Vài nét về
Tu Hội Con Ðức Mẹ Hiệp Nhất tại Bắc Ninh
Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Vài
nét về Tu Hội Con Ðức Mẹ Hiệp Nhất tại Bắc Ninh.
Tin
Việt Nam (UCAN 25/10/2001) - Một số thành viên của tu hội
"Con Ðức Mẹ Hiệp Nhất" đang theo học
tại Thành Phố Sàigòn, và cư ngụ tại tư gia của một
giáo dân thuộc giáo xứ Thị Nghè, tổng giáo phận Sài gòn,
đang phải đương đầu với nhiều khó khăn.
Chị
Têrêxa Hồng Ngọc Linh, thành viên của tu hội, hiện đang học
thần học tại Sài Gòn, nói với hãng thông tấn UCAN rằng:
10 chị em trong tu hội lo lắng, "có lẽ" phải dọn sang chỗ
ở khác vì căn nhà một phòng của các chị bị hư hại, sau cơn
lụt mới đây. Dù thế, so với các chị em đang sống tại trụ
sở chính của tu hội ở miền bắc, thì các chị hiện còn
đỡ vất vả hơn nhiều, vì
dù sao, các chị trong miền nam này còn có cơ hội để học hành.
Chị cho biết thêm: mỗi tháng, tu hội cấp cho mỗi chị em 210,000
đồng (khoảng USD$14) để chi phí cho việc học và tiền ăn ở,
ngoài ra, các chi tiêu cá nhân thì mỗi
người tự lo liệu lấy.
Mặc
dù Bắc Ninh là một giáo phận lớn, nhưng tu hội "Con
Ðức Mẹ Hiệp Nhất" còn gặp nhiều khó khăn về mặt tài
chính. Và theo chị Linh: "Ưu tư quan trọng nhất của tu hội là
tìm nguồn kinh phí để có thể tạo điều kiện cho những chị
em có khả năng trong tu hội, được đi học, để
sau đó trở lại phục vụ giáo phận."
Dù
có nhiều khó khăn nhưng tu hội đang điều hành một xưởng
may tại Hà Nội nhận dạy nghề cho những trẻ em nghèo và tàn
tật. Tu hội còn hỗ trợ kinh phí cho 4 trong số 9 trại cùi ở
miền bắc, nhưng nói chung là do các nhà hảo tâm tài trợ.
Theo
chị Maria Trần Thu Hương, vào những năm đầu thập niên 1960
giáo phận Bắc Ninh chỉ có hai linh mục, nên người Công giáo
ít có cơ hội học giáo lý và dự thánh lễ đều đặn. Chị
cho biết, chị có được ơn gọi là nhờ các thành viên của
tu hội. Chị nói "Hồi còn nhỏ, tôi chẳng biết thế nào
là đi tu vì không có linh mục hướng dẫn và cũng không
được học giáo lý. Thấy các chị trong giáo xứ làm những
việc tốt như dạy học, dọn dẹp nhà thờ, thăm viếng các bệnh
nhân, tôi rất thích và xin tham gia."
Năm
1963 Ðức Giám mục giáo phận Bắc Ninh hồi đó,
mà nay là Ðức Hồng
y Phaolô Giuse Phạm Ðình Tụng, đã tập hợp và huấn luyện một
số chị em độc thân với ý định thành lập một tu hội
đời. Theo lời chị Hương: vào thời điểm đó, chị em trong tu
hội không dám công khai hoạt động vì sợ bị nhà cầm quyền
và công an theo dõi, nên tạm thời chia thành từng nhóm làm
việc và phục vụ tại các giáo xứ, mỗi nhóm đề ra một
nhóm trưởng. Công việc chủ yếu của các chị là dạy giáo
lý và dạy chữ cho trẻ em ở các giáo xứ. Hàng năm, các
chị tập trung về tòa giám mục để tĩnh tâm và trao đổi kinh
nghiệm phục vụ cũng như chia sẻ những khó khăn để cùng tìm
hướng giải quyết.
Một
số thành viên lớn tuổi của tu hội nói với hãng thông tấn
UCAN như sau: trước đây, chị em phải làm mọi công việc như
làm ruộng, gánh phân, may vá để có nguồn kinh phí cho tu hội
hoạt động và chỉ có một số ít chị em dạy học. Vì trong hoàn
cảnh quá khó khăn như vậy, nhiều người đã bỏ ơn gọi hoặc
chuyển sang tu hội khác.
Kể
từ năm 1990, tu hội đã có bảy chị tốt nghiệp đại học và
hơn 10 y tá. Các chị đã hoàn tất việc học tại Sài Gòn đề
trở về quê nhà tại miền Bắc để phục vụ. Tu hội cũng có
một số chị đang được huấn luyện những kỹ năng đặc biệt
để làm việc với các trẻ tàn tật tại Trung tâm Hỗ trợ
Trẻ Khuyết tật và Mồ côi Thị Nghè tại Sài
Tu hội hiện có 300 thành viên, là những phụ nữ độc thân, tự nguyện sống đời tận hiến và phục vụ tại các giáo xứ trong giáo phận Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 130 km về phía đông bắc. Theo một nguồn tin của giáo phận, tu hội đã đệ trình hiến pháp của tu hội lên Tòa Thánh để xin phê chuẩn.