HÀ NỘI (AFP, 30/3/2001) - Hôm thứ Sáu 30/03/2001, đài truyền hình nhà nương Sản Việt Nam loan tin một cán bộ cao cấp Cộng Sản Việt Nam đã ra lệnh thực thi nhiều biện pháp nhằm tái lập thống nhất vùng Tây Nguyên nơi đã xảy ra nhiều biến dộng do sự chống đối của người Thượng sắc tộc gần hai tháng qua 02~03/2001.
Phạm Thế Duyệt, ủy viên Chính Trị Bộ đi tham quan vùng xảy ra rối loan thuộc huyện Chu Se tỉnh Gia Lai về phía Nam thị trấn Pleiku, nói rằng: "Giới chức tỉnh phải có biện pháp cải thiện việc tiếp tế lương thực và trường học để thực thi tinh thần thống nhất quốc gia", Duyệt nói thêm: "Họ cần phải giúp dân chúng bình thường hóa đới sống, không một gia đình nào phải bị lâm cảnh khan hiếm gạo và thuốc men."
Hôm thứ Ba 27/03/2001, lần đầu tiên báo chí nhà nước thú nhận có sự khan hiếm thực phẩm trầm trọng vì những nhóm chống đối đã thực hiện việc bất hợp tác sản xuất từ năm tháng nay.
Duyệt nói thêm rằng nhà cầm quyền địa phương cần có biện pháp cải thiện trường học giúp các học sinh trở lại sinh hoạt bình thường. Báo Lao Ðộng hé lộ tin các trường học vùng này đã bãi khóa từ nhiều tháng nay để ủng hộ phe chông đối.
Trường học tại vùng cao nguyên Trung phần hiện chủ yếu dạy bằng tiếng Việt mặc dù học sinh Thượng sắc tộc vùng này nói bốn ngôn ngữ khác nhau. Những nhóm người Thượng sắc tộc tại hải ngoại đã lên án tình trạng này là diệt chủng văn hóa Thượng. Tiết lộ của báo Lao Ðộng lần đầu tiên cho biết trường học vùng này đã tham gia bãi khóa để chống nhà cầm quyền từ năm tháng nay.
Truyền hình Việt Nam đưa tin Phạm Văn Duyệt bắt đầu cuộc tham quan từ tỉnh Gia Lai và đến tỉnh Kontum lân cận, sau đó Duyệt sẽ đi thăm tỉnh Dak Lak. Hôm thứ Năm 29/03/2001, báo Lao Ðộng đăng tin Duyệt là người ra lệnh cảnh cáo kỹ luật năm cán bộ đặc trách chính sách người Thượng sắc tộc và miền núi.
Việc thanh trừng kỹ luật chỉ xảy ra sau khi làn saong chống đối tại những tỉnh cao nguyên địa phận trồng trọt cà phê, ban đầu do người Thượng sắc tộc theo đạo Tin Lành đòi tự do tín ngưỡng tràn lan qua việc tố giác người kinh phá rừng làm đồn điền cà phê bừa bãi nơi vùng rừng núi người Thượng xem như lãnh địa của tổ tiên họ để lại.
Báo Lao Ðộng cho biết nhà cầm quyền đã tấn công dẹp tan những nhóm chống đối, ba tuần trước đây sau khi cho đưa vào "hàng trăm" thanh niên tạo một vùng cô lập thuộc huyện Chu Se.
HÀ NỘI (AFP, 29/03/2001) - Hôm thứ Năm 29/03/2001, báo nhà nước tại Việt Nam loan tin rằng trong tháng 2/2001 vừa qua khi làn sóng chống đối của người Thượng lan tràn trên vùng Tây Nguyên, đảng cộng sản cầm quyền đã áp dụng biện pháp kỹ luật đối với năm cán bộ cao cấp đặc trách chính sách người sắc tộc thiểu số.
Báo Lao Ðộng cho biết năm cán bộ thuộc ủy ban đặc trách người sắc tộc và vùng núi cao nguyên đã bị Bộ Chính Trị chính thức cảnh cáo vì đã không làm tròn nhiệm vụ.
Hoàng Ðức Nghị, đảng ủy của ủy ban và bốn cán bộ phụ tá chính bị xét có lỗi "lãnh đạo kém" trong việc quản lý những đồ án kinh tế và xã hội kể từ năm 1993 "gây ra những hậu quả nghiêm trọng."
Ủy viên chính thức bộ chính trị Phạm Văn Duyệt đã ra lệnh khiển trách "hồi tháng Hai", bài báo không nói rõ ngày nào.
Tin khiển trách về Nghị, người nắm chức Bộ Trưởng, được nhắc đến lần đầu trong cuộc họp báo hôm thứ Bảy 24/03/2001 sau khi hội nghị 12 ngày của trung ương đảng kết thúc.
Lý thuyết gia của đảng Hữu Thọ không cho biết thêm chi tiết gì về "quản lý thiếu sót" của đương sự nhưng cũng không cho biếtù những khiển trách đã áp dụng từ lúc nào.
Năm cán bộ này đã nhận lỗi lầm trong một bảng "đồng tự kiểm" nhưng cũng xin được khiển trách thay vì bị cảnh cáo nặng nề, theo lời báo Lao Ðộng.
Những thanh trừng kỹ luật này xảy ra giữa lúc cơn lốc chống đối của người Thường sắc tộc lan tràn trên miền Tây Nguyên hồi tháng Hai năm 2001 tại vùng đất trồng cà phê. Sự phát triển đất đai để trồng cà phê đã kèm theo làn sóng người Việt di dân đổ xô về vùng đất này và những cuộc phá rừng rộng lớn trên lãnh thổ người Thượng cho là vùng đất của tổ tiên họ để lại.
Ủy ban sắc tộc và miền núi cao nguyên là bộ phận cao cấp phụ trách chính sách cho vùng thuộc lãnh địa của người sắc tộc.
Năm 1999 đã phát hiện một vụ thâm lạm công quỹ hàng triệu Ðô La Mỹ dành cho một vùng sắc tộc khác trên cao nguyên tây bắc, một vùng nghèo khổ nhất tại Việt Nam.
Ủy ban này gồm những cán bộ đại diện cho 54 sắc tộc thiểu số cũng như người kinh, đặt dưới quyền trách nhiệm của Quốc hội.
Chủ Tịch Quốc Hội
Nông Ðức Mạnh là người
sắc tộc miền Tây thuộc thượng
du Bắc Việt là nhân vật cao cấp
nhất đại diện cho người thiểu
số trong giới lãnh đạo nhà
nước.