sẽ cho tôi
cơ hội tiếp tục và củng cố con đường đối thoại và con
đường tiến đến hiệp nhất đã được khởi sự với Giáo
hội Tông đồ Arméni". Như vậy ÐTC cương quyết lên đường
theo chương trình đã ấn định.
Cũng
tại Trại hè Castelgandolfo, thứ hai 17.9.2001, trong buổi tiếp kiến
Tân Ðại sứ Cộng hòa Kazakhstan trình thư ủy nhiệm, ÐTC nói:
"Trong vài ngày nữa tôi vui mừng được viếng thăm Quê hương
của Ðại sứ và như thế tôi được tiếp xúc trực tiếp với
Nhà Cầm quyền và người
dân của Ngài, trong những khác biệt phong phú của họ. Các
chủng tộc khác nhau chung sống hòa bình trên lãnh thổ
Kazakhstan, với các nền văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo khác
nhau. Tình hình đa hình thức này là một thách đố
và đồng thời cũng là một cơ hội thuận lợi giúp
phong phú hóa lẫn nhau". Nhân dịp mừng kỷ niệm 10 năm độc
lập khỏi cựu Liên xô, ÐTC
cầu chúc Kazakhstan tiếp tục con đường hòa bình tiến đến
việc thành lập một cộng đồng quốc gia mỗi ngày mỗi đoàn
kết hơn và được phong phú thêm mãi bởi các khác biệt của
mỗi một người dân. Kazakhstan được mời gọi phát triển
thêm mãi cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa và cộng
tác thành thực với các quốc gia lân cận và tiến đến hòa
đồng trong Cộng đồng quốc tế.
Với
những lời xác nhận trên đây của ÐTC, không ai hồ nghi và
dám đặt ra câu hỏi: có nên đình lại chuyến viếng thăm tới
đây tại Kazakhstan và Arménie hay không? ÐTC biết rõ: Tín hữu
Hồi giáo tại Kazakhstan rất
cởi mở và ôn hòa, cho dù có những áp lực của người
Hồi giáo tại miền Nam, nhưng Thủ đô mới Asatana của
Kazakhstan ở miền cực bắc. (Nên nhớ: Kazakhstan là một quốc
gia mênh mông gồm hơn 2 triệu cây số vuông). Tòa Thánh luôn
luôn tín nhiệm vào Kazakhstan, tuy đa số dân cư theo Hồi giáo,
và tín nhiệm vào Vị lãnh đạo của nước này. Ông đã
đến Vatican và chính thức mời ÐTC viếng thăm Kazakhstan. Một
cử chỉ hiếm có đối với các nước Hồi giáo. Ðàng khác,
Kazakhstan là thù địch của phe Taliban hiện cầm quyền tại
Afghanistan và cũng là thù địch của ông Osama Bin Laden, người
bị tình nghi gây nên các vụ khủng bố trên thế giới, chống
lại Hoa kỳ, cách riêng vụ khủng bố vừa qua tại New York và
Washington.
Hơn
nữa, sự hiện diện của
ÐTC tại một miền sôi bỏng này có thể là một lời mời
gọi gián tiếp Hoa kỳ và các Ðồng minh của Hoa kỳ, đừng
quá bước trong những phản ứng và phẫn nộ, nhưng hãy thận
trọng trong những quyết định
và hành động" chỉ nhằm đến công lý: trừng trị người
có tội, chứ không nhằm báo thù, trả đũa" bằng những
vụ oanh tạc dữ dội, ào ạt trên dân chúng vô tội. Những
hành động vội vã như vậy có thể gây nên hậu quả tại hại
và lớn lao hơn nhiều.
Là tín hữu công giáo, bất cứ ở đâu, chúng ta hãy cầu nguyện cho ÐTC và cho chuyến viếng thăm tới đây của ngài tại Kazakhstan và Arménie được nhiều thành quả tốt đẹp.