Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
có thể sẽ xét về sự vi phạm Nhân Quyền
tại Việt Nam, vào tháng 4/2001

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc có thể sẽ xét về sự vi phạm Nhân Quyền tại Việt Nam vào tháng 4/2001.

 GENEVA (VB) - (9/3/2001) - Các tổ chức nhân quyền quốc tế lên án Hà Nội đàn áp người sắc tộc ở mức thiết quân luật, bao gồm các vụ thủ tiêu, tra tấn và cưỡng bách triệt sản đối với phụ nữ thiểu số.

 Ủy Hội Thẩm Phán Quốc Tế (ICJ), trụ sở Geneva, dự định công bố những cáo giác chi tiết trong tuần tới, và trong Tháng Tư sẽ đưa vấn đề này ra phiên họp thường niên của Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.

 Ông Scott Johnson, 1 luật gia Australia, điện thoại từ thành phố Perth cho biết báo cáo của ICJ không chỉ nói tới vụ đàn áp Tháng 2 mà còn nêu ra các hình thức đàn áp trong hơn 1 thập niên qua, vì trong những năm gần đây đã xẩy ra những cuộc di dân lớn lao của người Thượng cùng với những đợt xâm phạm nhân quyền, bao gồm các vụ chiếm đất, cưỡng bách dời cư và bắt bớ không xét xử.

 Cọng Sản Việt Nam cho phép ký giả quốc tế thăm vùng Cao Nguyên hy vọng làm dịu việc chống đối Thương Ước.

 HÀ NỘI - (Reuters,VB) 8-3-2001 - Bộ Ngoại giao Hà Nội hôm thứ năm 8-3-2001 nói các ký giả ngoại quốc tuần tới sẽ được phép thăm viếng hai tỉnh trồng cà-phê Cao nguyên Trung phần lần đầu tiên kể từ ngày có cuộc biến động xẩy ra tháng 2/2001.

 Ở nước Việt Nam cộng sản, những ký giả ngoại quốc đi ra khỏi Hà Nội đều phải xin phép. Nhà cầm quyền Hà Nội trước đây đã bác bỏ mọi lời yêu cầu của ký giả ngoại quốc đi thăm hai tỉnh Gia Lai và Daklak ở Cao Nguyên.

 Nay sở dĩ có chuyện thay đổi thái độ là vì một quan chức cao cấp Mỹ ở Hà Nội tuần qua nói sự thiếu tường trình độc lập về tình hình Cao nguyên có thể gây phức tạp cho cuộc vận động Quốc hội Mỹ phê chuẩn bản thương ước Việt-Mỹ được ký kết năm 2000.

 Trước đó ngày Thứ hai 5/3/2001, Ðại Sứ Pete Peterson đã bay về nước vận động khoảng 50 nhà lập pháp mới thắng cử hồi Tháng 11 năm 2000 để thương ước Mỹ Việt ký Tháng 7-2000 sẽ được phê chuẩn. Nhưng, ngay cả 1 số chính khách và tổ chức ủng hộ hiệp ước mậu dịch đó cũng phải công nhận rằng tình hình đàn áp tại Việt Nam sẽ không khỏi ảnh hưởng đến triển vọng phê chuẩn.

 Hồi đầu tháng 2/2000, hàng ngàn dân Thượng đã tham gia cuộc phản kháng chính phủ tại hai tỉnh Cao Nguyên, coi như cuộc biểu tình lớn nhất tại Việt Nam từ nhiều năm qua.

 Hôm thứ tư 7/3/2001 báo An Ninh Thế Giới của bộ Công An Cọng Sản Việt Nam tố cáo phong trào FULRO hiện định cư tại Mỹ đã gây ra cuộc biến động vì họ đã cho người xâm nhập vào Cao Nguyên từ năm 2000. Báo nói người cầm đầu là Kok Ksor hiện sống ở Spartanburg, South Carolina và hiện đứng đầu tổ chức Montagnard Foundation.

 Ông Kok Ksor nói với Reuters từ tháng trước cuộc phản kháng chỉ nhằm đòi quyền dân tộc tự quyết của dân tộc thiểu số miền Thượng. Ông nói nhiều người thiểu số còn ủng hộ FULRO nhưng phong trào này không còn hoạt động nữa. Sau năm 1975, các chiến sĩ FULRO vẫn còn đánh du kkích chống quân Cộng sản, nhưng hoạt động của họ đã giảm dần cho đến năm 1990. Năm 1992, một toán cuối cùng gồm 407 chiến sĩ FULRO và gia đình của họ đã từ Cam Bốt di cư sang Mỹ.

 Một bài viết trên website của Kok Ksor (www.montagnard-foundation.org) tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dùng thủ đoạn diệt chủng đối với dân Thượng, đánh đập và tra tấn những người phản kháng. Bài báo viết một trong những đòi hỏi của dân Thượng là được tự trị dưới quyền lãnh đạo của Kok Ksor.
 
 


Back to Home