Bạo động vẫn tiếp tục
với nhiều sóng gió
bởi 54 sắc tộc thiểu số ở Việt Nam

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Bạo động vẫn tiếp tục với nhiều sóng gió bởi 54 sắc tộc thiểu số ở Việt Nam.

 HANOI (AFP, KL, VB) - (9/2/2001) - Việt Nam như là một tấm thảm đa sắc được dệt bằng 54 sắc tộc, sắc tộc tại cao nguyên miền Trung đã nổi lên biểu tình trong mấy ngày qua để đòi lại các đất đai của ông cha họ mà Nhà Nước Việt Nam đã cưỡng chế di dân với việc lập làng tập thể kiểm soát theo đường lối cộng sản.

 Sắc tộc Kinh là sắc tộc chính tại Việt Nam, sắc tộc này chiếm 87% dân số toàn quốc của 82 triệu người.

 53 dạng sắc tộc thiểu số khác xếp hạng từ người Cong có 1,300 người sống tại Lào Cai, người Nùng tại Móng Cái gần biên giới Trung quốc, cho tới 915 ngàn người Hmong tại miền Cao Bắc Lạng, các sắc tộc này đều sống tại miền Bắc của Việt Nam.

 Sắc tộc Nùng là một sắc tộc có tinh thần chống cộng sản mạnh nhất trước đây, phần lớn những người Nùng đã bỏ xứ này vào miền Nam năm 1954 để đi theo quân đội viễn chinh Pháp.

 Theo quá trình lịch sử của Việt Nam, các sắc tộc thiểu số hầu hết đã bị các di dân từ Trung quốc, được gọi là người Kinh, đến chiếm vùng duyên hải và đã đẩy các sắc tộc này chuyển sâu vào sống trong các vùng núi rừng gần biên giới.

 Nhiều sắc tộc thiểu số thuộc về nhóm dân được tìm thấy tại các quốc gia lân bang như Lào, Cao Miên và Thái Lan, nhóm dân này đã lập gia đình với các người của các quốc gia này hay có những quan hệ về thương mại do di dân người Trung hoa cầm đầu.

 Mức sống của các sắc tộc thiểu số này thường thấp hơn so với sắc tộc của người Kinh khá xa, mặc dầu tình hình cuộc sống hiện nay nhất là tại miền Bắc có cải tiến theo nhịp phát triển của kỹ nghệ du lịch cho làng bản, còn miền cao nguyên Trung phần có sự trồng trọt cà-phê và các gia vị được phát triển.

 Trong khi các người Kinh theo đạo Phật, các phái theo thần linh của các sắc tộc thiểu số đã chuyển sang thờ Thiên chúa, và đạo Tin Lành, những giáo hội do các nhà truyền giáo đã du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ 18.

 Các sắc tộc tại miền cao nguyên đã đồng lòng biểu tình trong mấy ngày qua, làm tình hình trở thêm căng thẳng khi họ làm tắc nghẽn sự giao thông của quốc lộ 14 trên đoạn đường từ Buôn Ma Thuột tới Gia Lai Kom Tum.

 Cư dân tại tỉnh Pleiku đã cho biết, có cả ngàn người biểu tình tràn vào thành phố, bao vây các cơ sở của chính quyền địa phương và trụ sở của đảng CSVN ngày thứ sáu 2/2/2001 cho tới hết cuối tuần. Pleiku là một thành phố nằm xa thành phố Sài Gòn 190 dặm Anh về phía Tây Bắc. Thành phố Sài Gòn là trục thương mại của miền Nam Việt Nam.

 Một nữ thương gia tại Pleiku đã điện thoại ngày thứ tư 7/2/2001 cho biết, ngày thứ sáu, các người biểu tình diễn hành rất trật tự tiến tới các cơ sở của nhà nước. Công an đã chặn các lộ chính để cản các người biểu tình không đến được trụ sở của đảng CSVN.

 Có tin đồn, một số trong những người biểu tình đã đánh lại công an, có vài viên công an đã bị thương, theo như một nữ thương gia ở vùng xảy ra biến động cho biết. Các cuộc biểu tình xẹp dần trong vài ngày sau đó, theo như tin đã cho biết.

 Thành phần những người biểu tình là những sắc tộc người Jarai, Ê-đê và Banar, tổng số tất cả là 600 ngàn người, họ đã yêu cầu chính quyền phải trả lại đất đai của ông cha họ đã bị chiếm để các cán bộ cộng sản lập đồn điền cà-phê.

 Riêng tại tỉnh Gia Lai gần Kontum, dân số vượt tới gần một triệu người, sắc tộc Kinh chiếm khoảng 51%.

 Trong thời gian chiến tranh Việt Nam đã làm cho các sắc dân thiểu số của vùng cao nguyên bị tổn thất nặng, có khoảng 200 ngàn người thuộc đủ loại sắc tộc đã bị chết, chiếm 20% dân số của các sắc dân thiểu số tại vùng cao nguyên này.

 Ða số các buôn làng của các sắc tộc này đã bị tàn phá trong thời gian quân CSVN đánh nhau với các đơn vị quân đội của chính phủ Saigon hay quân lực Hoa kỳ trước năm 1975.

 Việc khẩn hoang rừng không được kiểm soát, việc săn bắn và bắt thú rừng, chiếm đất của các cán bộ CSVN đã ảnh hưởng nặng tới các sắc tộc của vùng cao nguyên này có đường mòn Hồ Chí Minh chạy vào và chạy ra sang qua bên kia biên giới của lân bang Cao Miên và Lào.

 Các sắc dân thiểu số của vùng cao nguyên miền Trung vốn từ xưa tới nay chống lại tất cả các nhà cầm quyền như thực dân Pháp, chế độ Saigon (Việt Nam Cọng Hòa, ngay cả CSVN gần đây.

 Các sắc tộc cao nguyên sống nhờ vào nương rẫy theo lối du canh và việc săn thú rừng để lấy thực phẩm sống hàng ngày, họ có một lối sống truyền thống riêng, tự do mà thiên nhiên đã cung cấp cho họ; họ nhìn thấy bất kỳ chế độ nào cũng toàn tước đoạt đời sống hàng ngày của họ.

 Trước đây có mặt trận FULRO có căn cứ tại Cao Miên do thực dân Pháp hậu thuẫn, mặt trận này đã hoạt động trong các sắc tộc thiểu số tại vùng cao nguyên Trung phần. Nhưng sau này biệt kích Hoa kỳ đã hoạt động mạnh tại cùng cao nguyên Trung phần của Việt Nam và dự tính lập ra một vùng gọi là Hoàng triều cương thổ, hoạt động mạnh của biệt kích Mike và Alfa của Hoa kỳ đã làm cho mặt trận Fulro bị tịt ngòi vào cuối năm 1970.

 Tới khi CSVN chiếm đóng miền Nam Việt Nam, CSVN đã tung ra đợt định cư đầu tiên cho dân thành thị vào miền cao nguyên này và gọi là "vùng kinh tế mới" cho tới năm 1980 để nhường nhà cửa khang trang cho các cán bộ CSVN và những thành phần xưng danh cách mạng.

 Trước áp lực kinh tế thế giới và nguy cơ chống lại của dân chúng miền Nam Việt Nam, CSVN đã âm thầm bỏ đi kế hoạch di dân thành thị vào "vùng kinh tế mới".

 Chủ trương của CSVN để đi tới xã hội chủ nghĩa với chế độ độc đảng đang gây ra biết bao thảm trạng bi thương cho dân tộc Việt Nam. Trên tấm thảm đã dệt được bằng 54 sắc tộc trước các phong trào đòi hỏi nhân quyền và tự do cho tôn giáo trên toàn thế giới, hy vọng với sự ý thức dân chủ và nhân quyền của người dân Việt Nam yêu nước, dân tộc Việt Nam may ra sẽ có được những ngày ấm no trong tương lai.
 
 


Back to Home