Hai nhà văn Việt Nam

được giải thưởng Nhân Quyền

vì có can đảm trực diện

với truy bức chính trị tại Việt Nam

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

2 Nhà Văn VN được giải thưởng Nhân Quyền vì có can đảm trực diện với truy bức chính trị tại Việt Nam.

NEW YORK (VB) 26/06/2001 - Nhà văn Bùi Ngọc Tấn và sử gia Phạm Quế Dương là hai nhà văn Việt Nam trong nhóm các nhà văn thuộc 20 quốc gia được trao giải nhân quyền Hellman/Hammett để công nhận lòng can đảm trực diện với truy bức chính trị, theo tin từ Hội Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch, viết tắt HRW) loan baó hôm Thứ Ba 26/06/2001.

Mỗi năm, hội HRW trao tặng các giải thưởng này cho các nhà văn toàn cầu bị biến thành mục tiêu truy bức chính trị. Chương trình này khởi đầu năm 1989 khi những người thụ hưởng di sản các nhà văn Hoa Kỳ Lillian Hellman và Dashiell Hammett yêu cầu hội HRW mở chương trình trao tặng các nhà văn bị trở ngại tài chánh vì bị truy bức sau khi trình bày quan điểm của họ. Tổng số tiền các giải năm nay là 175,000 đô la.

Bản tin của Hội HRW ghi về tiểu sử 2 nhà văn VN này như sau:

Bùi Ngọc Tấn khởi nghiệp nhà báo năm 1954, viết phù hợp với quan điểm Ðảng CSVN. Dần dần, ông phê phán quan điểm của đảng. Năm 1968, ông bị bắt vì là "phần tử chống đảng và xét lại" và bị giam không xét xử từ 1968 tới 1973. Sau khi ra tù, ông viết truyện ngắn và tiểu thuyết nhưng bị cấm xuất bản, và phải kiếm sống bằng nghề lao động. Năm 1995, ông được cho phép xuất bản lại Cuốn "Những Người Rách Việc" in năm 1995, và "Một Ngày Dài Ðăng Ðẳng" in năm 1999 có tính phê phán chế độ nhẹ nhàng. Năm 2000, ông in "Chuyện Kể Năm 2000", khui sự thật về chính sách trại tù CSVN. Sách lập tức bị thu hồi và đốt. Ông bị thẩm vấn liên tục, và bây giờ bị theo dõi.

Phạm Quế Dương gia nhập Quân Ðội CSVN năm 1945 lúc 14 tuổi. Trong 40 năm kế tiếp, ông lên cấp đại tá. Năm 1982, ông là chủ bút Tạp Chí Lịch Sử Quân Sự và để toàn thời gian cho nghề viết. Năm 1986, ông bị mất chức vì không chịu tuân lệnh im lặng trước hiện tượng đấu tố các cán bộ bị trục xuất. Năm 1990, ông bị điều tra và bị tố là ủng hộ Trần Xuân Bách, Tổng Bí Thư của Ðảng CSVN của Ðại Hội 7, người bị lột chức vì bênh vực chủ nghĩa đa nguyên [chính trị]. Năm 1990, Phạm Quế Dương rút khỏi Ðảng để bênh vực 1 nhà bất đồng chính kiến khác, và trở thành người hoạt động cho dân chủ. Nhà ông bị lục soát nhiều lần, điện thoại bị thu băng, email bị ngăn cản và thường bị công an gọi lên đồn thẩm vấn.

 


Back to Home