Những cán bộ lão thành
của Ðảng Cộng Sản Việt Nam
viết thư yêu cầu hủy bỏ Nghị Ðịnh 31/CP
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
Nối kết, tờ báo xuất bản chui, tiếng nói của những người Việt Nam yêu nước, số xuất bản ngày 19/07/2001 có viết bài Ðối Thoại, và ghi lại lá thư gửi Ðại Hội Ðảng Cộng Sản Việt Nam yêu cầu hủy bỏ nghị định 31/CP. Một Nghị Ðịnh phản dân chủ và vi phạm nhân quyền. Sau đây chúng tôi xin gửi đến đồng bào Việt Nam khắp nơi bài viết Ðối Thoại của tờ Báo Nối Kết:
Nối Kết tiếp tay tán phát cho tới khi nào có tự do dân chủ thật sự trên đất nước Việt Nam
Ðối thoại - Ðối thoại - Ðối thoại (19 tháng 7 năm 2001)
(Tiếng nói của chủ nhân đất nước - Ðối thoại để có dân chủ)
Ðất nước không có tự do dân chủ, vì Ðảng và nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp tục né tránh đối thoại giải quyết các tệ trạng xã hội, tiếp tục bám con đường phản dân chủ, phản tiến bộ, bằng chứng là vẫn dùng nghị định 31/CP mở rộng đàn áp nhân dân mọi tầng lớp, tạo cho dịp cho bọn cường hào địa phương lạm dụng làm băng hoại đất nước. Ðối thoại xin gửi đến các bạn bức thư tố giác tiếp tục của các nhà cách mạng và trí thức bắc hà đấu tranh cho tự do dân chủ, đòi "đảng và quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hãy thực thi lời nói đi đôi với việc làm"
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2001
Kính gửi: Quốc Hội khoá X, đang họp tại Hà Nội,
Chúng tôi là các lão thành cách mạng, những người từng ở cấp lãnh đạo tỉnh, cấp TƯ đã nghỉ hưu, những cựu chiến binh, cán bộ quân đội đã nghỉ hưu, những nhà khoa học, nhà báo, nhà văn, tất cả là 17 người có ghi tên tuổi, danh vị và địa chỉ rõ ràng, đã gửi thư tới Quốc Hội ngày 26/2/2001, đề nghị Quốc Hội cho hủy bỏ Nghị định 31/CP, vì Nghị định này đã vi phạm Hiến pháp và luật pháp nước nhà, bắt quản chế công dân Tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ tức Hà Sĩ Phu không qua toà án phán xử. Ðó là một Nghị định phản dân chủ, phản tiến bộ, mở đường cho sự lạm dụng quyền hành của các chính quyền địa phương đối với sinh mệnh của nhân dân. Nó đã bị dư luận trong nước lên án và cả ngoài nước phản đốị (Có cần nhắc đến, báo đài thế giới bình phẩm: ''Có lẽ ông Võ Văn Kiệt muốn mở rộng nhà tù ra khắp nước VN'').
Ðiều 72 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ghi: ''Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật''. Ðiều 2 Bộ Luật Hình Sự nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: ''Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp''.Hiến pháp và pháp luật đã ghi rõ ràng như vậy, mà Nghị định 31/CP do ông cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 14/4/1997, lại cho phép các địa phương giam giữ người quản chế tại gia một cách tuỳ tiện, không qua toà án xét xử. Thời hạn quản chế 02 năm. Nghĩa là một thứ tù ngoại trú, tù tại nhà mình, nhà nước không phải xây xà lim và không mất cơm nuôị Những nhà trí thức bị quản chế là các ông:
- Nhà khoa học Nguyễn Xuân Tụ tức Hà Sĩ Phu
- Nhà thơ Bùi Minh Quốc
- Nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự
Việc đàn áp phi pháp các nhà khoa học, nhà văn Ðà Lạt diễn ra liên tục nhiều năm nay, đặc biệt là với TS Nguyễn Xuân Tụ. Quyết định khởi tố ông Nguyễn Xuân Tụ, ngày 10/5/2000, số 07/QÐ, của Công an tỉnh Lâm Ðồng về tội danh "phản bội Tổ Quốc" là một quyết định hoàn toàn vô căn cứ, ngụy tạo, trái pháp luật và phi đạo lý nên bị dư luận trong nước và quốc tế lên án quyết liệt. Do đó, sau 8 tháng đã phải đình chỉ vụ án và trả tự do cho TS Nguyễn Xuân Tụ, ngày 05/01/2001, theo Quyết định số 1/QÐ của Công an tỉnh Lâm Ðồng do Ðại tá Nguyễn Văn Ðộ ký. Như vậy là ông Nguyễn Xuân Tụ hoàn toàn vô tội và được trở về đời sống công dân một cách đầy đủ trọn vẹn theo đúng điều 72 Hiến pháp và điều 2 Bộ Luật hình sự. Nhưng trớ trêu thay, chỉ sau đó hơn một tháng, tức ngày 09/2/2001, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Ðồng lại dựa vào cái Nghị định 31/CP - một Nghị định vi hiến như mọi người đều biết - mà ra Quyết định số 338/QÐ - UB nhằm quản chế hành chính ông Nguyễn Xuân Tụ với thời hạn là 24 tháng. Và từ ngày đó trở đi, ông Nguyễn Xuân Tụ lại bị quản chế tại gia, phải thường xuyên tới Sở Công an Lâm Ðồng trình diện và làm kiểm điểm.Sự quản chế rất ngặt nghèo, bắt ngồi viết kiểm điểm, viết đi viết lại rất nhiều lần, bắt đến trình diện với công an địa phương hàng tuần, hàng ngày, bắt trả lời những câu hỏi lặp đi lặp lại đến phát ngấỵ Hoặc là công an không có việc làm, hoặc là muốn làm rối loạn thần kinh người bị quản chế phải phát điên. Ðó đều là những hình thức đối xử dã man vi phạm quyền công dân, quyền con ngườị Nói thực ra, tù quản chế, về một góc độ nào đó, còn khổ hơn cả tù thành án. Như thế mà bảo chúng ta tôn trọng nhân quyền trước thế giới được sao?
Chúng ta thường đề cao khẩu hiệu ''Mọi ngườI sống và làm việc theo luật pháp''. Vậy Nghị định 31/CP giẫm đạp lên luật pháp như thế, Quốc Hội chịu để yên sao?
Gần đây lại mở rộng Nghị định 31/CP ra quản chế các vị Hoà thượng đạo Phật Thích Quảng Ðộ, Ðại sư đạo Hòa Hảo Ðỗ Quang Liêm, Linh mục đạo Thiên Chúa Nguyễn Văn Lý, và vừa rồi ra lệnh bắt giam ông ta. Rồi còn mở rộng đến đâu nữa, ai mà biết được.Lại một lần nữa, chúng tôi đề nghị Quốc Hội, cơ quan quyền lực cao nhất nước của nhân dân, cho chấm dứt hành động nàỵ Nếu công dân có tội, đề nghị đưa ra toà án xét xử hẳn hoi. Bãi bỏ nghị định 31/CP, một Nghị định làm thành vết nhơ cho dân tộc trước nhân dân thế giới, làm xấu hổ vong linh những người đã khuất cho công cuộc giải phóng đất nước để mang lại tự do, hạnh phúc cho mọi người.
Cụ Hồ đã nói: ''Nước có độc lập mà dân không được tự do, không được hạnh phúc, thì độc lập ấy không có nghĩa lý gì''. Chúng tôi nghĩ rằng, nếu Cụ Hồ còn sống, không bao giờ Cụ cho thông qua và áp dụng thứ Nghị định phản dân chủ như vậy.
Chúng tôi tha thiết đề nghị Quốc Hội kỳ họp thứ 9 khoá X cho xem xét lại Nghị định này và phủ quyết nó, đảm bảo đúng Hiến pháp và luật pháp đã ban hành của nước nhà.
Chúng tôi cũng trân trọng đề nghị tân Tổng bí thư Nông Ðức Mạnh và Ban lãnh đạo mới của Ðảng cùng Quốc Hội hãy thực thi lời nói đi đôi với việc làm. Văn kiện Ðại hội khoá 9 thông qua, có ghi hai chữ DÂN CHỦ, vậy hãy thực hiện DÂN CHỦ, mở đầu bằng việc hủy bỏ Nghị định 31/CP, để lấy lại lòng tin trong nhân dân.
Hà Nội, ngày 1 tháng 6 năm 2001
Những người ký tên:
Hoàng Minh Chính (ký tên), 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Hoàng Tiến (ký tên), A11-P420 Thanh Xuân Bắc, Hà Nội
Nguyễn Văn Ðào (ký tên) , 15 Phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Phạm Quế Dương (ký tên), 37 Lý Nam Ðế, Hà Nội
Trần Bá CC Binh (ký tên), 53 Cầu Gỗ, Hà Nội
Nguyễn Thanh Giang (ký tên), A13 P9 TTPK Hoà Mục, Hà Nội
Trần Dũng Tiến (ký tên), 12-95 Phố Cự Tộc, Hà Nội
Lê Giản (ký tên), 8 Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội
Ðậu Qúy Hạ (ký tên), 40 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Chu Thành (ký tên), 67 Ngõ sông Tô Lịch, Hà Nội
Trần Ðại Sơn (ký tên), 51 Hàng Bài, Hà Nội