Tóm lược cuộc điều trần
về các Vi Phạm Về Tự Do Tôn Giáo
tại Việt Nam

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Taiwan

Tóm lược cuộc điều trần về các Vi Phạm Về Tự Do Tôn Giáo tại Việt Nam.

 WASHINGTON DC - (14/2/2001) -- Từ 8 giờ 30 sáng hôm thứ Ba 13 tháng 2 năm 2001, dọc theo hành lang trước căn phòng 124 của Cao Ốc Dirksen, đã nhộn nhịp vì những lượt người qua lại. Từ chiếc thang máy phía Tây Bắc của "building", người ta có thể nghe rất rỏ tiếng chào hỏi nhau bằng Việt ngữ, ngoài ra các quan sát viên còn thấy những chiếc áo dài tươi thắm làm nổi bậc hẳn khuôn viên Lập Pháp Hoa Kỳ về các vấn đề có liên quan đến người Việt.

 Ðúng 9 giờ sáng, mọi người nghiêm cách vào vị trí, trong phòng họp số 124 lúc bấy giờ đã có khoảng 70 người. Phía hàng ghế chủ tọa buổi điều trần "hearing", chúng tôi ghi nhận có ông Elliott Abrams - Chủ Tịch Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới và các thành viên của Ủy Hội. Kế đó là một bàn có 5 chiếc ghế dành cho các vị được mời đến để điều trần: từ bên phải (phía cử tọa) là Linh Mục Trần Công Nghị, Bác Sĩ Võ Văn Ái, Tiến Sĩ Zachary Abuza, Bà Nguyễn Huỳnh Mai, và Mục Sư Paul Ái (Trần Ðình Ái).

 Sau bài diễn văn khai mạc buổi điều trần của ông Abrams, là những bài phân tích về tình hình và hiện trạng tôn giáo tại Việt Nam. Mở đầu là bài điều trần của ông Zachary Abuza, thuộc đại học Simmons College. Ông Abuza phân tách rất kỷ những thực trạng đang diễn ra tại Việt Nam về tự do tôn giáo. Phần đầu ông Abuza nói về Tôn Giáo và Ðảng Cộng Sản Việt Nam (Religion and the Vietnamese Communist Party, VCP) , ông nhấn mạnh bốn nỗi sợ của đảng CSVN về sự phát triển của các tổ chức tôn giáo trong nước. Thứ nhất ông nhấn mạnh rằng các tổ chức tôn giáo sẽ là mối đe dọa làm tan biến quyền lực độc đảng của CS tại VN. Nỗi sợ thứ hai của CSVN là các lực ép tiêu diệt sự độc quyền và độc đảng tại hải ngoại qua "diễn biến hòa bình". Nỗi sợ thứ ba của CSVN là khi thấy sự tự trị của các tôn giáo, vì chính sự độc lập và tự trị này sẽ đưa đến sự hiện hình của xã hội nhân quyền mà đang tìm đủ mọi cách để kiểm soát. Cuối cùng là nỗi lo sợ thứ ba của CSVN là sự tan biến của đảng CS vô thần khi để cho các hoạt động tôn giáo được tự do thực sự.

 Theo Tiến Sĩ Abuza, chính vì sợ như vậy nên bằng mọi cách đảng CSVN phải kiểm soát các tôn giáo tại Việt Nam thật chặt chẽ qua nhiều phương cách khác nhau (Controlling Religion). Trong phần này ông Abuza đưa ra những minh chứng cụ thể. Trước hết ông đưa ra những mâu thuẫn trong cái gọi là "hiến pháp của Việt Nam" cho quyền tự do tín ngưỡng tại Việt Nam mà đảng CSVN đang rêu rao. Dựa theo tài liệu của Human Rights Watch "Vietnam's 1992 constitution does not guarantee 'freedom of religion' in the fullest sense, but rather 'the freedom to believe or not believe in a religious faith" (Article 170) . Tạm dịch như sau Hiến pháp của VN năm 1992 không bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng trong một nguyên bản pháp lý trọn vẹn mà bị áp đặc 'Công dân có quyền tự do tin hoặc không tin vào một tôn giáo hay niềm tin tín ngưỡng nào. Nhưng trong cùng một văn bản một câu thòng lọng về luập pháp XHCN rất độc đáo "no one can violate the freedom of faith or exploit it in a way that is at variance with the law and state policies". Dịch đúng theo các cụm từ đang dùng trong nước theo tờ Nhân Dân đăng trên internet hôm 12 tháng 2 năm 2001 là "Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước". Ðiều này đối với mọi người rất lố bịch và trịch thượng - nhưng không hiểu sao lại có thể thành hiến pháp của một quốc gia. Tiến sĩ Abuza còn dẫn chứng những thí dụ cụ thể về sự kiểm soát chặt chẽ của CSVN khi họ can thiệp vào việc bổ nhiệm chức sắc hay can thiệp vào việc tuyển chọn các chủng sinh tại các chủng viện.

 Ðể dễ dàng kiểm soát CSVN đã không chấp nhận sự thống nhất của Phật Giáo Việt Nam (Unified Buddhist Church of Vietnam). Ðể bảo đảm sự kiểm soát tuyệt đối, CSVN đã hình thành từ Bắc vào Nam một hệ thống Tu Sĩ Quốc Doanh trực thuộc Mặt Trận Tổ Quốc. Và để quyền kiểm soát được hoàn bị, các cơ sở như Thánh Thất, Chùa, Nhà Thờ, và Tu Viện đã được hợp thức hóa thành tài sản của nhà nước. tất cả tài liệu về tôn giáo hay sử học tại Việt Nam muốn phát hành phải qua sự kiểm soát của đảng CSVN. Tuyệt đối CSVN không muốn các cơ sở tôn giáo tự gây quỷ, vì họ sợ rằng các chùa, nhà thờ sẽ được độc lập về tài chánh và sẽ mạnh dạn cưỡng lại những luật lệ của nhà nước CSVN.

 Trong điều sáu minh chứng về sự kiểm soát tôn giáo của CSVN, Tiến Sĩ Abuza đã nói lên rằng "Vietnam does not ban religion. But they make it operate in a bureaucratic maze, and any deviance is dealt with harshly". Ðiều này cho thấy Việt Nam không cấm tôn giáo nhưng chủ tâm làm cho tôn giáo bị rối và sẵn sàng đàn áp những điều gì bất thường trong các tổ chức tôn giáo. Cuối cùng trong phần "Controlling Religion", Tiến Sĩ Abuza đã đưa ra những chứng cớ về sự bắt giam các giáo sĩ, tu sĩ tại Việt Nam, ông cho biết hiện nay tại Việt Nam có độ 25 tu sĩ bị tù, trong số này có 7 người mới bị bắt theo đạo Phật Giáo Hòa Hảo và 13 người theo đạo Tin Lành.

 Trong phần III của bản điều trần, Tiến Sĩ Abuza đã phân tích về chính trị nội bộ của đảng CSVN và vấn đề tự do tôn giáo (Intra-Party Politics an Religious Freedom). Theo ông vấn đề chính trị Việt Nam hiện nay rất bí ẩn và khó tiên liệu vì nạn bè phái và sự hiểu biết rất khác nhau về kế hoạch kinh tế "The economic reform program". Ông Abuza đã trình bày về sự bế tắc (deadlocked) về sách lược của các đảng viên trung ương từ sau đại hội kỳ 8. Trước thềm đại hội đảng CSVN sắp đến, theo ông sẽ có những thay đổi lớn tại trung ương đảng CSVN.

 Ðể kết thúc bài điều trần, Tiến Sĩ Abuza đã đề những điều được tóm tắt như sau: Nhân quyền và tự do tín ngưỡng hiện nay tại Việt Nam rất tệ hại cần phải được thay đổi cho khá hơn. Ðể đạt được sự thay đổi phải xảy ra tại Việt Nam chánh quyền Hoa Kỳ cần phải áp lực Việt Nam để họ nâng thiện chí tuân hành các công ước quốc tế. Theo thứ tự: Ðầu tiên, Hoa Kỳ phải áp lực Hà Nội cho phép sự theo dõi độc lập về các điều kiện nhân quyền và tự do tín ngưỡng tại VN. Những cơ quan theo dõi nhân quyền sẽ chia sẻ những tin tức và tài liệu có được với tổ chức Nhân quyền Thế Giới. Tòa Ðại Sứ Mỹ tại Hà Nội tạo điều kiện áp lực CSVN bảo đảm Nhân Quyền và Tự Do Tín Ngưỡng tại VN. Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Hiệp Uớc kinh Tế ký hồi tháng 10 năm 2000. Chánh Phủ Mỹ nên tài trợ cho các khóa tu nghiệp hay huấn luyện về Nhân Quyền tại VN. Ðề nghị cuối cùng, Ông yểm trợ các cuộc lạc quyên giúp đỡ nhân đạo trong nước, ông yêu cầu Hoa Kỳ đề ra những điều kiện để Hà Nội chấp thuận các cuộc cứu trợ trong nước.

 Sau bài điều trần của TS Abuza là bài của BS Võ Văn Ái nói về các vấn nạn của Phật Giáo. Bài điều trần của Bà Nguyễn Huỳnh Mai thì nói về lược sử đạo Phật Giáo Hòa Hảo và những âm mưu tiêu diệt đạo Hòa Hảo từ 1975. Sau Bà Mai là bài nói chuyện của MS Paul Ái, nói về các vi phạm tôn giáo của CSVN về đạo tin lành và đưa lên đề nghị 14 điểm. Cuối cùng là bài điều trần của LM Trần Công Nghị, dẫn chứng về những vi phạm tôn giáo và nhân quyền qua nhiều tài liệu khác nhau cộng thêm chuyến đi của Ông. Ghi nhận không có bài điều trần của Cao Ðài.

 Theo Linh Mục Trần Công Nghị, Quốc Hội Hoa Kỳ không nên quá dễ dàng để cho CSVN được ký một hiệp ước thương mại dễ dàng mà không có một điều kiện nào ràng buộc họ phải cư xử tử tế với dân mình là một điều không nên làm.

 Riêng Nguyễn Tấn Thiên Trang, một thành viên của VPA, "Em thấy cần đề nghị lên Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế những kế hoạch Trao Ðổi Về Chủng Sinh (hay tu sĩ). Vì được qua lại, từ VN qua Hoa Kỳ và từ Hoa Kỳ về VN, đi học và được phép về Việt Nam sinh hoạt, có vậy thì nhiều thanh thiếu niên Việt Nam thấy được biết được các nhóm trẻ "Youth Group" có đạo thì các tôn giáo mới phát triển mạnh hơn. Theo Em thì các "religous youth groups" về Việt Nam được tự do hoạt động thì sẽ mang về "fitness, sports, health và leadership", Em thấy rằng Việt Nam cần nhiều những điều hữu ích này.
 
 


Back to Home