Vietnam's Communist Party Secretary General Nong Duc Manh (R) shares a light moment with visiting U.S. Secretary of State Colin Powell (L) underneath the bust of Ho Chi Minh at the Communist Party headquarters in Hanoi July 26, 2001. Powell, on his first visit in the country since his wartime service, is attending the Association of South East Asian Nations Regional Forum in the Vietnamese capital. (Rathavary Duong/Reuters)
Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam ôn hòa lật đổ Cộng Sản Việt Nam.
WASHINGTON (VB) 26/7/2001- "Hoa Kỳ Vẫn Còn Có Thể Thắng Ở Việt Nam" (US Can Still Win in Vietnam). Ðó là nhan đề bài viết của dân biểu Henry J. Hyde (Cộng Hòa, Ill.), chủ tịch Ủy Ban Quan Hệ Quốc Tế Hạ Viện, đăng trên báo Wall Street Journal hôm Thứ Tư 25-7-2001. Dưới đây là bản dịch toàn văn của Việt Báo:
Ngoại Trưởng Colin Powell đã tới Hà Nội hôm Thứ Tư để dự hội nghị ASEAN. Ông Powell nên đưa thông điệp công khai tới các bạn đồng minh của chúng ta, nhân dân Việt Nam. Ông nên nói với họ rằng chúng ta vẫn quyết tâm chiến thắng tại Việt Nam. Thực sự, chiến thắng là chắc chắn, nhưng chỉ nếu chúng ta muốn tiếp tục cuộc chiến.
Lời này có thể ngạc nhiên cho nhiên co những ai nhìn trên TV năm 1975 cảnh xe tăng Bắc Việt đẩy sập cổng dinh tổng thống Việt Nam Cộng Hòa và sứ quán Mỹ. Nhưng ngay cả khi Nam Việt Nam sụp đổ, mục tiêu mà chúng ta chiến đấu - thiết lập 1 Việt Nam tự do và độc lập - vẫn còn có thể đạt được.
Sự giúp đỡ của chúng ta vẫn còn được cần tới, nếu dân Việt Nam muốn thắng cuộc chiến không cân sức chống lại kẻ thù chung của chúng ta: chế độ đàn áp ở Hà Nội. Mục tiêu chúng ta phải rõ ràng: giúp dân Việt Nam sáng lập 1 chính phủ dân chủ.
Ðể giúp được dân Việt Nam, chúng ta phải làm sáng tỏ các huyền thoại đã làm chúng ta tê liệt. Thí dụ, không như trường hợp Pháp, Mỹ chưa bao giờ thất bại quân sự ở Việt Nam. Khi Mỹ tham chiến đầu thập niên 1960s, chính phủ Sài Gòn chỉ kiểm soát được ít vùng quê và đang co cụm lại, với Cộng Sản Việt Nam chiếm đa số vùng đất. Khi chúng ta rút quân năm 1973, tới 80% hoặc hơn của lãnh thổ và dân số là do Sài Gòn kiểm soát, và hạ tầng cơ cấu và cán bộ Cộng Sản ở Nam Việt Nam gần như bị quét sạch.
Sự chinh phục, khi xảy tới 2 năm sau, là trong tay những người lính Bắc Việt. Ðó bởi vì Việt Cộng, nguyên được khai sinh để làm lực chính kình lại quân đội Mỹ trong thập niên trước, đã bị đánh tơi tả. Hà Nội đã phải đưa quân đội xâm chiếm Miền Nam chỉ sau khi Quốc Hội Mỹ cấm trợ giúp thêm cho Việt Nam Cộng Hòa.
Vậy thì, làm sao mà chiến thắng quân sự của chúng ta lại bị gọi là thảm bại? Bởi vì Nam Việt Nam bị địch tràn ngập? Ðó có thể là 1 loại thất trận, nhưng không nhất thiết là 1 trận cuối. Có phải việc Pháp đầu hàng Ðức là thảm bại cuối cùng đối với Ðồng Minh, hay đó chỉ là một màn giữa cho tới khi 1 cuộc giải cứu có thể được tổ chức và tự do được hồi phục? Chúng ta có nghĩa vụ với chúng ta, với các quân nhân Mỹ đã tham chiến ở Việt Nam, và quan trọng nhất là với nhân dân Việt Nam, để nhập cuộc lại tác chiến. Chúng ta có cơ hội tuyệt diệu để khởi đầu: Quốc Hội đang cứu xét bản thương ước với Việt Nam mà chế độ Hà Nội rất mong muốn, và cũng sẽ bỏ phiếu tuần này về quan hệ mậu dịch bình thường với Việt Nam. Tôi ủng hộ những bản thương ước này, bởi vì tôi tin chúng có lợi cho cả dân Mỹ và dân Việt. Nhưng chúng at nên dè dặt đừng cho cảm nghĩ rằng chúng ta đã quyết định bỏ lơ các tàn ác của chế độ để ôm lấy quyền lợi thương mại, hay là chúng ta đã quên nhân quyền của dân Việt Nam.
Cho nên, tôi thúc giục rằng, trong khi ở Hà Nội, Ngoại Trưởng Powell phải công khai, trong khi bày tỏ ủng hộ thương ước, nói lên rằng chúng ta có ý định hoàn tất nhiệm vụ nguyên khởi bằng cách giúp dân Việt Nam thành lập 1 chính phủ dân chủ 1 cách ôn hòa.
Mặc dù sức mạnh quân sự và kinh tế Mỹ cho chúng ta nhiều cơ hội để ảnh hưởng, vũ khí quan trọng nhất của chúng ta chỉ đơn giản là nói lên công khai, lớn tiếng, và thường xuyên, vượt quá khả năng của Hà Nội để im lặng. Hoa Kỳ có thể bị đánh bại ở Việt Nam chỉ nếu chúng ta quên đi vì sao chúng ta tham chiến ở đó, và chỉ nếu chúng ta thường trực bỏ rơi nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến bất cân sức của họ chống độc tài.