Ðảng cộng sản Việt Nam
bắt hay tạm bắt LM Nguyễn Văn Lý
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan
Ðảng Cộng Sản Việt Nam bắt hay tạm bắt LM Nguyễn văn Lý?
THỤY SĨ (25/05/2001) – ÐẢNG CSVN BẮT HAY TẠM BẮT LM NGUYỄN VĂN LÝ? Ðảng Cộng Sản Việt Nam không thể bắt, nhưng cũng không thể không bắt linh mục Nguyễn Văn Lý. TỰ DO TÔN GIÁO HAY LÀ CHẾT! Những gì xảy ra tại Nguyệt Biều, rồi An Truyền, chứng tỏ phải hiểu khẩu hiệu này theo nghĩa đen. Từ tháng 12 năm ngoái (2000) tới nay, lời nói việc làm của linh mục Nguyễn Văn Lý và các bạn ông biểu lộ một ý chí đấu tranh bất bạo động, tuyệt đối bất bạo động. Nhưng quyết liệt, trực diện và toàn diện. Lm Nguyễn Văn Lý buộc nhà cầm quyền phải chọn lựa: hoặc bắt ông, thủ tiêu ông và các bạn đấu tranh của ông, giáo dân cũng như linh mục, hoặc nhanh chóng trả tự do cho các tôn giáo, cho toàn dân. Không có giải pháp thứ ba. Không thể tiếp tục chờ đợi được nữa.Trả lời của nhà cầm quyền ấp úng, bị động. Sáng sớm ngày thứ năm 17-05-01, họ bắt lm Nguyễn Văn Lý như đi ăn cướp, nhưng cũng không khác bọn đi ăn trộm. Vừa lộ liễu, vừa lén lút. Báo Nhân Dân ngày 17-05-2001 tít: BẮT TẠM GIAM NGUYỄN VĂN LÝ VÌ HÀNH VI CHỐNG ÐỐI PHÁP LUẬT. Vẫn một lối ấp úng. Thế nào là bắt tạm, giam tạm? Sợ rằng bắt, dư luận trong và ngoài nước sẽ phản ứng dữ dội? Sợ rằng không bắt, người ta chê cười? Vậy tạm được ngày nào hay ngày ấy? Tạm như cái ghế mình đương ngồi để tham nhũng, hối lộ; như cái độc quyền mình đang nắm trong tay để cố hưởng những đặc lợi đã đến hồi tàn?
Bắt cha xứ, đàn áp giáo dân
Linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị bắt sáng sớm ngày thứ năm, 17/05/2001. Tin cha Nguyễn Văn Lý bị bắt đã lập tức lan đi toàn thế giới. Nọâi hai ngày 17-18/05, hãng Reuters, bằng tiếng Anh, hãng AFP, bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, đánh đi mấy chục bản tin liên quan tới việc cha Nguyễn Văn Lý bị bắt. Riêng hãng AFP, có thể đếm được 33 bản tin.
Nhưng chi tiết chính xác và rõ ràng hơn cả tất nhiên là bản tin của lm Phan Văn Lợi, bạn đấu tranh của cha Nguyễn Văn Lý, qua bài phỏng vấn của đài Tiếng Nước Tôi, thực hiện ngày 17-05-2001. Trích dẫn:
« Từ cả tuần nay công an đã gia tăng số người kiểm soát An Truyền. Họ nằm phục xung quanh giáo xứ cả ngày lẫn đêm, rất đông, đến hai ba trăm người. Sáng ngày 17/5/2001, lúc 4 giờ rưỡi sáng thì họ đã kéo tới với một lực lượng đông đảo gồm khoảng 600 người mặc sắc phục. Họ đã đi vào nhà xứ, lúc đó thì cha Lý ở trên lầu và đang gọi điện thoại. Ở tầng dưới thì có những thanh niên vốn ở lại với ngài vào ban đêm để canh gác. Có một số thanh niên tỏ vẻ kháng cự khi thấy công an xuất hiện và hạch hỏi. Có hai thanh niên đã bị đem ra trụ sở xã cách đó chừng 100 mét và đã bị đánh cho nhừ tử. Vào khoảng 5 giờ thì Cha Nguyễn Văn Lý ở trên lầu đi xuống và công an ập vào. Công an bắt tất cả mọi người trong nhà của Cha Nguyễn Văn Lý, tức là gồm một số thanh niên đó, phải áp mặt vào tường, không được thấy những gì họ làm.
Họ đã lục soát, lấy đi của ngài bốn cái máy điện thoại di động cùng nhiều giấy tờ, và dĩ nhiên có nhiều tiền bạc nữa. Những người đã có mặt sau đó kể lại rằng công an đưa cho ngài một văn bản để bắt ngài phải ký vào nhưng ngài nhất định không ký và vì vậy họ đã còng tay. Khi biết cha sở của mình đang bị công an tới bắt thì các giáo dân đang đọc kinh trong nhà thờ liền túa ra đằng sau nhà xứ, nằm sau nhà thờ. Họ đã cố gắng để bảo vệ cha xứ nhưng vì công an quá đông. Hơn nữa, công an đã bố trí sẵn, chặn mọi ngả lối vào nhà xứ và nhất là họ đã dùng roi điện để dí vào những ai quyết tâm xông đến bảo vệ Cha Nguyễn Văn Lý. Vì vậy đã có những người bị đánh bằng roi điện ngã lăn ra, trong đó có những ông già, bà lão.
Giáo dân bất lực đứng nhìn công an bắt cha sở của mình mà không thể làm gì hơn ngoài việc kêu khóc. Sau khi bắt cha Nguyễn Văn Lý và dẫn cha đi ra xe trong bộ thường phục - lúc ấy ngài đang mặc y phục thường thôi - thì công an đã triệu tập giáo xứ và đọc biên bản. Công an cho biết họ đã lấy của cha Nguyễn Văn Lý bốn cái máy điện thoại di động và giấy tờ, chỉ có chừng đó. Giáo dân biết rằng họ có lấy tiền của ngài ít nhất là hai ngàn đô la mà ngài đang bỏ trong hộc tủ. Chắc chắn con số này còn nhiều hơn thế mà họ vẫn không ghi vào biên bản. Sau khi công an dẫn cha Nguyễn Văn Lý đi, bổn đạo hết sức bàng hoàng nhưng họ vẫn còn đủ tĩnh táo để rồi lúc sáng sớm, họ tỏa đi khắp nơi, chia nhau đi các nơi đến tòa giám mục, đến nhà chung, đến các cộng đoàn, dòng tu để báo hung tin cha Nguyễn Văn Lý, cha sở của họ, đã bị bắt. (..). Ở trong giáo phận Huế cực lực lên án hành động này và nhất là giáo dân An Truyền.
Giáo dân Nguyệt Biều nữa cũng lấy làm phẫn nộ. Chính trong lúc mà công an về An Truyền thì có một tốp công an nữa cũng lên án ngữ giáo xứ Nguyệt Biều, bởi vì họ sợ giáo dân Nguyệt Biều sẽ làm một cái gì đó để tỏ lòng hiệp thông đối với vị chủ chăn của họ. Cho tới bây giờ thì người ta không biết Cha Nguyễn Văn Lý bị bắt đi đâu và giam ở đâu ». Sau này biết được lm Nguyễn Văn Lý bị giam tại nhà tù Thừa Phủ, Huế.
Kế hoạch bắt LM Nguyễn Văn Lý
Về kế hoạch bắt, một nguồn tin từ Hà Nội cho biết là để bắt giữ Linh Mục Nguyễn văn Lý, Cộng sản Việt Nam đã cử tên Thiếu tướng Nguyễn khánh Toàn, Ủy viên trung ương đảng, Thứ trưởng thường trực bộ công an cùng với hai cán bộ cao cấp từ Hà nội vào Huế ngày 14 tháng 5/2001 để thảo kế hoạch với Hồ xuân Mãn, Bí thư tỉnh, kiêm chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế. Lúc đầu, kế hoạch được dự tính diễn ra vào ngày 15 tháng 5/2001 với khoảng 300 công an được huy động, nhưng bị hủy bỏ vào phút chót, vì Hà Nội sợ là đột nhập vào ban ngày sẽ bị giáo dân, nhất là hơn 80 thanh niên bảo vệ Linh Mục Nguyễn văn Lý phản ứng mạnh, gây ra những cuộc xung đột khó lường. Dù vậy, Cộng sản Việt Nam vẫn giữ nguyên lực lượng công an 300 người canh gác và kiểm soát mọi sự ra vào giáo xứ An Truyền.
Ðến 4 giờ 30 sáng ngày 17 tháng 5/2001, Cộng sản Việt Nam đã thực hiện kế hoạch bắt cha Nguyễn Văn Lý lần thứ hai. Hà nội một mặt sử dụng 300 công an đang canh gác tại chỗ tiến vào trong giáo xứ để án ngữ tất cã các lối ra vào. Mặt khác, Tỉnh ủy đã huy động thêm 300 công an khác với khoảng 30 chiếc xe bus, đột nhập vào nhà xứ và nhà thờ để bắt cha Nguyễn Văn Lý. Diễn tiến vụ bắt bớ xẩy ra không đầy 30 phút, công an đã đưa cha Lý lên một chiếc xe bus bít bùng, rồi chở thẳng đến Lao Thừa Phủ. Hiện nay Cộng sản Việt Nam tiếp tục giam giữ Cha Nguyễn Văn Lý ở đây và hàng ngày bị những cán bộ cao cấp từ Hà nội lấy cung. Nhưng ngay từ trước khi bị bắt, Cha Nguyễn Văn Lý đã tuyên bố là Ngài sẽ không nói, không ăn, không viết dù có bị đánh đập hay hăm dọa nên Cộng sản Việt Nam vô cùng bực tức. Ðược biết tên Thiếu tướng Nguyễn khánh Toàn là đàn em cật ruột của tên Bộ trưởng công an đại gian ác Lê minh Hương thuộc phe ma đầu sắt máu Lê khả Phiêu.
Lm Nguyễn Văn Lý tuyệt thực
(Trích hai bản tin từ Huế)
Huế 21-05-2001:
Từ khi Công An Cộng Sản bắt giam, LM Nguyễn Văn Lý đã bắt đầu tuyetä thực. Ðến hôm nay (21/05/2001), ngài đã lâm vào trạng thái hôn mê, ngất xỉu. Bọn CACS đã phãi đưa LM Nguyễn Văn Lý qua bệnh viện Huế, gần lao xá Thừa Phủ, để cứu chửa. Chúng tôi sẽ phối kiểm tin tức này để tường trình cùng quí vị.
Trước đây, LM Nguyễn Văn Lý đã từng tuyên bố nếu khi nào CS bắt giam, ngài sẽ thực hiện chế độ 3 không: Không Ăn Uống, Không Nói, Không Viết. Nếu LM Nguyễn Văn Lý có chết thì chính CS sẽ chịu trách nhiệm về cái chết của ngài vì chính sự bắt bớ tàn ác của nhà nước CS đem đến cái chết cho linh mục.
HUẾ 22-05-2001:
Sáng hôm nay (22/05/2001), chúng tôi đã kiểm chứng chính xác là: Lm Nguyễn Văn Lý đã bị ngất xỉu sau những ngày tuyệt thực từ hôm 17-5-2001 và CACS đã mang ngài vào bệnh viện Ðồn Mang Cá. Ðây là một bệnh viện trong thành nội Huế dành riêng cho CACS. Nhưng khi nhân viên bệnh viện tìm cách chích nước biển (serum) cho Lm Nguyễn Văn Lý thì ngài đã dùng hết sức lực của mình để cố giựt kim chích ra ngoài. Ðây là một hành động rất kinh nghiệm của Lm Nguyễn Văn Lý để tránh những thủ đoạn gian manh của CS mà nhiều người lo ngại là bọn CS sẽ tiêm những chất hóa học để giết ngài hoặc làm nguy hại thể chất cũng như tinh thần của Linh mục ».
Tự do hay là Chết
Sự kiện cha Nguyễn Văn Lý tuyệt thực, những ai theo dõi công cuộc đấu tranh của cha từ nửa năm qua, hẳn không lấy gì làm lạ. Còn những người tha thiết với cuộc đấu tranh ấy, chỉ có thể coi đó là một sự tất yếu. Sau Lời Kêu Gọi cuối năm 2000, tức LKG số 1, và trước sự đàn áp của chính quyền, linh mục đã tuyên bố tuyệt thực vô thời hạn từ 3 giờ chiều ngày 04-12-2000. Vì một số linh mục bạn và toàn thể giáo dân Nguyệt Biều đề nghị chưa cần và chưa nên dùng biện pháp ấy nên lm Nguyễn Văn Lý đã hoãn tuyệt thực. Ngày 07-12-2000, sau khi hoàn thành LKG số 2, trong một điện thư riêng, linh mục Nguyễn Văn Lý viết: « Phổ biến được LKG số 2 này, tôi chết cũng an lòng rồi. Kính xin quý Ông, quý Bạn tác động sao cho các tôn giáo cùng đồng loạt làm như tôi thống thiết và tha thiết kêu gọi là làm cho Tự Do Thật sự đến với Việt Nam ». Có thể nói, lm Nguyễn Văn Lý thực hiện từng cử chỉ đấu tranh của ông với hết linh hồn, hết trí khôn và thân xác ông. Ông luôn luôn sẵn sàng trả giá lớn nhất cho Tự Do, vì ông quá biết, như ông viết trong một thư khác: « Các bạn đừng có lo, không có TỰ DO ai cho không đâu, mà chúng ta phải gian khổ tự giành lấy bằng NƯỚC MẮT, MÁU và thậm chí cả bằng MẠNG SỐNG nữa ».
Sống TỰ DO HAY LÀ CHẾT. Ðó là chọn lựa của lm Nguyễn Văn Lý, hôm qua cũng như hôm nay. Và hôm nay hơn hôm qua, vì cuộc đấu tranh linh mục khởi động càng ngày càng tự ý thức, lan rộng và đào sâu. TRẢ LẠI TỰ DO HAY LÀ GIẾT CHẾT. Ðó là bài toán của một nhà cầm quyền thối nát chỉ biết có bạo lực và dối trá, nhưng bị đẩy vào chân tường của một chọn lựa không thể tránh.
Tại sao lm Nguyễn Văn Lý bị bắt?
Các hãng thông tấn quốc tế cũng như nhiều nhà quan sát suy luận rằng, sau đại hội 9, và giữa lúc ông James Kelly, một nhân vật cao cấp của chính phủ Georges Bush có mặt lần đầu tiên tại Hà Nội, những tên tuổi chân ướt chân ráo, ít nhiều bù nhìn, vừa được thăng chức, cần thị oai, thử sức, để củng cố địa vị. Bắt lm Nguyễn Văn Lý, và cùng lúc, hạch hỏi thầy Thích Quảng Ðộ, họ quá biết chẳng làm hai vị này nao núng. Nhưng đối với quốc dân cũng là một cách doạ nạt. Ðối với ngoại quốc, đặc biệt Hoa Kỳ, khi thấy mình chẳng ra chi, cũng phải cố làm cao. Có điều, lối hành xử cũ rích này, lúc này, lợi bất cập hại. Phản ứng cứng nhắc, không chút ngoại giao, từ phía Hoa Kỳ, cho thấy việc bắt lm Nguyễn Văn Lý không chỉ gây căng thẳng giữa đôi bên, mà còn có những hậu quả rất cụ thể, rất vật chất. Dư luận quốc nội, quốc ngoại thay vì lắng xuống lại bùng lên mạnh mẽ hơn. Trong giới công giáo chẳng hạn, nhiều người, nhiều cơ quan tương đối kín đáo về vụ lm Nguyễn Văn Lý, nay ra mặt phê phán nhà cầm quyền và ủng hộ cuộc dấu tranh của linh mục.
Nhưng thiết nghĩ, những chuyện đó có quan trọng mấy đi nữa cũng không cốt yếu. Ðó là chuyện ngày lại ngày trên bề mặt của thời sự kinh tế, chính trị. Ào lên, rồi có thể lại dẹp xuống. Nói cách khác, chuyện quan trọng không phải là tại sao lm Nguyễn Văn Lý bị bắt lúc này, với hậu quả gì trên chính trường quốc nội, quốc tế. Quan trọng là tại sao ông bị bắt? Về điểm này, những mạng lưới thông tin lại đưa ra rất ít tin tức. Các hãng thông tấn quốc tế như AFP, REUTERS thực ra cũng lặp lại những tin của nah2 cầm quyền Hà Nội thôi.
Báo Nhân Dân ngày thứ năm 17-05-2001 tít : « Bắt tạm giam Nguyễn Văn Lý vì hành vi chống đối pháp luật ». Nếu người đọc muốn biết lm Nguyễn Văn Lý chống đối pháp luật ở điểm nào, thì trong bài cho biết : « Vì tội không chấp hành quyết định quản chế hành chính của nhà nước ». Những bản tin của các hãng thông tấn quốc tế lan đi khắp mạng lưới truyền thông, không đi xa hơn giải thích của báo Nhân Dân, không cho biết thế nào là « không chấp hành quyết định quản chế hành chính » và không chấp nhận ở chỗ nào? Vậy xin bổ túc điểm này.
Phải nói trước : lm Nguyễn Văn Lý không chỉ không chấp hành quyết định quản chế, ông phủ định lệnh quản chế ; ông cũng không chỉ chống đối pháp luật của nhà nước cộng sản, ông phủ định chính cái nhà nước đó. Làm sao có thể có Tự do Tôn giáo thực sự, làm sao có thể có Tự do thực sự, nếu không xoá bỏ chế độ độc tài toàn trị? Nhà nước độc tài có vô số lý do để bắt lm Nguyễn Văn Lý từ lâu, vì hành động của linh mục từ nửa năm nay rõ ràng là chống lại chế độ, phủ nhận chế độ. Cái tội « không chấp hành quyết định quản chế hành chánh » chỉ là một cái cớ. Nhưng cái cớ ấy lại ý nghĩa và đáng làm sáng tỏ:
Quản chế hành chánh.
Xin nhắc lại, ngày 26-02-01, ông chủ tịch UBND Thừa Thiên-Huế đã ký Quyết định 401/QÐUB quản chế hành chánh lm Nguyễn Văn Lý. Quyết định này dựa trên một Nghị định quái đản: Nghị định 31/CP; nó cho phép nhà cầm quyền bỏ tù tại gia bất cứ ai mà không cần xét xử gì cả. (Ðấy, chế độ một ngàn lần dân chủ. Người ra nghị định đó là ông Võ Văn Kiệt, có tiếng là cởi mở! Ông đã ban hành Nghị định này ngày 14 tháng 4 năm 1997, khi ông còn là Thủ tướng). Tất nhiên, lm Nguyễn Văn Lý phủ nhận Quyết định của UBND và không thèm khiếu nại. (Vì cái Nghị định phải nói là du côn 31/CP kia còn giả bộ mặc bộ áo pháp lý: người bị quyết định quản chế có 10 ngày để khiếu nại!). Ông nói: « Tôi nhất định không khiếu nại, vì tôi không chấp nhận chế độ này ». Nên chú ý: lm Nguyễn Văn Lý đã không nói: tôi không chấp nhận quyết định quản chế. Ông cũng không nói: tôi không chấp nhận Nghị định 31/CP. Nhiều người đòi phải xoá bỏ Nghị định 31/CP. Ðược thôi. Nhưng đòi với ai? Chẳng nhẽ đòi với chế độ đã đẻ ra nó? Một chế độ sinh ra một nghị định như vậy, cho dù không bao giờ áp dụng, là một chế độâ chống lại nhân quyền, chà đạp nhân phẩm một cách căn bản. Vậy phải phủ nhận chính chế độ một cách căn bản.
« Không chấp hành quyết định quản chế hành chánh ».
Nhà cầm quyền « bắt tạm giam » lm Nguyễn Văn Lý vì tội « không chấp hành quyết định quản chế hành chánh ». Nhưng không chấp hành ở chỗ nào? Chiều ngày 10-05-2001, dưới sự hướng dẫn của chủ tịch UBND xã Phú An, một đoàn cán bộ vào nhà xứ An Truyền, đọc Quyết định số 961 của UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cấm lm Nguyễn Văn Lý « không được thực hiện chức trách, chức vụ Tôn giáo ở xứ An Truyền và trên địa bàn tình Thừa Thiên – Huế trong thời gian bị quản chế hành chính ». Thì ra lm Nguyễn Văn Lý không chấp hành lệnh quản chế hành chính vì.. ông tiếp tục làm linh mục, tiếp tục dâng Thánh lễ, tiếp tục làm phụng vụ! Thời Thế chiến 2, các linh mục trong nhà tù Ðức quốc xã được tiếp tục làm phụng vụ, tiếp tục rao giảng, còn ở đây dù không trong tù, dù chỉ bị quản chế cũng không được phép. Ðảng CSVN tước quyền công dân của người dân chưa đủ, còn đòi tước quyền linh mục nữa. Nhưng căn cứ vào đâu mà đòi như thế? Vào điều 16 chương II, Nghị Ðịnh 26/CP, ban hành ngày 20-6-04-1999, như sau:« Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế hành chính không được thực hiện chức trách, chức vụ tôn giáo. Việc phục hồi chức trách, chức vụ tôn giáo của người đã hết hạn chấp hành các hình phạt kể trên phải do tổ chức tôn giáo quản lý người đó đề nghị và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. »
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chỉ áp dụng Nghị định 26/CP vào trường hợp người bị quản chế: lm Nguyễn Văn Lý bị quản chế; theo Nghị định 26/CP, một linh mục bị quản chế, không được thực hiện chức trách, chức vụ linh mục; hơn nữa, sau khi hết hạn quản chế, còn phải xin phép nhà nước, may ra mới được phục hồi chức vụ.
Rõ ràng: Nghị định 31/CP giết chết tự do chưa đủ, Nghị định 26/CP còn phải giết cách riêng tự do tôn giáo. Không có gì thể hiện rõ ràng hơn tính bài trừ tôn giáo của chế độ. Ðảng – nhà nước không chỉ bỏ tù hay quản thúc một linh mục cách tùy tiện, Ðảng còn tự cho mình thẩm quyền của một Giáo hội. Có lẽ cũng vì biết thế là quá lố lăng, nên trước đó, Ðảng đã muốn ép Ðức Tổng Giám Mục giáo phận Huế làm thay cho Ðảng. Trích bản tin từ Huế:Sáng ngày thứ ba 17-4-2001, lúc 10 giờ, cha Stanislaô Nguyễn Ðức Vệ, Tổng đại diện Giáo phận Huế, với sự tháp tùng của cha sở Trí Bưu, đã thay mặt Ðức TGM Stêphanô Nguyễn Như Thể, về An Truyền thăm cha Nguyễn Văn Lý và toàn thể giáo dân. Trước hết, cha Tổng Ðại Diện đã trao cho cha Lý món quà của Ðức TGM là một tràng chuỗi Mân Côi. Việc này khiến người ta liên tưởng đến sự kiện Ðức Thánh Cha Gioan-Phaolô II cũng đã tặng linh mục chân phước tử đạo Jerzy Popieluszko một tràng chuỗi Mân Côi khi vị chân phước anh hùng còn đang tranh đấu cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Ba Lan năm 1984. Cha Tổng Ðại Diện cũng cho cha Nguyễn Văn Lý biết là nhà cầm quyền CSVN muốn áp lực Ðức TGM Huế cấm cha Lý thi hành mục vụ (đặc biệt là giảng dạy) tại giáo xứ An Truyền. Ðức TGM đã khẳng khái trả lời với người nhà nước: "Giáo luật là giáo luật! Pháp luật là pháp luật! Các ông thấy cha Lý làm sai pháp luật thì cứ đem ra mà xét xử. Phần tôi, tôi không thể nào cấm cha Nguyễn Văn Lý làm việc mục vụ, trừ phi ngài giảng dạy sai tín lý và luân lý". Câu trả lời này đã khiến cho hai trung tá đặc trách phản gián và tôn giáo (phòng A16) là Pha và Thuận rất tức tối và thất vọng. Câu trả lời khẳng khái đó của vị chủ chăn Giáo phận Huế cũng khiến người ta nhớ lại vụ việc nhà cầm quyền Cộng Sản Sài gòn trước đây, đã áp lực cha Bề trên Dòng Chúa Cứu Thế cấm cha Chân Tín đấu tranh cho tự do tôn giáo, dân chủ nhân quyền và phê phán chế độ CS (qua tạp chí Tin Nhà và qua các bài giảng...). Cha Bề trên DCCT đã trả lời: "Nếu cha Tín, với tư cách linh mục, dạy sai tín lý và luân lý thì tôi mới cấm ngài được. Còn khi ngài thi hành bổn phận công dân theo cách ngài nghĩ mà tôi cấm thì ngài sẽ kiện tôi tới tận Rôma. Mấy ông đi mà vận động riêng với ngài!". Câu nói của Ðức TGM Stêphanô cũng khiến người ta nhớ lại chuyện Ðức TGM Philipphê đã trả lời với nhà cầm quyền Cộng Sản tại Huế khi họ yêu cầu ngài cấm cha Nguyễn Văn Lý làm việc mục vụ tại giáo xứ Ðốc Sơ cách đây hơn 20 năm: "Các ông thấy cha Nguyễn Văn Lý sai pháp luật thì cứ dựa vào pháp luật mà xử lý. Phần tôi, làm sao tôi lại tự chặt tay chân tôi được!?"Kêu gọi lương tâm con người:Ngày 7 tháng 6/2001 tới, thầy Quảng Ðộ, nhân vật số 2 của Giáo hội Phật giáo Thống nhất, sẽ hướng dẫn một phái đoàn ra Quảng Ngãi để rước thầy Huyền Quang, nhân vật số 1 của GHPGTN, về Sài Gòn chữa bệnh. Công việc hết sức bình thường. Thầy Quảng Ðộ không dự định làm gì trái với luật pháp của nhà nước độc tài. Nhưng tại sao đó lại là một thử thách lớn đối với chế độ? Tại sao chúng ta lại âu lo cho sự an toàn của hai vị đại lão Hoà thượng?
Linh mục Nguyễn Văn Lý chẳng phải giám mục, đức ông gì. Một trong vô số linh mục, tu sĩ của Giáo hội Công giáo Việt Nam, cũng từ 6 tháng nay trực diện với nhà cầm quyền và có lẽ đương hấp hối trong nhà tù cộng sản.
Nhưng lm Nguyễn Văn Lý cũng như thầy Thích Quảng Ðộ, cụ Lê Quang Liêm không nhằm thách thức ai. Họ chỉ muốn giải thoát dân tộc khỏi tai hoạ độc tài. Họ là hiện thân của một Lời Kêu Gọi thống thiết, kêu gọi lương tâm con người, kể cả lương tâm của những con người đang chà đạp lương tâm.
Có lần, trong khi cha Nguyễn Văn Lý đang giảng trong nhà thờ, mấy công an có phận sự ngồi cuối nhà thờ xem xét để còn về báo cáo, rơm rơm nước mắt không chiụ nổi, đi ra..
Thụy Sĩ ngày 25-05-2001
(Trích Số Báo tháng 6 Mục Vụ Thụy Sĩ)