Ðường đi chưa tới
Ðược tin Ðức Tổng Giám Mục Huế Nguyễn Như Thể đã cử Linh mục Nguyễn Văn Lý đến trông coi giáo xứ An Truyền, phong trào đòi tự do tôn giáo cho Việt Nam được đẩy mạnh lên nhân cuộc tranh đấu của Linh mục Lý ở Nguyệt Biều bổng nhiên khựng lại. Một số đang khai thác cuộc tranh đấu này đã tỏ ra chán nản hay thất vọng.
Khi phát động phong
trào yểm trợ cuộc tranh đấu
của Linh mục Nguyễn Văn Lý, nhiều
tổ chức nghĩ rằng có thể
nhân vụ này, đẩy mạnh phong trào
tranh đấu ở trong nước đi
lên và tiến tới lật đổ
chính quyền cộng sản. Họ tin rằng
khi các tôn giáo đã đứng
lên thì không sức mạnh nào
có thể kháng cự lại được.
Nay nghe tin Linh mục Nguyễn Văn Lý được
chuyển đến nơi khác, họ than
phiền Ðức Tổng Giám Mục
Huế đã thỏa hiệp với
chính quyền, làm hỏng kế hoạch
tranh đấu của họ. Có người
đã lên tiếng báo động:
"Nguyệt Biều đang lâm nguy"! Ngày 23.1.2001,
Mạng Lưới Tuổi Trẻ Việt Nam
Lên Ðường đã gởi
đến các vị lãnh đạo
tinh thần, các tổ chức đấu
tranh và các cơ quan truyền thông
một lời kêu gọi yêu cầu
viết thư cho Ðức Tổng Giám
Mục Huế bày tỏ sự lo ngại
về an ninh của giáo dân Nguyệt Biều
sau khi Linh mục Lý ra đi và yêu cầu
Ðức Tổng Giám Mục tiếp
tục hổ trợ cho cuộc đấu tranh
đòi tự do tôn giáo tại Việt
Nam.
Giáo xứ Nguyệt Biều là một giáo xứ nhỏ bé, nằm ở phía nam sông Hương Giang, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7 cây số, được đặt dưới sự coi sóc của Linh mục Trần Văn Quý, quản xứ Trường An ở cách Nguyệt Biều chỉ 2 cây số. Giáo xứ Trường An trước đây được gọi là giáo xứ Phường Ðúc, hiện nay chỉ còn khoảng 350 giáo dân. Linh mục Nguyễn Văn Lý bị công an chỉ định nơi cư trú ở Nguyệt Biều, chứ không phải được giáo quyền cử tới trông coi giáo xứ này. Vì nơi đây không có nhà cho cha xứ, Linh mục Lý phải cư ngụ tạm ở sau chái nhà thờ. Ngài không có quyền hành gì đối với giáo xứ Nguyện Biều, do đó khi vụ chiếm đất xẩy ra, Linh mục Trần Văn Quý là người đứng đơn khiếu nại chứ không phải Linh mục Lý. Linh mục Lý chỉ lên tiếng yểm trợ.
Cách đây 3 năm, Tòa Giám Mục Huế có bổ nhiệm Linh mục Lý làm quản xứ An Truyền, vì nơi đây không có quản xứ từ lâu, nhưng nhà cầm quyền không đồng ý. Nhiều người ở hải ngoại đã cho rằng chính quyền không đồng ý thì mặc chính quyền, Linh mục Lý cứ đến đó ở, xem thử chính quyền làm gì. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy. Trước đây cũng đã có những linh mục không được chính quyền cấp hộ khẩu vẫn đến nhận nhiệm sở mới. Ngay lập tức công an đến yêu cầu trở về nơi cư ngụ cũ. Có linh mục từ chối trở về, đã bị đưa đi biệt giam ở một nơi khác. Trường hợp của Ðức Giám Mục Huỳnh Văn Nghi là một thí dụ điển hình nhất. Tòa Thánh Vatican bổ nhiệm ngài làm Giám Quản Tông Tòa Giáo Phận Saigon sau khi Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình qua đời. Mặc dầu không được sự chấp thuận của chính quyền, Ðức Giám Mục Nghi vẫn đi nhận chức. Nhưng khi ngài đến Saigon, công an liền ngăn cản không cho thi hành nhiệm vụ. Cuối cùng, ngài cũng phải trở về Phan Thiết. Rút kinh nghiệm đó, Linh mục Lý cũng đã không dám đến nhận chức quản xứ An Truyền ba năm trước đây, mặc dù đã được Ðức Tổng Giám Mục bổ nhiệm.
Giáo xứ An Truyền thuộc huyện Phú Vang, cách trung tâm Huế khoảng 12 cây số về phía đông. Ðây là một giáo xứ khá lớn, hiện có 712 giáo dân. Chỉ một nữa dân An Truyền theo công giáo, một nữa theo các tôn giáo khác. Giáo xứ này không có Linh mục từ lâu. Hiện nay, Linh mục Trần Văn Lộc được tạm biệt phái đến làm các nghi thức phụng vụ cho giáo dân.
Nếu muốn hoạt động chống đối thì An Truyền thuận lợi hơn Nguyệt Biều nhiều. Giáo xứ An Truyền nằm trong Huyện Phú Vang, một huyện trù phú của tỉnh Thừa Thiên. Giáo xứ này lại có đông giáo dân hơn ở Nguyệt Biều. Huyện Phú Vang lại có đến 6 giáo xứ công giáo, đó là các giáo xứ An Truyền, Tiên Nộn, Lại Ân, Tân Mỹ, Kẻ Sung và Dưỡng Mông (Diêm Tụ). Ngoài 6 giáo xứ này, còn có thêm 3 giáo xứ thuộc huyện Hương Thủy ở kế cận, làm thành Giáo Hạt Hương Phú gồm một cụm 9 giáo xứ. Ðây là môi trường rất thuận tiện cho Linh mục Lý nếu ngài muốn tiếp tục đấu tranh.
Tại sao Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Như Thể đã yêu cầu chính quyền cho Linh mục Lý đến An Truyền trong lúc này và Linh mục Lý có đồng ý hay không?
Chúng tôi đã được nghe ba cuốn băng của ba tổ chức khác nhau phỏng vấn Linh mục Lý về việc ngài được cử làm quản xứ An Truyền, một của Ủy Ban Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo cho Việt Nam, một của Mạng Lưới Tuổi Trẻ Lên Ðường và một của Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại. Trong cả ba cuộc phỏng vấn này, Linh mục Lý đều trả lời giống nhau.
Trước hết Linh
mục Lý xác nhận Ðức Tống
Giám Mục Nguyễn Như Thể có bị
nhà cầm quyền làm áp lực,
nhưng "không phải Ðức Tổng
Giám Mục đã nhượng bộ".
Linh mục Lý cho biết nhà cầm quyền
muốn đưa ngài ra khỏi Nguyệt Biều.
Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn
Như Thể đã nhân dịp này,
yêu cầu nhà cầm quyền cho Linh mục
Lý đến nhận chức quản
xứ An Truyền như đã được
bổ nhiệm cách đây ba năm. Ðức
Tổng Giám Mục nhất định không
chịu thuyên chuyển Linh mục Lý đến
bất cứ một nơi nào khác
ngoài An Truyền. Cuối cùng, nhà
cầm quyền phải nhượng bộ.
Linh mục Lý muốn nhân vụ thuyên chuyển này, làm nên một biến cố mới. Linh mục nói rằng khi nhà cầm quyền cắt hộ khẩu của ngài ở Nguyệt Biều và cấp cho hộ khẩu mới ở An Truyền, ngài sẽ không nhận tờ hộ khẩu mới nếu trên đó có ghi các chữ "Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc", vì điều ghi đó không đúng sự thật. Nếu chính quyền không chịu bỏ những chữ đó, ngài sẽ không nhận hộ khẩu mới và tiếp tục cư ngụ ở Nguyệt Biều. Tuy nhiên, vì ngài đã được Giáo quyền giao làm quản xứ An Truyền, ngài vẫn đến đó làm mục vụ rồi trở về. Như vậy ngài sẽ có cùng một lúc hai vị trí đế tranh đấu.
Linh mục Lý dự liệu ba trường hợp có thể xẩy ra nếu ngài tiếp tục tranh đấu:
"Có thể họ sẽ bắt giam tôi trong một thời gian ngắn để họ khám xét phòng và tịch thu một số đồ đạc của tôi, nhất là họ cố tìm cho ra tài liệu đổ cho tôi là người chủ trương lật đổ chính quyền, để họ có cớ kết án tôi. Ngoài ra, trong thời gian bắt tôi, họ sẽ bố ráp giáo dân Nguyệt Biều, để ngăn đe các giáo xứ khác không làm như thế nữa. Tôi đã chuẩn bị cho giáo xứ Nguyệt Biều phương thức đối phó rối.
"Trường hợp thứ hai, có thể họ sẽ quản thúc tôi chặt chẽ, không cho đi lại, khám xét tất cả những ai đến thăm tôi, giống như trường hợp BS Nguyễn Ðan Quế tại Sài gòn vậy.
"Trường hợp thứ ba có thể xảy ra là nhóm đổi mới trong đảng tìm cách thương thuyết để làm chậm cuộc đấu tranh của tôi lại. Trong trường hợp này, tôi sẽ khuyên họ hãy canh tân đổi mới, và tự họ nên thanh lọc hàng ngũ của họ..."
Linh mục Lý cũng tiên liệu: "Cũng có thể có một nhóm quá khích, ưng nóng vội đốt giai đoạn, sẽ ám sát tôi chết. Ðiều này tôi cũng đã tiên liệu để có phương sách đối phó. Tôi đã giải thích cặn kẽ cho giáo dân Nguyệt Biều rồi".
Ngày 10.1.2001, do sự
vận động của các đoàn
thể đấu tranh, Ủy Hội Tự
Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ đã
chính thức gởi thư mời
Linh mục đến trước Ủy Hội
tại Washington DC vào ngày 13.2.2001 tới
đây để trình bày sự
vi phạm quyền tự do tôn giáo tại
Việt Nam và cho ý kiến về việc
phê chuẩn Hiệp Ước Mậu Dịch
Song Phương Việt Mỹ sắp đến
có ảnh hưởng gì đến
chính sách nhân quyền của Việt
Nam không. Người phỏng vấn đã
hỏi rằng nếu được phép
đi, Linh mục có đi hay không? Linh mục
Lý trả lời rằng hiện nay ngài
chưa nhận được giấy mời
và ngài sẽ không đi nếu chính
quyền không cho trở về lại Việt
Nam. Tuy nhiên, ngài cho biết ngài đã
gởi một bài phát biểu dài
7 trang đến Ủy Hội. Bài phát
biểu này mang tên "Lời
chứng của Linh mục Tađêo Nguyễn
Văn Lý". Ngài tiên liệu rằng
tài liệu này "sẽ nổ tung như
một trái bom nguyên tử", với
hậu quả lớn sẽ xẩy ra cho ngài.
Trước hết, qua nhiều lần theo dõi, tra hỏi và giam cầm Linh mục Lý, Công an thừa biết rằng Linh mục là một người cương trực phi thường, dám nói và dám làm, thấy cái gì chướng tai gai mắt là phản đối ngay, không cần biết hậu quả như thế nào. Tuy nhiên, Công an vẫn coi Linh mục này không phải là thành phần nguy hiển. Mọi hành động của ngài đều hoàn toàn tự phát và độc lập, không có tổ chức nào đứng đàng sau và không có những kế hoạch thiết thực đã định trước. Với một con người như vậy, Công an tin rằng khó gây được những biến cố có thể ảnh hưởng đến chế độ. Mỗi khi Linh mục Lý phát động cuộc đấu tranh, Công an thường thả lỏng để thăm dò xem có tổ chức nào đứng đàng sau hay không. Nếu không có, họ tìm cách thỏa mãn để cho biến cố lắng xuống. Vụ nhà cầm quyền đồng ý cho Linh mục Lý đến làm quản xứ An Truyền cũng nằm trong giải pháp đó. Ðây là đường lối mà chúng ta đã nhận thấy.
Công an thừa biết các tổ chức tranh đấu của người Việt hải ngoại đang tìm cách khai thác vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý như các biến cố khác, nhưng họ cho rằng các tổ chức đó dù có biểu tình, ra tuyên ngôn tuyên cáo hay nhờ các tổ chức quốc tế can thiệp... rồi cũng sẽ chẳng gây ảnh hưởng bao nhiêu đối với tình hình trong nước. Chỉ có những tổ chức chống đối ở ngay trong nước mới đáng sợ. Những tổ chức này hiện nay chưa có. Việc nhà cầm quyền "bỏ ngõ" cho Linh mục Lý được liên lạc với các tổ chức đấu tranh ở hải ngoại một cách dễ dàng và kéo dài không phải là chuyện bình thường. Một vài giáo sĩ đã cảnh cáo giáo dân coi chừng những người đã đưa điện thoại cầm tay cho Linh mục lý nói chuyện với các phong trào đấu tranh hay cơ quan truyền thông ở hải ngoại. Có thể họ là người của Công An.
Nhà cầm quyền cộng sản cũng tin rằng các tổ chức đấu tranh ở hải ngoại khó biến vụ Nguyệt Biều thành một biến cố lớn vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, sự kiện chiếm đất của giáo xứ Nguyệt Biều chưa đủ để làm cho dư luận cả nước cũng như quốc tế phải quan tâm. Nhà cầm quyền cộng sản vẫn thường làm như thế, lúc thì nơi này, lúc thì nơi khác. Biến cố Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Tây nghiêm trọng hơn nhiều nhưng cũng chưa lôi cuốn được sự quan tâm của dư luận. Bằng chứng là các cơ quan truyền thông quốc tế đang có mặt tại trong nước rất ít loan tin về những gì đang xẩy ra tại Nguyệt Biều.
Thứ hai, Nguyệt Biều, An Truyền hay bất cứ nơi nào ở Huế và Thừa Thiên đều là những vùng khá xa xôi, khó từ đó làm cho phong trào lan rộng ra cả nước. Vụ Phật Giáo năm 1963 là do cơ quan tình báo CIA dựng lên và dùng cơ quan truyền thông quốc tế để đánh lừa dư luận, làm hậu thuẩn cho việc tổ chức lật đổ chính phủ Ngô Ðình Diệm và đưa quân vào Việt Nam, nên cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 mới xẩy ra. Các tổ chức đấu tranh của người Việt hải ngoại không có khả năng làm được chuyện đó.
Thứ tư, trong Giáo
Hội Công Giáo, Linh mục Nguyễn Văn
Lý cũng chỉ là một giáo sĩ
ở cấp nhỏ, quản trị một
giáo xứ nhỏ, không đủ
uy tín để lôi cuốn Giáo Hội
ở trong vùng đi theo, chứ đừng
nói đến lôi cuốn Giáo Hội
toàn quốc hay quốc tế. Tòa Thánh
Vatican và Giáo Hội Công Giáo Việt
Nam lại đã có đường
lối chung.
Như chúng tôi đã nói ở trên, Linh mục Lý là một người cương trực phi thường, dám nói và dám làm, thấy cái gì chướng tai gai mắt là phản đối ngay, không cần biết hậu quả như thế nào. Nhưng bản tính này chỉ mới giúp Linh mục "thành nhân", chứ chưa thể giúp Linh mục thành công trong việc giải phóng đất nước được. Dĩ nhiên, trong trận chiến không có chỉ huy này, ai thấy mình có thể đánh được cách nào thì đánh, làm được cái gì thì làm, còn kết quả mong muốn có đạt được hay không lại là một chuyện khác.
Khi Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại hỏi rằng Linh mục thấy các tổ chức đấu tranh ở hải ngoại có thể làm gì để giúp đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở trong nước lên, Linh mục Lý nói rằng Linh mục đã làm tất cả, phần còn lại là của anh em. Phải cố gắng hình thành các tổ chức ở trong nước để khi tình hình thuận lợi thì nắm lấy cơ hội.
Như chúng ta đã biết, trước khi cướp được chính quyền vào năm 1945, Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã có một công trình xây dựng lâu dài kể từ năm 1930. Pháp phá vỡ cơ sở này họ hình thành cơ sở khác để tiếp tục tranh đấu. Trong khi đó, Việt Nam Quốc Dân Ðảng gồm quá nhiều nhà làm cách mạng tài tử, có quân mà không biết phải tổ chức như thế nào để chiến đấu thành công. Ðảng Ðại Việt chỉ toàn lãnh tụ, không có quân. Do đó, năm 1945, các đảng phái quốc gia đã thua Việt Minh.
Muốn đi đường dài, chúng ta cũng cần phải hình thành được những cơ sở ở ngay trong nước, huấn luyện cán bộ và tạo ra các biến cố để đưa phong trào đi lên. Vận động hải ngoại tùy thuộc quá nhiều vào chính sách và quyền lợi của các cường quốc, nên khi đặng khi được. Khi nào chủ trương của chúng ta phù hợp với chủ trương của họ thì mọi sự dễ dàng, trái lại khi chủ trương của chúng ta đi ngược với chủ trương của họ thì chúng ta phải lưỡng đầu thọ địch.
Tôi gặp một cựu tù nhân chính trị trên 65 tuổi, qua Mỹ đã hơn bốn năm, hiện đang lãnh tiền già. Tôi thấy cuộc hội họp hay biểu tình nào cũng có ông đến tham dự. Ai quyên góp việc gì ông cũng tích cực đóng góp, tuy không nhiều, chỉ $10 hay $20, nhưng rất có lòng. Hôm trước Tết, ông đi tìm người bán non các check ông sẽ lãnh vào cuối tháng giêng. Trị giá các check là $650, ông bán lấy $600. Tôi hỏi ông cần tiền để làm gì, ông nói Tết nào ông cũng phải về Việt Nam thăm mấy đứa con. Ông đã để dành được $600, cần phải có $600 nữa mới đủ tiền về. Tôi hỏi ông khi trở lại lấy gì mà ăn, ông nói rằng sẽ đến các cơ quan từ thiện và nhà thờ lấy thực phẩm. Ông thường làm như thế. Ông đã bán được các check và hiện đang ở Việt Nam. Vài ngày nữa ông sẽ có mặt tại Orange County và đi chống Cộng tiếp.
Theo nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cho biết, mỗi năm Việt kiều đã gởi về nước khoảng 2 tỷ Mỹ kim. Trong Tết vừa qua, gần hai trăm ngàn Việt kiều đã về Việt Nam. Ðường Bolsa vắng tanh. Trước 30.4.1975, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chỉ xin Mỹ 750 triệu Mỹ kim để tiếp tục chiến đấu và tồn tại, nhưng Mỹ không cho và miền Nam đã mất. Nay nhà cầm quyền Hà Nội được khối Việt kiều viện trợ vô điều kiện 2 tỷ một năm, làm sao họ không "sống hùng sống mạnh" được?
Xem ước muốn là hiện thực và biến ước muốn thành hiện thực là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Phải có sự đồng tâm của đa số và phải hành động có kế hoạch và có phương pháp, chúng ta mới có thể biến ước muốn thành hiện thực được. Không hành động có kế hoạch và có phương pháp, ước muốn bao giờ cũng chỉ là ước muốn mà thôi.
Tú Gàn