Nội dung bài điều trần
về tình hình đàn áp Phật giáo tại Việt Nam
của Ông Võ văn Ái

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Nội dung bài điều trần về tình hình đàn áp Phật giáo tại Việt Nam của Ông Võ văn Ái.

 WASHINGTON DC - (15/2/2001) - Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế vừa đưa ra một thông cáo chính thức ghi nhận về cuộc điều trần của Giáo Hội trên Thượng Viện hôm Thứù Ba 13/2/2001 như sau:

 THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI HOA THỊNH ÐỐN NGÀY 15.2.2001.

 Cuộc Ðiều trần sôi nổi và bổ ích về tình trạng Nhà cầm quyền Cộng sản đàn áp các Giáo hội Phật giáo, Tin Lành, Hòa Hảo và Công giáo trước Ủy hộïi Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trong Thế giới tại Thượng viện ở thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.

 Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trong Thế giới (United States Commission on International Religious Freedom) đã mở cuộc Ðiều trần về vấn đề Tự do tôn giáo ở Việt Nam tại Thượng viện Hoa Kỳ vào lúc 9 giờ sáng ngày 13.2.2001. Cuộc điều trần đã được các hãng thông tấn lớn, các báo chí quốc tế đề cập sôi động một cách lạ thường.

 Vì lẽ một tuần lễ trước đó, nhà cầm quyền cộng sản đã hai lần khám xét thô lỗ, câu lưu, sách nhiễu Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Viện trưởng Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, nhân chuyến Hòa thượng ra Quảng Ngãi chúc Tết Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang. Sự cố này đã làm thế giới chú mục vào hiện trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, và cuộc điều trần bỗng trở thành mối quan tâm lớn của công luận quốc tế.

 Ðiều lạ lùng hơn cả, là khi 4 nhân chứng Việt Nam và 5 chuyên gia Hoa Kỳ về vấn đề Việt Nam chưa phát biểu, thì tại Hà Nội tờ báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Ðảng Cộng sản, đã viết bài tố cáo cuộc Ðiều trần ở Hoa Thịnh Ðốn là "xâm phạm trầm trọng" nội bộ Việt Nam! Nhà cầm quyền cộng sản ngang nhiên chà đạp quyền nhân chứng, quyền phát biểu của những người đại diện các tôn giáo lớn, khi vu khống họ là những "thế lực thù địch" một cách phi dân chủ. Chừng ấy đủ chứng minh rằng quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng đang bị chà đạp tại Việt Nam.

 Cuộc Ðiều trần được chia làm hai phần. Phần đầu mang tên "Phân tích tình hình" theo thứ tự phát biểu của các nhân chứng: ông Zachary Abuza thuộc Ðại học Simmons; ông Võ Văn Ái, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, phát ngôn nhân của Viện Hóa Ðạo; bà Nguyễn Huỳnh Mai, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo; mục sư Paul Ái, nguyên Chủ tịch Giáo hội Tin Lành Việt Nam; linh mục Trần Công Nghị, Mạng lưới Công giáo Việt.

 Phần hai mang tên "Những dự liệu cho chính sách của Hoa Kỳ", theo thứ tự phát biểu của: bà Virginia Foote, Hội đồng Doanh thương Mỹ - Việt; bà Catharin Dalpino, Viện Nghiên cứu Brookings; ông Larry Wortzel, Sáng hội Heritage; ông Carlyle Thayer, Trung tâm Nghiên cứu An ninh Á châu ở Thái Bình Dương.

 Trường hợp Phật giáo, bản điều trần của ông Võ Văn Ái gồm 16 trang, mang tựa đề "Những vi phạm tự do tôn giáo và bộ máy kiểm soát chính trị của Nhà nước: hiện tình của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" (Violations of religious freedom and the State apparatus of political control: the situation of the Unified Buddhist Church of Vietnam).

 Nội dung gồm có 8 phần:

 Phần 1, nêu lên những trường hợp tiêu biểu trong quá khứ cũng như vừa xẩy ra cách đây một tuần lễ. Ðó là các trường hợp của Hòa thượng Thích Quảng Ðộ, Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, hai Thượng tọa Thích Không Tánh và Thích Thiện Minh; trường hợp cấm cản các sinh hoạt Gia Ðình Phật tử Việt Nam, sách nhiễu và đe dọa các Huynh trưởng Gia Ðình Phật tử (Nguyễn Châu, Nguyễn Cẩm); đặc biệt các vị sư thuộc Giáo hội Phật giáo Nhà nước cũng bị đàn áp, phân biệt đối xử (Thượng tọa Thích Thanh Khánh và Ðại đức Thích Tâm Kiên ở Chùa Một Cột, Hà Nội).

 Phần 2, trình bày 5 cơ chế kìm kẹp tôn giáo: Ban tôn giáo chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, Ban Dân vận, Bộ Công an và Quân đội. Sau cuộc biểu tình của 40,000 Tăng, Ni, Phật tử Huế ngày 24.5.1993, mà Ðảng và Nhà nước đánh giá là có nguy cơ "mất nước" trong một cuộc hội thảo của các chiến lược gia cộng sản, Bộ Chính trị đã chỉ thị cho Quân đội tham gia vào việc kiểm soát các tôn giáo.

 Phần 3, nói về 3 cơ chế điều hành việc kiểm soát tôn giáo: hộ khẩu, lý lịch, công an khu vực.

 Phần 4, nêu rõ hệ thống luật pháp làm bàn đạp cho việc hạn chế các tự do sinh hoạt tôn giáo. Chứng minh qua Dự thảo dự án Pháp lệnh về tôn giáo, Nghị định tôn giáo số 26/NÐCP ban hành tháng 4.1999, Nghị định 31/CP về quản chế hành chính, toàn chương viết về An ninh quốc gia, cùng điều 30 về quản chế trong Bộ luật Hình sư Quan trọng nhất là điều 4 trên Hiến pháp, qua đó các tín ngưỡng tôn giáo bị ý thức hệ Mác-Lê và chế độ độc đảng hủy diệt.

 Phần 5, nói về sự kỳ thị tôn giáo trên lĩnh vực học thuật. Các tài liệu giảng dạy ở đại học cho đến báo chí, sách vở đã trình bày một cách sai lạc, nếu không là cố tâm bóp méo hình ảnh tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo, Tin Lành) trong đầu óc thế hệ trẻ và sinh viên.

 Phần 6, đánh giá sự thay đổi trong cuộc đàn áp tôn giáo. Sự thay đổi này cho thấy thực tế đã thắng ý thức hệ. Lấy trường hợp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất làm tiêu đề phân tích, người ta nhận thấy 4 cuộc chuyển đổi các phương thức đàn áp của Nhà nước cộng sản. Từ cuộc đàn áp đẫm máu và không khoan nhượng (thời kỳ 1975 - 1980), đến va chạm với thực tế tôn giáo mà ở đó chủ trương đàn áp hung bạo bị thất bại hoàn toàn (thời kỳ 1981 - 1991), để chuyển sang cuộc chấp nhận miễn cưỡng thực tại tôn giáo của nhân dân (thời kỳ 1991 - 1997), và cuối cùng, để tránh sự dòm ngó cùng những phản ứng bất lợi của dư luận quốc tế, Ðảng và Nhà nước áp dụng phương thức giam tù tại gia thay vì bắt đi trại cải tạo, cô lập hàng giáo phẩm với quần chúng Phật tử, tịch thu máy Fax và cúp điện thoại để cắt đường dây liên lạc với hải ngoại (thời kỳ 1997 cho đến nay).

 Phần 7, nhận định về nguyên nhân cuộc khủng bố và đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất: Ðảng và Nhà nước sợ hãi "giáo lý hành động và dấn thân" của đạo Phật Việt Nam. Một nền giáo lý giải thoát và giác ngộ đồng thời với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ chủ quyền dân tộc, chống bất công xã hội để thực hiện tự do, nhân quyền, dân chủ. Nền giáo lý sinh động này có một quá trình 2,000 năm tại Việt Nam.

 Phần 8, là phần kết luận với 7 đề sách mà nhà cầm quyền Hà Nội phải thực hiện, và các điều khuyến thỉnh Hoa Kỳ trong việc bảo vệ tự do tôn giáo tại Việt Nam:

 Bảy đề sách cho nhà cầm quyền Hà Nội gồm có:

 1. Trả tự do cho mọi tù nhân tôn giáo và bất đồng chính kiến, đặc biệt trường hợp Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang;
2. Phục hồi quyền sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất;
3. Chấm dứt các hình thức sách nhiễu, kỳ thị đối với các nhà tôn giáo, hủy bỏ Nghị định 31/CP về quản chế hành chính;
4. Hủy bỏ các luật pháp hạn chế tự do sinh hoạt tôn giáo, như Nghị định tôn giáo số 26, các điều khoản mơ hồ về "an ninh quốc gia" trong bộ Luật Hình sự, và ban hành các sắc luật về tôn giáo phù hợp theo tiêu chuẩn của các Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị;
5. Bảo đảm tự do báo chí và tự do in ấn kinh sách tôn giáo;
6. Bảo đảm tự do hội họp và lập hội, trong có tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội phi chính phủ, v.v...;
7. Bỏ điều 4 trên Hiến pháp, là điều khoản phản chống văn hóa và tư tưởng truyền thống Việt Nam.

 Các điều khuyến thỉnh Hoa Kỳ: Công luận quốc tế đóng vai trò chính yếu trong việc thay đổi hiện trạng tại Việt Nam. Cuộc thảo luận về việc chuẩn y Hiệp ước Doanh thương Mỹ-Việt là thời điểm quan trọng cần nắm lấy. Cần thêm những điều khoản về Nhân quyền vào Hiệp ước, kể cả các điều khoản về biện pháp chế tài đối với những vi phạm nhân quyền trầm trọng. Quan hệ Doanh thương bình thường (NTR, tên mới của chế độ tối huệ quốc trước kia) đối với Việt Nam nên gia hạn thường niên hơn là vĩnh viễn. Có như vậy mới tạo điều kiện cho Quốc hội Hoa Kỳ theo dõi các sự trạng nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời bó buộc nhà cầm quyền Cộng sản phải tôn trọng nhân quyền. Hoa Kỳ nên sử dụng đồng lúc 2 phương thức, vừa ngoại giao kín đáo, vừa áp lực công khai. Các nhà ngoại giao cũng như doanh gia nên thường xuyên can thiệp trả tự do cho từng trường hợp tù nhân chính trị cụ thể, và viếng thăm các nhà lãnh đạo tôn giáo khi có cơ hội. Thực tế các năm qua cho thấy thành quả của những sáng kiến bênh vực cho nhân quyền của Hoa Kỳ.

 Cuộc viếng thăm Ðại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang của một viên chức cao cấp tòa Ðại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội tại Quảng Ngãi tháng 3 năm 1999. Tuy không tạo điều kiện trả tự do cho Hòa thượng, nhưng tình trạng quản chế khắt khe được cởi nới, việc chăm sóc thuốc men được tự do hơn trước.

 Ðây là cuộc thăm viếng đầu tiên của một người Tây phương trong suốt 17 năm Hòa thượng Huyền Quang bị quản chế không lý do.

 Những cuộc thăm viếng của các vị Dân biểu Quốc hội Hoa Kỳ cũng như viên chức cao cấp thuộc tòa Tổng lãnh sự Hoa Kỳ ở Saigon là một trong những nguyên nhân bảo vệ Hòa thượng Thích Quảng Ðộ khỏi bị bắt giam phi pháp như 5 năm trước kia. Xin nhân dân Hoa Kỳ và Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ cho tất cả những cá nhân, đoàn thể, tôn giáo đang đấu tranh cho tự do tôn giáo, nhân quyền và dân chủ tại nội địa Việt Nam. Và điều cuối cùng, xin Hoa Kỳ có thái độ cứng rắn tại Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Genève, trong những khóa họp thường niên, đối với những trường hợp vi phạm nhân quyền, vi phạm tự do tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội.

 Sau cuộc phát biểu của ông Võ Văn Ái và các đại biểu của các tôn giáo, 7 ủy viên trong Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo trong Thế giới đã đặt ra rất nhiều câu hỏi chứng tỏ sự quan tâm tha thiết với vận mệnh của các tôn giáo tại Việt Nam. Ông Ái đã góp phần đưa ra nhiều cứ liệu và giải thích khai thông những thắc mắc của Ủy hội Hoa Kỳ.

 Câu phát biểu của một chuyên gia Hoa Kỳ về vấn đề Việt Nam: "Trên lĩnh vực nhân quyền và tôn giáo, Việt Nam còn tệ hơn Trung quốc"; và câu nhận định của một Ủy viên thuộc Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do tôn giáo trong Thế giới: "Ý thức hệ Cộng sản rất lố bịch và ác độc, họ càng muốn thay đổi chừng nào, càng giống hệt như cũ chừng đó", là nội dung hiểu biết về tình trạng Việt Nam mà cuộc Ðiều trần vừa khám phá và xác định.
 
 


Back to Home