Quảng Trị, ngày Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, 08.12.2000.
Quý Anh Em Linh mục thân
mến, tôi quen cũng như chưa quen
Tôi xin vào đề
với những lời sau đây.
Ðang nói về Hội
nhập văn hóa, bàn về Hội nhập
văn hóa,..., thì đi nhà sách,
tôi mua được cuốn "Văn
Hóa Tâm Linh" vừa mới xuất
bản.
Lý lịch cuốn sách:
đề sách "Văn Hóa Tâm Linh",
tái bản có sửa chữa; tác
giả "Nguyễn Ðăng Duy"; nhà
xuất bản "Nhà xuất bản Hà
Nội", năm "1998".
Lời Giới Thiệu của Nhà Xuất Bản Hà Nội: .... (trích đoạn): "Tâm linh, văn hóa tâm linh là một đề tài bao quát rất rộng lại đòi hỏi phải có hiểu biết sâu sắc về các lĩnh vực tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo trong khi điều kiện nghiên cứu không mấy dễ dàng. Vậy nên, nếu gặp phải những nhận định, những lời giải thích gương ép, khiên cưỡng, kính xin quý độc giả lượng thứ và thân tình chỉ bảo." (hết trích).
Lời Nói Ðầu của Tác Giả:... (trích đoạn): "Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu giảng dậy về văn hóa học của mình, đồng thời được sự trợ cấp kinh phí khiêm tốn qua quỹ nghiên cứu khoa học của Nhà Nước, cuốn sách được ra mắt bạn đọc. Với yêu cầu của đề tài trên đây, cuốn sách sẽ trình bầy hai chủ đề lớn, đó là nhận thức lý luận về văn hóa tâm linh, tâm linh thể hiện trong mọi mặt đời sống và tâm linh thể hiện trong tín ngưỡng tôn giáo ở người Việt (Kinh) trong quá trình lịch sử cho đến nay. Ðây là những vấn đề thuộc về quá khứ lịch sử, nhưng lại mới mẻ về khía cạnh tâm linh. Những vấn đề không dễ dàng thỏa mãn bạn đọc. Chắc chắn cuốn sách còn nhiều khuyết khuyết mong được các bạn độc giả gần xa góp ý." (hết trích).
Chương bẩy: Tâm
linh trong Thiên chúa giáo trang 265
I. Hệ thống tín lý
thiên chúa giáo (trang 265)
Tín lý về một
chúa trời sáng thế (trang 266)
Tín lý về chúa
ba ngôi (trang 267)
Tín lý về bí
tích (trang 268)
II. Những điều
hạn chế niềm tin Gia tô giáo (trang
269)
Tạo biểu tượng
thiêng liêng thần thánh (trang 271)
Về cái chết (trang
273)
Về độc nhất
tôn thờ (trang 274)
Việc tạo không gian thiêng
liêng (trang 265)
Có những tín
điều không hợp tính cách
người Việt Nam (trang 278)
Sau đây là những tâm tình của tôi:
Sau năm 1975, có một số sách, báo, tạp chí, sách học, sách đọc, tài liệu đủ loại... nói về Ðạo Công-giáo của chúng ta trong những mặt tiêu cực, trong những nhận xét sai lầm, trong những chỉ trích thiếu cơ sở vững chắc về mặt lịch sử, giáo lý, v.v... Thế mà, nếu tôi không lầm, tại sao không thấy ai trong Ðạo Công-giáo chúng ta bàn đến, điều chỉnh, nói lên đúng sự thật, nói lại cho đúng tín lý, ... để cho tín hữu, giáo hữu, con chiên, giáo dân,... được giải sáng, được hiểu đúng, khỏi phải lung lay đúc tin, khỏi phải hỗ thẹn về đức tin của mình?
Tôi tưởng đây là một trong những bổn phận quan trọng nhất của phận sự Thầy Dạy của các Linh mục nói chung, và đặc biệt của Hàng Giáo Phẩm, vì bản tính của hàng Giáo Phẩm là giảng dạy đức tin (Phẩm trật Huấn Quyền).
Trong anh em linh mục chúng ta, hay trong các Ðấng Giám Mục, có thể có những Vị nói riêng, nói trong nhóm, nói trong buỗi họp tư, nhưng những điều người ta nói công khai (in ra sách, phỗ biến khắp nơi và trong mọi giới), thì theo phép công bình, theo pháp luật, chúng ta không đành nói lại trong nơi riêng tư được.
Chúng ta đừng để bị ru ngủ về những sự lo lắng tỗ chức những cuộc lễ hội (?) bên ngoài, lo khánh thành..., lo các dịp kỷ niệm mấy chục năm, mấy trăm năm, lo tranh đấu cho chuyện nầy chuyện khác v.v..... Những cái nầy có mức độ tương đối của chúng. Nhưng nếu quá lo về những chuyện nầy, thì thế nào chúng ta cũng kiệt sức, mất năng lực, mất năng lượng, để rổi dễ bị ru ngủ trước những vấn đề suy tư mục vụ rất phức tạp, những vấn đề loan báo Tin Mừng hết sức quan trọng, hết sức thúc bách, có liên quan đến vấn đề sống còn của đức tin của chúng ta, mà chúng ta phải làm trong hoàn cảnh sống thực tế của mình hiện nay.
Chúng ta có kinh nghiệm rõ: càng lo bề ngoài nhiều chừng nào, chúng ta càng chết bên trong nhiều chừng đó.
Giáo Hội xác tín rằng điều làm hại nhất cho Giáo Hội, chính là sự ngu dốt về giáo lý, sự ngu dốt về đức tin. Vì thế, vấn đề Fides ex auditu (lo giảng dạy giáo lý cho giáo dân, lo cho giáo dân sống đức tin mạnh mẽ một cách siêu nhiên) phải là phạm vi chiếm hầu hết sức lực và nội lực của anh em linh mục chúng ta. Một nhà báo công giáo kia mĩa mai các cha sở: chỉ có những cha sở nào làm cho những giáo dân của mình năng đi nhà thờ, mà biết sống đạo trăm phần trăm, chỉ những cha sở đó mới làm cho người ngoài Giáo Hội được trở lại. Ði nhà thờ, đi dự lễ, là điều rất ích lợi, nhưng chưa đủ, phải dạy giáo lý nhiều hơn nữa, phải học giáo lý nhiều hơn nữa. Một giáo mục Phi Châu, khi biết được một số giáo dân trong giáo phận mình, khi rước lễ về, le lưỡi cười chơi với nhau, nên quá bực mình mà thề rằng: giáo phận chúng ta phải lo làm sao xây phòng dạy giáo lý trước khi xây nhà thờ...
Chúng ta đang sống trong thời kỳ bùng nỗ tri thức, bùng nỗ kiến thức, bùng nỗ thông tin. Chúng ta cần phải đặt tầm quan trọng vào tri thức, vào tư tưởng. Quan trọng nhất, là tư tưởng (C?est la pensée qui compte.). Mạnh nhất, là tư tưởng (Ce sont les idées qui mènent le monde.). Chúng ta cần phải khuyến khích mọi góp ý, mọi đóng góp tư tưởng, nhận xét, lập trường, mọi chỉ trích chính đáng về mặt mục vụ đức tin và loan báo Tin Mừng. Chúng ta cần phải khuyên những người thiện chí đóng góp những ưu tư, lo lắng của họ về vận mạng của đức tin, của gia đình, của giáo xứ, của Giáo phận, của Giáo-Hội, rồi đem ra trình bày, mổ xẻ, chọn lọc những cái gì ưu tiên, rồi vạch chường trình cùng nhau hành động mục vụ tông đồ. Mạnh là khi chúng ta cùng chung sức làm, và làm trên mặt trận tư tưởng của đức tin.
Chúng ta cần phải chú trọng ưu tiên đến những vấn đề sống còn của đức tin chúng ta, đó là những vấn đề học hỏi đức tin, nghiên cứu và trình bày tín lý, đào sâu việc hội nhập văn hóa, tổ chức nhiều buổi học hỏi, nghiên cứu việc đối thoại liên tôn, giải độc và giải lầm những tư tưởng đã được gán, trong quá khứ, trong hiện tại, và có thể là trong tương lai, một cách sai lạc hoặc thiếu sót, cho Ðạo Công-giáo của chúng ta.
Có những điều chúng ta thấy không thể nào không có trong thế giới hiện nay được: phòng đọc sách, thư viện tương đối đầy đủ, phòng vi tính tối tân, phòng photocopy nhanh đẹp, điện thoại, điện thư, ... Ðiều đáng mừng là anh em linh mục chúng ta trong các giáo phận đang có những phương tiện đó, hoặc có nhưng chưa đầy đủ, và hy vọng sẽ có tương đối đầy đủ trong một ngày gần đây. Ðược tiếp cận với một số Giám Mục, tôi thấy các Vị rất thao thức về vấn đề nầy. Có Vị bỡ ngỡ nói về một linh mục trong giáo phận mình: "Cha đó làm trưởng ban ..... (ban đạo, chứ không phải ban đời), mà sao không đặt điện thoại để liên lạc cho đỡ mất thời gian. Nếu cha đó lên e-mail nữa thì hay biết mấy! ..."
Những gì chúng ta có thể làm được cho Giáo-Hội hiện nay, trong cách nầy hay cách khác, trên mặt trận chất lượng tư tưởng, trên mặt trận đức tin chân chính, chúng ta hãy làm ngay, hãy cùng nhau làm ngay, hãy cùng nhau vạch kế hoạch để làm. Chúa Thánh Thần soi sáng cho chúng ta như vậy. Nhưng ánh sáng Chúa Thánh Thần sẽ biến mất, nếu chúng ta thụ động, nhu nhược, chờ thời.
Vấn đề mục vụ tông đồ, mục vụ truyền giáo là vấn đề sinh động, vấn đề sinh tử, vấn đề sống còn của đức tin, nếu chúng ta không có một chương trình rõ ràng cho năm 2001, cho kế hoạch ngủ niên 2001-2005,... thì chúng ta chỉ biết chờ thời, xoay theo làn gió, mà chắc là không phải theo làn gió của Chúa Thánh Thần đâu?
Trở lại vấn
đề cuốn sách "Văn Hóa Tâm
Linh". Tôi ghi lại những điểm nói
về Ðạo Công-giáo chúng ta một
cách tiêu cực hoặc sai lạc trong
cuốn "Văn Hóa Tâm Linh", của tác
giả Nguyễn Ðăng Duy (nguyên văn,
cách chấm dấu, cách viết và
số trang):
Ðồng thời Chúa trời còn giáng xuống 12 thánh Tông đồ, là các thánh thần xung quanh Chúa Jêsu, thực hiện sứ mạng cao cả trung gian giữa chúa trời và các tín đồ (267).
Như vậy Chúa ba ngôi: (1-) Thiên chúa, (2-) Chúa giáng sinh là đức Jêsu và (3-) Các thánh thần (267).
Ngôi một là cha, ngôi hai là con, ngôi ba là các thánh thần. (267).
Giáo hội công giáo yêu nước là một thành viên trong Mặt trận Tỗ quốc Việt-Nam. (271)
Mấy năm gần đây, trong phong trào đổi mới của đất nước, nhiều nhà thờ xứ đạo cũng đã tỗ chức lễ hội rước thánh quan thày, quy mô như những hội làng bên lương. (271)
Riêng Gia tô giáo thì cho cái chết là lên thiêng đàng xa xôi mờ mịt..... Không những thế, người Gia tô giáo chết đào sâu, chôn chặt là xong. Không được cúng cơm, cúng tuần, cúng 50 ngày, 100 ngày giổ đầu, giổ hết..... Hơn nữa theo Gia-tô-giáo, không được cải táng..... (273-274).
Nhất là Gia tô giáo không cho họ thờ cúng tỗ tiên thì thật là bất trung, bất hiếu, quá đáng. (275)
Có những tín
điều không hợp tính cách
người Việt Nam - Tính cách người
Việt nam dễ cởi mở về tôn
giáo, dễ hòa đồng với
bạn bè chân thành, nhưng không
dễ khuất phục khi mình bị xúc
phạm. Trong tín điều Gia-tô-giáo
có điều khuyên không hợp
với tính cách ấy, đó
là điều 3,4 trong bảy điều
đối với người khác.
Ấy là tha thứ kẻ khinh rẻ mình,
nhịn kẻ xúc phạm mình. (278)
Việc chúng ta làm hiện nay, việc chúng ta phải làm hiện nay, và làm một cách rất tự do và đầy ung dung, là lo chiếm cho được trái tim của đồng bào chúng ta, bất cứ họ là hạng người nào, bằng yêu thương, nhịn nhục, phục vụ vô vị lợi, tha thứ, bỏ qua, làm ơn cho kẻ mà mình cho là thù, là làm hại mình, mĩm cười vui vẻ trước những sừng sộ hống hách của kẻ khác, nếu có; bình tĩnh nói lên sự cao đẹp của đức tin của mình, với lòng khiêm tốn, cho mọi người nghe, khi thuận cũng như khi nghịch, và lo cũng cố nội bộ đức tin của mình cho thật đẹp, thật hấp dẫn, đến đỗi người ngoài nhìn vào, phải há miệng say mê: người công giáo không có dâm ô tội lỗi, người công giáo không có say sưa rượu chè, người công giáo không có cờ bạc, trộm cắp, người công giáo không có rộn ràng la mắng chửi nhau, người công giáo say mê đức tin của họ, giữ chặt đức tin của họ, sống đức tin của họ một cách tuyệt vời, thì lo gì mà Tin Mừng không được loan báo, mà không hấp dẫn. Và chúng ta trở thành những tín hữu của Giáo Hội anh hùng sơ khai, vui vẻ nói cho mọi người biết mình tin theo Chúa Giêsu bị đóng đinh, nhưng nay Ngài đã phục sinh, và dạy chúng tôi đem Tình yêu đến cho mọi người. Và trong những người ngoại lúc đó, có nhiều người bỡ ngỡ, khâm phục và xin trở lại.
Hiện nay cũng thế, anh em linh mục chúng ta phải làm sao cho có những người bỡ ngỡ, khâm phục và xin trở lại ..., không phải vì chúng ta có tranh đấu cho tự do nầy, tự do khác ... , nhưng vì chúng ta biết âm thầm sống đời tự do của người con Chúa trong hoàn cảnh hiện tại, là luôn yêu thương mọi người bằng trái tim của Chúa Giêsu, bằng trái tim của Giáo Hội, và luôn luôn nỗ lực củng cố nội bộ đức tin của mình.
Khí giới mạnh nhất, là khí giới từ bên trong phát ra, từ đầu óc sáng suốt, từ trái tim chân thành. Chúng ta hãy tung banh lên làm sao cho ai cũng bắt được: banh tình yêu, banh tha thứ, banh thông cảm, banh đại độ, và bất cứ ai cũng bắt được, nếu không bắt được ngay, thì sẽ bắt được sau, vì không ai mà không có trái tim.
Nhiều tâm tình trên đây được khơi hứng tại Linh Ðịa La-vang, dịp Hành Hương Lễ Ðức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, thứ sáu, ngày 08.12.2000, trước và sau khi có dịp nói chuyện với Linh mục Tađêô NGUYỄN VĂN LÝ, tại Ðất Mẹ La-Vang, vì Linh mục LÝ cũng đi hành hương viếng Mẹ trong dịp nầy như nhiều anh em linh mục chúng tôi, để nói lên rằng Linh mục LÝ đang còn có tự do ... đi hành hương tôn giáo, không ai ngăn cấm mình, chứ Linh mục LÝ đâu có tuyệt thực như nhiều người phao tin.
Chắc dưới chân Mẹ La-Vang, Linh mục LÝ cũng tranh đấu theo kiểu tôi đề nghị, thì hay hơn, nghĩa là tranh đấu làm sao cho được mãnh đất trái tim của kẻ khác, để yêu thương họ và phục vụ họ ... Tôi không biết có phải vậy không? Nhưng tôi mong là như vậy!
Kính chào Quý Anh
Em Linh mục trong Chúa Giêsu Kitô và
Mẹ Maria, Nữ Vương hàng Giáo
Sĩ.