Buổi tiếp kiến chung
thứ Tư 12/09/2001
tại quảng trường Roma
diễn ra trong bầu khí yên lặng
và cầu nguyện
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Buổi
tiếp kiến chung thứ tư 12/09/2001 vừa qua tại Quảng trường
Thánh Phêrô diễn ra trong bầu khí yên lặng và cầu nguyện.
Nhật
báo "Quan sát Viên Roma" (L’Osservatore Romano) số ra ngày
13.9.2001 tường thuật buổi tiếp chung thứ tư 12.9.2001, ngay sau vụ
tấn công khủng bố tại New York và Washington, với những lời
như sau: "Ðây là một buổi tiếp kiến chung trong yên lặng
và cầu nguyện". Nhật báo công giáo Ý "Tương Lai" (Avvenire)
cũng số ra ngày 13.9.2001, viết: "Từ trước tới giờ, không
bao giờ có một buổi tiếp kiến diễn ra trong bầu khí yên lặng
như vậy". Các người tham dự chỉ nghe tiếng tiếng ÐTC mà
thôi. ÐTC nhận định như sau: "Ðây là một ngày đen tối của
lịch sử nhân loại, là ngày tang tóc và đau đớn". Lời
nầy đã đủ để gây xúc động nơi tâm hồn khoảng 20 ngàn
người hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, trong số
này có 12 ngàn người hành hương do các Cha Dòng Carmelo hướng
dẫn đến Roma mừng kỷ niệm 750 năm "Áo Ðức Bà" đã
được trao cho Thánh Simon Stok và khoảng 300 người hành hương
đến từ các miền khác nhau của Hoa kỳ.
Trước
lúc ÐTC tiến vào Quảng trường Thánh Phêrô trên chiếc xe
Jeep trắng
như mọi lần khác, một giáo sĩ
phụ trách buổi tiếp kiến chung, lên tiếng trước máy
phóng thanh, xin mọi người yên lặng theo ý ÐTC. Buổi tiếp kiến
chung diễn ra trong yên lặng hoàn toàn và cầu nguyện, không vỗ
tay, không hoan hô, không ca hát. Ca đoàn tí hon của một giáo
xứ Roma trong y phục trắng toát của ngày rước lễ lần đầu,
đã chuẫn bị từng tháng trước những bài hát, để dâng kính
ÐTC; nhưng theo ý của ngài, các em đã yên lặng. Các ca đoàn
khác, các nhóm khác cũng có những bài hát dâng kính ÐTC,
nhưng tất cả đều yên lặng, để
chia sẻ nỗi đau đớn của dân tộc Hoa kỳ. Cha Bề trên
Tổng quyền Dòng Carmêlô cũng không đọc diễn văn chào mừng
ÐTC trong dịp kỷ niệm 750 năm "Áo Ðức Bà"ø. Cả ÐTC cũng
không đọc bài giáo lý đã soạn sẵn, được coi như trung tâm
của các buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư , từ trước tới
giờ. Thay vì bài giáo lý, ngài nói đến vụ khủng bố kinh
khủng tại Hoa kỳ.
Buổi
tiếp kiến bắt đầu bằng bài Phúc Âm Thánh Gioan: "Các
con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con".
Sau đó ÐTC nói lên những tâm tình đau đớn và những cảm
tình yêu mến đối
với người dân Hoa kỳ. Cách riêng, ÐTC
nghĩ đến "thân nhân của các người chết đi và các
người bị thương".
ÐTC bày tỏ sự gần gũi thiêng liêng với tất cả mọi
người trong cơn đau khổ và thử thách này.
Cô
Cathy Hmurcik, đến từ Bang Connecticut, Hoa Kỳ,
cùng với nhóm giáo dân thuộc Dòng Ba Carmêlô, lắng
nghe những lời của ÐTC, rồi bình luận như sau: "Nhũng lời
thật kỳ
diệu. Ðối với chúng tôi người Mỹ, hôm nay là một ngày
rất đau đớn. Nhưng được biết ÐTC cùng cầu nguyện
với chúng tôi làm cho chúng tôi can đảm lên". Trong
số 300 người Hoa Kỳ hành hương
Roma và tham dự buổi tiếp kiến chung, thì có những anh
chị em đến từ hai thành
Boston và Newak; và
từ hai nơi này, những người khủng bố
đã cưỡng đoạt máy bay để đâm vào hai tòa nhà
của Trung Tâm Thượng Mại Quốc Tế (World Trade Center) tại
New York và đâm
vào tòa nhà của Bộ Quốc phòng tại Washington. Hai cô sinh viên
Kristin Jankow và Jewellin Dulce, đến từ Chicago, nói như sau: "Cái
đã xẩy ra thật không thể tưởng tượng được, không thể
tin được, thật đáng khiếp sợ, nhưng chúng tôi không sợ
hãi. Thực ra ÐTC mời gọi chúng tôi hy vọng và can đảm. Và
chúng tôi cũng muốn lặp lại lời ngài cho các bạn cùng tuổi
chúng tôi người Ả rập: "Các bạn đừng nghe theo những
người thúc đẩy các bạn đi đến chỗ chết, nhưng hãy nghe
theo những ai rao giảng tình yêu thương và hòa bình".
Vào cuối buổi tiếp kiến chung, ÐTC chào thăm các đoàn hành hương, cách riêng các doàn hành hương do các Cha Dòng Carmelo hướng dẫn, rồi ngài làm phép tượng Ðức Mẹ Carmelo và kết thúc buổi gặp gỡ hằng tuần bằng lời nguyện giáo dân được soạn riêng trong dịp này. Mọi người cầu xin Chúa cho Giáo hội tại Hoa kỳ, "để, dù bị lạc hướng và tang tóc trong lúc này, luôn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn ước muốn hòa giải và hòa bình" - cầu nguyện cho các tín hữu Kitô, "để tiếp tục trở nên chứng nhân của cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên sự tội và sự chết" - cho các vị trách nhiệm các quốc gia "để đừng để mình bị thống trị bởi thù ghét và báo oán và để các vị làm hết sức hầu tránh việc xử dụng vũ khí tàn phá, gieo rắc thêm thù ghét và chết chóc". Sau cùng cho các thân nhân của các nạn nhân, "để họ không bị lấn át bởi đau đớn, thất vọng, và báo thù, nhưng hãy dấn thân trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn" và cầu cho các người bị thương của vụ tấn công khủng bố. ÐTC kết thúc bằng lời nguyện sau đây: "Lạy Thiên Chúa toàn năng và thương xót, xin ban ơn an ủi cho các con cái Chúa và xin mở rộng tâm hồn chúng con cho hy vọng, để thời đại chúng con còn được biết những ngày bình thản và hòa bình". Trước khi ban phép lành cho mọi người, ÐTC cất hát kinh "Salve Regina" (Lạy Nữ vương Mẹ nhân lành), trước tượng Ðức Mẹ Carmelo vừa được ÐTC làm phép và đội triều thiên.
Sau vụ tấn công khủng bố kinh khủng này, HÐGM Hoa kỳ cho phổ biến một thông cáo mời gọi cầu nguyện và đoàn kết quốc gia "trong ngày bi thảm của Ðất nước", cầu nguyện riêng và cầu nguyện chung. Thông cáo viết: "Chúng ta khóc thương biết bao người đã thiệt mạng; chúng ta cầu nguyện cho các anh chị em này được nghỉ yên đời đời và chúng ta cầu xin ơn an ủi cho các gia đình, cho các người bị thương, cho các người dấn thân cứu vớt các nạn nhân và cho tất cả cộng đồng quốc gia". Thông cáo còn viết tiếp như sau: "Chúng ta nói lên sự ủng hộ của chúng ta đối với Tổng thống và các lãnh đạo chính phủ, trên bình diện quốc gia cũng như địa phương, vì các ngài có một trách nhiệm rất lớn lao và khó khăn, trong việc lướt thắng hậu quả của những biến cố không thể tưởng tượng như vậy. Các Giám mục không quên các người khủng bố; Các ngài đã viết như sau: "Xem ra, nếu bi thảm là thành quả của những hành động khủng bố, thì chúng ta cầu xin cả cho những người mang trong mình mối thù ghét lớn lao như vậy đến độ đưa họ đến chỗ phạm những tội ác chống lại tất cả nhân loại. Ước gì họ có thể hiểu rằng bạo động như vậy không đem lại công bình, trái lại chỉ đem đến những bất công lớn hơn nữa". Thông cáo kết thúc bằng lời mời gọi các tín hữu "hãy củng cố đức tin nơi Thiên Chúa và khước từ những thành quả cay đắng của sự thù ghét".