ÐTC Gioan Phaolô II
lên án mọi hình thức kỳ thị
Prepared
for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
ÐTC
lên án mọi hình thức kỳ thị. Ngài yêu cầu: "Phẩm giá
và các quyền của con người phải được bảo đảm và tôn
trọng".
Chúa nhật vừa qua 26.8.2001, trong giờ đọc Kinh Truyền Tin tại Nhà Nghỉ Mát ở Castelgandolfo, ÐTC đã nói đến Hội nghị thế giới về đề tài: "Chống lại chính sách kỳ thị chủng tộc", sẽ được tổ chức tại thành phố Durban, Cộng hòa Nam phi, từ 31 tháng 8/2001 đến 7 tháng 9/2001, với sự tham dự của khoảng gần 200 phái đoàn các nước trên thế giới.
ÐTC
nói: "Trong những thập niên vừa qua, được ghi dấu bởi
việc phát triển chính sách hoàn cầu hóa và được đánh dấu
bởi việc tái phát xuất đáng lo ngại của chủ nghĩa quốc
gia quá khích, bởi bạo động chủng tộc và bởi những hiện
tượng kỳ thị chủng tộc càng ngày càng lan rộng, phẩm giá
con người thường bị đe đọa một cách trầm trọng. Mọi lương
tâm ngay thẳng không thể không lên án cách cương quyết chính
sách kỳ thị chủng tộc, trong
bất cứ tâm hồn hay tại địa diểm nào trên trái đất
này. Tiếc thay, chính sách kỳ thị chủng tộc này luôn luôn
xuất hiện trong những hình thức mới và bất ngờ, vừa gây
xúc phạm và hạ giá gia đình nhân loại". ÐTC nhấn mạnh:
"Chính sách kỳ thị chủng tộc là một tội, vì nó xúc phạm
đến Thiên Chúa và xúc phạm đến con người, được tạo dựng
giống hình ảnh Thiên Chúa".
Sau
đó, để chống lại chính sách kỳ thị chủng tộc, ÐTC nói
phải đối lại bằng việc đón tiếp nhau, bằng việc công nhận
nơi mỗi một người nam, người nữ là anh chị em mình và cùng
với họ cần phải tiến đi trên con đường của tình liên
đới và hòa bình. Vì thế cần phải xúc tiến một công việc
sâu rộng về giáo dục đi đến những giá trị nhằm đề cao
phẩm giá và bảo đảm các quyền căn bản của con người.
ÐTC
kết thúc: "Trong phạm vi hoạt động này, Giáo hội tiếp tục
các nỗ lực của mình và yêu cầu mọi tín hữu góp
phần trách nhiệm của mình vào việc cải hóa tâm hồn, việc
nhậy cảm hóa dư luận và
việc huấn luyện lương tâm con người". Sau cùng ÐTC
phú thác Hội nghị thế giới tới đây tại Durban cho Ðức
Trinh Nữ Maria và
cầu chúc rằng: từ Hội nghị này, sẽ được cũng cố
một ý
chí chung về xây dựng một thế giới tự do và liên đới hơn.
Trong bài nói chuyện Chúa nhật vừa qua 26/08/2001, ÐTC cũng nhắc lại cho các tín hữu và Cộng đồng quốc tế biết đến tư tưởng và hoạt động của Tòa Thánh trong công tác chống "chính sách kỳ thị chủng tộc". Năm 1998, do lời yêu cầu của ÐTC, Hội đồng Công lý và Hòa bình đã soạn thảo một văn kiện, có tựa đề là: "Giáo hội trước chính sách kỳ thị chủng tộc. Ðể tiến đến một xã hội huynh đệ hơn". Và Tài liệu nầy đã được cập nhật hóa trong ấn bản mới.
Vài
phản ứng có thể.....
Cho tới lúc này, có nguy cơ tẩy chay Hội nghị Durban. Theo tin của nhật báo Washington Post, Ngoại trưởng Hoa kỳ, ông Colin Powel, sẽ không tham dự hay chỉ cử một phái đoàn cấp bậc thấp đến mà thôi. Nhưng theo ông Richard Boucher, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao, thì cả việc cử phái đoàn cấp bậc thấp này cũng còn trong vòng cứu xét. Lý do chính của việc tẩy chay là giọng điệu của văn kiện chuẩn bị có tính cách bài "Hoa kỳ và Do thái". Cách đây hai tuần, trong phiên họp chuẩn bị Hội nghị tại Genève (Thụy sĩ), dù phái đoàn Hoa kỳ đã thành công trong việc loại bỏ hai danh từ "chủ nghĩa bài do thái" (Sionisme) và "chủ nghĩa chủng tộc" (Racisme), nhưng các quốc gia khối Ả rập và Hồi giáo đã thành công trong việc giữ lại giọng điệu lên án đường lối chính trị kỳ thị của Do thái đối với người dân Palestine tại các lãnh thổ bị chiếm đóng. Hoa kỳ và Do thái gọi tình hình này là "sự xỉ nhục ". Thứ hai 27.8.2001 vừa qua, Thứ trưởng Ngoại giao Do thái, ông Michael Melchior, tuyên bố: "Cứ tình trạng này, Do thái sẽ không thể đến tham dự Hội Nghị tại Durban được". Ông nói thêm: "Chỉ trích Do thái là điều hợp lý; nhưng Cộng đồng quốc tế chỉ tay vào một quốc gia mà thôi là điều bất công". Theo Ông, thì Hội nghị quốc tế tại Durban là một mưu toan gây thêm thù ghét đối với các người Do thái.
Ðối
với Hoa kỳ những khó khăn tham dự Hội nghị Durban không do
những xung đột hiện nay tại Trung Ðông mà thôi, nhưng còn vì
lý do khác nữa: việc bồi thường cho các nạn nhân của chế
độ nô lệ và thuộc địa. Trong văn kiện chuẩn bị Hội nghị
tại Genève, danh từ "Bồi Thường" (Compensation), dù
được để trong ngoặc kép và chưa được sự thỏa thuận,
nhưng Hoa kỳ không thành công trong việc xóa bỏ danh từ này.
Hơn nữa, thứ hai vừa qua, 27.8.2001, Trung quốc chính thức lên
tiếng ủng hộ "việc bồi thường này", trong bài xã thuyết
của nhật báo tiếng Anh "China Daily". Chính phủ Trung quốc
chủ trương: "Ðối
với cảnh cực khổ không tưởng tượng được do chính sách
thuộc địa và kỳ thị chủng tộc áp đặt trên từng triệu
triệu người dân Châu phi và Châu Á, thì nghĩa vụ luân lý
tối thiểu của các cường quốc Tây phương là chấp nhận một
thái độ đích đáng, thành thực và tích cực".
Lập luận này trở nên rất tế nhị, bởi vì sẽ đưa đến việc gia tăng những tranh chấp hiện nay, như cuộc tranh chấp đang xẩy ra tại Zimbabwe (Châu phi). Tại đây Tổng thống Mugabe từ một năm nay thi hành chính sách "săn đuổi các người da trắng"; và trong Hội Nghị tại Durban, Tổng thống Mugabe muốn rằng: Châu Âu xin lỗi chính thức về chế độ thuộc địa và chính sách nô lệ xưa kia, ngoài việc bồi thường không những cho con cháu các người nô lệ, nhưng còn cho các nạn nhân của chế độ thuộc địa nữa.
Trong bầu khí nghẹt thở như vậy, và -- thêm vào đó--- với cuộc tổng đình công trong hai ngày 29 và 30/08/2001 này, do Liên Hiệp các nghiệp đoàn tổ chức, thành phố Durban chờ đón khoảng 30 vị quốc trưởng, thủ tướng, trong số này có Chủ tịch Fidel Castro của Cuba và ông Yasser Arafat của Palestine, với khoảng 160 ngoại trưởng của các nước trên thế giới.
Chúng ta có thể đặt câu hỏi: Thành công hay thất bại? Bi quan hay lạc quan? Ðã có biết bao Hội nghị thế giới, nhưng thế giới vẫn không tốt đẹp hơn, không hòa bình hơn, không liên đới hơn, không huynh đệ hơn. Thế giới vẫn đói khổ, vẫn đầy những bất công, vẫn cảnh cá lớn nuốt cá bé. Loại bỏ Thiên Chúa ra ngoài xã hội, không bao giờ thế giới sẽ tốt đẹp hơn. Con người không thể loại bỏ Thiên Chúa ra ngoài lịch sử, ra ngoài vũ trụ được, vì Ngài lầ Ðấng Tạo Dựng và là Chủ của Vũ trụ và lịch sử. Chấp nhận hay không chấp nhận, Thiên Chúa vẫn luôn tồn tại, không thay đổi và sẽ xét xử con người sau khi chết.