California, ngày 5 tháng
1 năm 2001,
Lữ Giang
Cuối năm 2000, có ba biến cố đang làm cộng đồng người Việt trên toàn thế giới quan tâm, đó là việc Lý Tống rải truyền đơn xuống Saigon, cuộc tranh đấu của các tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Tây, và biến cố Nguyệt Biều. Nhiều người tin rằng đây là những biến cố có thể làm thay đổi tình hình đất nước nếu chúng ta biến vận dụng nó, nhất là biến cố Nguyệt Biều do Linh mục Nguyễn Văn Lý phát động.
Ngày 27.12.2000 vừa qua, có 4 chức sắc của các tôn giáo tại Việt Nam đã ký tên chung vào một bản tuyên bố, lên án chính sách tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, đó là Linh mục Chân Tín, ông Lê Quang Liên, Linh mục Nguyễn Văn Lý và Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh. Nhiều người hy vọng sự kết hợp này sẽ là bước đầu cho sự hợp tác giữa các tôn giáo trong việc tranh đấu cho tự do dân chủ tại quê nhà, trước hết là tự do tôn giáo. Nhưng vấn đề không giản dị như vậy.
Phân tích đường
lối của các cường quốc
Tây phương, của Giáo Hội Công
Giáo và của Giáo Hội Phật Giáo
Ấn Quang về vấn đề Việt Nam,
chúng ta thấy có sự cách biệt
quá xa giữa các tổ chức
này về mục tiêu cũng như đường
lối đấu tranh. Ðường lối
của họ cũng không giống đường
lối mà chúng ta đang theo đuổi.
Bỏ ra ngoài những thành phần
chuyên khai thác công cuộc chống cộng
một cách bất chính để tạo
hư danh hay kiếm ăn, chúng ta cần xem
lại nên hành động như thế
nào để có thể đạt những
kết quả tốt nhất.
"Chúng con thuộc cộng đồng Dân Chúa tại hải ngoại, là những người suốt bao nhiêu năm qua luôn hướng về quê nhà và lắng nghe từng niềm vui nỗi buồn của giáo hội Mẹ Việt Nam.
"Trong những ngày qua, chúng con vừa vui mừng vừa vô cùng lo lắng khi nghe tin giáo dân Nguyệt Biểu mạnh dạn đứng lên đòi lại tài sản của giáo hội và đòi quyền tự do tôn giáo.
"Chúng con hiểu sự nguy kịch cho những người con Chúa chỉ có cỗ tràng hạt trong tay trước những kẻ vô thần hung hãn lăm lăm tay súng tay dao. Và cũng chính vì vậy mà chúng con lại càng kính phục sự can đảm vô cùng của các phần thân thể Chúa Kitô này.
"Ðây đúng là sự can đảm theo gương Tổ Phụ Maisen dõng dạc đòi Pharaô phải cắt xiềng xích nô lệ Dân Chúa. Ðây là sự can đảm theo chân của chính Chúa Giê Su khi Ngươi dõng dạc vạch trần sự giả dối của cả hệ thống giáo quyền Do Thái đang dẫn Dân Chúa vào đương lầm lạc dù phải trả giá bằng Thập Tự trên Núi Sọ. Và đây cũng là sự can đảm theo bước các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, những người dõng dạc từ chối các con đường chối đạo yên ấm mà hy sinh máu mình để lưu truyền lại Giáo Hội Công Giáo Việt Nam ngày nay...
"Theo lời giảng dậy của Ðức Thánh Cha, chúng con tin việc đòi hỏi của các con cái Chúa tại giáo xứ Nguyệt Biểu là chính đáng không những theo lương tâm người đời mà cả theo lương tâm, trách nhiệm của người Kitô hữu. Chúng con cũng tự nhận phải hết lòng ủng hộ và vận động Dân Chúa trên khắp thế giới ủng hộ giáo xứ Nguyệt Biểu. Một khi tài sản Giáo Hội và tự do tôn giáo có được tại Nguyệt Biểu thì tài sản Giáo Hội và tự do tôn giáo trên khắp nước Việt Nam có nhiều hy vọng được phục hồi.
"Chúng con làm việc này vì đó là bổn phận chứ không chỉ là một việc làm nhân đạo bình thường. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không thể cứ đứng mãi bên lề lịch sử. Nhưng quan trọng hơn hết, chúng con không muốn nghe tiếng Chúa Giê Su than vãn trong ngày phán xét: "Ta đói khát các con không cho Ta ăn. Ta trần truồng các con không cho Ta mặc. Ta bị tù tội các con không thăm viếng", và rất có thể "Ta bị bách hại nhưng các con vẫn giữ im lặng".
"Với tất cả lòng kính trọng tuyệt đối, chúng con tha thiết mong mỏi Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam sẽ chính thức lên tiếng về những đòi hỏi đúng đáng và can đảm của các con cái Chúa tại Nguyệt Biểu. Chúng con tin tưởng lời nói của Hội Ðồng Giám Mục không những là lời khích lệ vô cùng lớn lao cho giáo xứ Nguyệt Biểu mà còn là sự khẳng định Giáo Hội Công Giáo Việt Nam là Giáo Hội của Chúa Kitô, của Tổ phụ Maisen, của các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, và của Ðức Giáo Hoàng Joan Phaolô Ðệ Nhị.
"Chúng con hằng cầu nguyện ơn soi sáng và quan phòng của Thiên Chúa xuống trên Giáo Hội Việt Nam, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, và giáo xứ Nguyệt Biểu mến yêu."
Trong khi đó, nhật báo Việt Báo phát hành tại Ornage County, trong số ra ngày 18.10.2000, cho biết trong cuộc viếng thăm Nam Cali vừa qua, Hòa Thượng Thích Quảng Liên từ Việt Nam đến đã tiết lộ:
"Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất của HT Huyền Quang và Giáo Hội PGVN của nhà nước đã âm thầm tiến hành nhiều năm qua, đã có nhiều biểu hiện tố đẹp, nhưng cứ luôn luôn bị tan vỡ vì một số vị bên giáo hội nhà nước sợ mất các đặc quyền đương hữu."
Tờ Việt Báo viết tiếp:
"Ngoài ra, Hòa Thượng cũng đã có những phát biểu về tình hình PG tại quê nhà. Quan trọng nhất là sự hợp nhất giữa hai Giáo Hội (Nhà Nước và GHPGVNTH). Hòa Thượng cho biết đã có lần, qua trung gian của Chư Tôn Ðức và chính bản thân Hòa Thượng, sự hợp nhất tưởng đã có lúc thành công, nhưng phút chót bị phá vỡ vì do phía Giáo Hội nhà nước mà trong đó nguyên nhân chính là họ (Giáo Hội Nhà nước) lo sợ bị mất đi địa vị cũng như quyền lợi mà chính quyền đang ưu đãi cũng như có thể mất cả sự kiểm soát một số Chùa và tự viện, vì hiện nay ai cũng nhận thấy rằng số lớn Chư Tăng Ni của GHPGVNTN mà phần lớn được đào tạo trước năm 75 đều có trình độ Phật Học cũng như Giáo Hạnh cao, do đó ảnh hưởng của Quý Ngài đối với Phật Giáo Ðồ VN là chuyện tất yếu."
Hòa Thượng Thích Quảng Liên là một thành viên quan trọng của Giáo Hội Ấn Quang trước 30.4.1975, nguyên là Giáo sư Ðại học Văn Khoa Saigon và đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong Giáo Hội Ấn Quang như Tổng vụ trưởng Tổng vụ Pháp sự, Tổng vụ Trưởng Tổng vụ Văn Hóa Giáo dục, đồng thời là Tổng Giám học hệ thống giáo dục Tư Thục Bồ Ðề toàn quốc. Hòa Thượng cũng là người đã thành lập Phong Trào Bảo Vệ Hòa Bình năm 1965, yêu cầu chấm dứt chiến tranh Việt Nam và rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Trong việc sát nhập Giáo Hội Ấn Quang vào Giáo Hội nhà nước năm 1981, Hòa Thượng đứng về phe ủng hộ sát nhập.
Phải chăng Giáo Hội
Công Giáo và Giáo Hội Phật Giáo
Ấn Quang ở trong nước đã
có chính sách hợp tác với
nhà cầm quyền? Nếu tình trạng
đó thật sự đã xẩy
ra, chúng ta phải hành động như
thế nào?
Trong quá khứ, ngay từ khi Việt Minh cướp chính quyền 1945, Giáo Hội Công Giáo đã có chủ trương đối đầu không khoan nhượng với chế độ cộng sản. Việc thành lập Khu Tự Trị Phát Diệm dưới thời Ðức Giám Mục Lê Hữu Từ để đối phó cả với Việt Minh lẫn Pháp là một thí dụ điển hình cho chủ trương đó.
Năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, Tòa Thánh Vatican đã ra lệnh, nơi nào giáo dân còn ở lại, linh mục phải ở lại với giáo dân, nơi nào giáo dân đi di cư, linh mục có thể đi theo. Hơn nửa triệu tín hữu công giáo đã bỏ miền Bắc vào miền Nam. Phần Giáo Hội còn lại tại miền Bắc đã chiến đấu rất kiên cường để chống lại chính sách tiêu diệt tôn giáo của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Các vụ chiến đấu nổi tiếng là vụ trường Dũng Lạc ở Hà Nội, vụ Ba Làng, vụ Trà Lý, vụ Cửa Lò, vụ Quỳnh Lưu, v.v. Kết quả, Giáo Hội đã bị tổn thất rất nặng nề. Sau đây là một vài thí dụ điển hình: Tại Giáo Phận Bắc Ninh, năm 1954 có 54,007 giáo dân với 81 linh mục, đến năm 1975 chỉ còn 35,000 giáo dân với 7 linh mục. Tại Lạng Sơn, năm 1954 có 4,630 giáo dân với 30 linh mục, đến năm 1975 chỉ còn 3,000 giáo dân với 1 giám mục và một linh mục trên 80 tuổi. Tại Thái Bình, năm 1954 có 140,000 giáo dân và 82 linh mục, đến năm 1975 chỉ còn 88,625 giáo dân với 13 linh mục. Tại Vinh, năm 1954 có 166,736 giáo dân với 183 linh mục, đến năm 1975 số giáo dân tăng lên đến 385,840 nhưng chỉ còn 86 linh mục, v.v. Trong hầu hết các giáo phận miền Bắc, đa số các linh mục và các cán bộ truyền giáo đã bị đưa đi cải tạo lâu dài, một số bị chết rủ tù, một số bị chết vì già yếu nhưng không có người thay thế. Biến cố năm 1970 là biến cố thê thảm nhất cho Giáo Hội miền Bắc. Khi thấy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mở cuộc hành quân qua Cam-bốt, Hà Nội sợ Quân Lực VNCH đổ bộ ra Bắc nên đã tập trung cải tạo hầu hết các cán bộ công giáo ở các giáo xứ. Phải đến năm 1985 họ mới được phóng thích hết!
Năm 1975, khi Việt Cộng cướp chính quyền, trong khi Giáo Hội Ấn Quang tổ chức "mừng chiến thắng" với Việt Cộng thì Giáo Hội Công Giáo cũng đã chiến đấu rất căm go, điển hình là vụ trục xuất Ðức Khân Sứ Tòa Thánh Henri Lemaitre, vụ bắt giam Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, vụ Vinh Sơn (1976), vụ Việt Tiến (1977), vụ Mặt Trận Liên Tôn (1979), vụ Ðắc Lộ (1980), vụ Dòng Ðồng Công (1987), v.v. Không biết bao nhiêu linh mục và cán bộ công giáo bị tuyên án tử hình hay bị đưa đi cải tạo vô thời hạn. Hai tôn giáo Phật Giáo Hòa Hảo và Cao Ðài cũng phải chịu chung số phận như Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Phận Huế là một giáo phận phải đương đầu với Cộng Sản căm go nhất. Sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, tỉnh Thừa Thiên bị sát nhập với Quảng Trị và Quảng Bình thành tỉnh Bình Trị Thiên, sinh hoạt theo quy chế miền Bắc, nên Giáo Phận Huế phải chịu những thử thách nghiêm trọng. Hầu hết tài sản của giáo phận bị tịch thu, các linh mục bị hạn chế làm mục vụ, giáo dân bị dồn vào tình trạng khống chế, cô lập và nghèo đói, phải bỏ giáo xứ mà đi... Nhưng Ðức Tổng Giáo Mục Nguyễn Kim Ðiền vẫn có thái độ cứng rắn đối với nhà cầm quyền Cộng Sản. Các linh mục Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Lợi, Nguyễn Hữu Giải? đã đi theo đường lối của ngài. Kết quả thật là thảm hại cho Giáo Phận Huế. Năm 1975 giáo phận này có 73,000 giáo dân với 192 linh mục, nhưng đến năm 1995 chỉ còn có 49,560 giáo dân với 64 linh mục, đa số trên 60 tuổi. Ðức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Ðiền đã bị chết một cách bí mật vào ngày 8.6.1988 tại bệnh viện Chợ Rẩy ở Saigon. Trong vòng 5 năm tiếp theo, nhà cầm quyền không cho Tòa Thánh cử người thay thế. Chịu không nổi cuộc sống bị kềm kẹp, giáo dân phải bỏ giáo phận ra đi. Nghe nói hiện nay số giáo dân Giáo Phận Huế chỉ còn khoảng 40,000 người. Giáo xứ Nguyệt Biều của Linh mục Trần Văn Quý chỉ còn 150 người (Linh mục Nguyễn Văn Lý chỉ là người bị đưa tới quản thúc ở đó). Riêng tỉnh Quảng Bình có khoảng 5,000 giáo dân nhưng không có linh mục hay nhà thờ nào!
Những sự đối
đầu như trên tuy không làm chế
độ cộng sản sụp đổ nhưng
cũng có cái lợi là từ
năm 1954 đến nay, mặc dầu đã
áp dụng những biện pháp tinh vi
nhất, nhà cầm quyền CSVN vẫn không
thể "quốc doanh hóa" Giáo Hội Công
Giáo Việt Nam ở miền Bắc cũng
như ở miền Nam. "Ủy Ban Ðoàn
Kết Công Giáo Yêu Nước",
một thứ giáo hội được
thành lập song hành, không được
các tín hữu tin theo, cuối cùng
phải tự ngưng hoạt động. Tuy
nhiên, cái giá mà Giáo Hội
Công Giáo Việt Nam phải trả cũng
khá đắt.
Tòa Thánh Vatican, ngoài tư cách là một giáo hội, còn là một quốc gia độc lập theo quốc tế công pháp. Giáo hội này có trên một tỷ tín đồ ở trên thế giới, nên cũng phải duyệt xét lại chính sách và đường lối cho phù hợp với tình thế mới. Chiến thuật "diễn biến hòa bình" của các cường quốc Tây phương cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chính sách và đường lối của Tòa Thánh Vatican. Trước một đối thủ mà sự biến mất của họ chỉ là một sáng một chiều, Giáo Hội La Mã cũng thấy không cần thiết phải chiến đấu kiên cường như trước đây nữa, trái lại phải lợi dụng tình hình mới để phục hồi và chuẩn bị cho các kế hoạch phát triển lâu dài.
Nói như thế không có nghĩa là Giáo Hội sẽ lặng thinh để cho mọi biến cố tự động diễn biến. Cũng như các cường quốc Tây phương, Giáo Hội cũng có những phương thức ngăn chận hay thúc đẩy. Ngày 15.4.1991, Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam đã gởi đến ông Tổng Bí Thư Trung Ương Ðảng Cộng Sản Việt Nam một bản góp ý đề cập đến hai vấn đề quan trọng sau đây:
- Vấn đề xây dựng đất nước: Phải lấy phương châm "phục vụ con người toàn diện" làm mục tiêu hàng đầu, phải có dân chủ thật sự và đặt tổ quốc lên trên hết. Tránh đồng hóa tổ quốc với xã hội chủ nghĩa, vì xã hội chủ nghĩa cũng chỉ vì tổ quốc và nhân dân.
- Vấn đề tôn giáo: Hiến Pháp có công nhận quyền tự do tín ngưỡng, nhưng việc thi hành quyết định này gặp nhiều khó khăn phiền hà. Phải coi quyền tự do tôn giáo là một thứ quyền lợi chứ không phải là một đặc ân. Các quy chế về tôn giáo, trước khi ban hành phải đem lấy ý kiến của toàn dân, nhất là tín đồ các tôn giáo chứ không nên áp đặt. Tạo điều kiện cho tôn giáo thực hành lý tưởng nhân ái, chia xẽ hoàn cảnh của những người nghèo túng, nhất là ở những nơi xa xôi hẻo lánh, đừng lo sợ tôn giáo đề cao cá nhân hay tập thể.
Bản góp ý này đã được các giới trong và ngoài nước đánh giá như là một tiếng nói thẳng thắn và xây dựng thiết thực, và đã làm nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam lúng túng.
Từ 1989 đến nay, Tòa Thánh với tư cách là một quốc gia, đã gởi ít nhất 9 phái đoàn ngoại giao đến Việt Nam để thương lượng về những vấn đề liên quan đến Giáo Hội. Ðức Hồng Y Etchegray đã đến Việt Nam vào các ngày 12.7.1989 và 18.5.1990 để viếng thăm ngoại giao. Sau hai cuộc viếng thăm này, Ðức Hồng Y đã nhận xét:
"Nói chung, cần phải nhấn mạnh rằng Giáo Hội ở Việt Nam vẫn còn bị chèn ép quá nhiều bằng đủ mọi hình thức, bị làm khó dễ bằng các biện pháp hành chánh. Không có Giáo Hội nào ở các quốc gia xã hội chủ nghĩa Ðông Âu phải chịu một mùa đông gay go giá lạnh như Giáo Hội ở Việt Nam. Nhưng bây giờ mùa xuân bắt đầu hé mở và đã đến lúc Tòa Thánh cùng với chính phủ Việt Nam tìm kiếm con đường tốt đẹp hơn để đẩy mạnh tiến trình tự do, một tiến trình mà cho đến nay chỉ mới chớm nở."
Sau 9 chuyến viếng thăm Việt Nam và thương thuyết, Tòa Thánh Vatican đã tiến từng bước trong việc giành lại quyền tự do sống đạo, hành đạo và truyền đạo tại Việt Nam. Phương thức này cũng đã được một số nhà phân tích gọi là "diễn biến hòa bình". Việc thương thuyết của Tòa Thánh không nhằm xin những ơn huệ mà nhằm đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo, một quyền căn bản của con người đã được ghi trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Việt Nam đã cam kết tôn trọng. Nhà cầm quyền Việt Nam cũng muốn nới rộng phần nào việc tự do sống đạo và hành đạo của Giáo Hội Việt Nam với ước mong sẽ được Tòa Thánh giúp đỡ trong những lãnh vực khác.
Giáo Hội La Mã, tuy
không có quân đội, không có
vũ khí, nhưng có sức mạnh
tinh thần. Giáo Hội đã dùng
sức mạnh đó để góp
phần với các nước Tây
phương trong việc làm biến mất
các chế độ cộng sản tại
Liên Sô và Ðông Âu mà
không phản tốn một viên đạn
nào. Giáo Hội tin rằng bằng phương
thức nói trên, Giáo Hội sẽ
đem lại tự do và dân chủ
ở các nước hiện đang
ở dưới chế độ cộng
sản. Không phải lúc nào cũng
cần đổ máu mới có tự
do.
Trong lịch sử Trung Hoa và Việt Nam, Phật Giáo thường phản ứng thụ động mỗi khi bị các nhà Nho đàn áp. Tại Việt Nam, có hai cuộc khống chế Phật Giáo lớn nhất là dưới thời Hồ Quý Ly và dưới thời Tây Sơn. Hồ Quý Ly đã bắt tất cả các tăng sĩ dưới 50 tuổi hoàn tục và đi làm lao dịch, lấy lại các công điền đã cấp cho nhà chùa và cấp cho nông dân. Vua Quang Trung làm mạnh hơn, chẳng những buộc các tăng sĩ dưới 50 tuổi phải đi làm lao dịch và tịch thu hầu hết các tài sản của nhà chùa giao cho nông dân canh tác, mà còn ra lệnh mỗi tổng chỉ được giữ lại một chùa lớn, các chùa khác đều phải đập phá. Chuông chùa và tượng Phật bằng đồng được phá ra làm vũ khí hay nông cụ. Sự tàn phá lan rộng đến nổi sau này khi các nhà sử học Tây phương đến Việt Nam nghiên cứu về kiến trúc Phật Giáo dưới thời Lý - Trần, phải than rằng số còn lại quá ít. Những lúc như vậy, người ta không hề tìm thấy một "ngọn đuốc Quảng Ðức" hay một cuộc đấu tranh cho "tự do tôn giáo" nào của Phật Giáo. Chỉ dưới thời chính phủ Ngô Ðình Diệm, do sự nhúng tay của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, Phật Giáo mới có hành động quyết liệt.
Sau khi chế độ Ngô Ðình Diệm bị cơ quan tình báo Hoa Kỳ thuê các tướng lãnh Việt Nam lật đổ, Phật Giáo coi như chính mình đã chiến thắng. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được chính thức thành lập do Nghị định số 329-BNV/KS ngày 24.3.1964. Thượng Tọa Thích Tâm Châu được bầu làm Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo. Nhưng sau đó, một số tăng sĩ miền Trung muốn biến Giáo Hội này thành một công cụ để tiến tới cướp chính quyền, nên các biến loạn đã xẩy ra. Trước hết, các tăng sĩ này nhảy lên giành quyền lãnh đạo Phật Giáo đưa tới một cuộc tranh chấp đẩm máu. Cuộc tranh chấp đẩm máu này đã được Hòa Thượng Thích Tâm Châu mô tả đầy đủ trong Bạch Thư 1994. Sau đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị bể ra thành Giáo Hội Việt Nam Quốc Tự và Giáo Hội Ấn Quang. Giáo Hội Ấn Quang mất giấy phép hoạt động, đã lãnh đạo một cuộc đấu tranh cướp chính quyền bằng bạo lực từ 1965 - 1967, gây nên nhiều tang thương cho đất nước. Ðược Ðại Sứ Cabot Lodge bật đèn xanh, hai Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan đã quét sạch các cuộc nổi dậy này. Từ đó, Giáo Hội Ấn Quang quay lại chống chính quyền Việt Nam Cộng Hòa và giúp Việt Cộng thôn tính miền Nam.
Sau khi Việt Cộng chiếm miền Nam, Giáo Hội Ấn Quang đã tổ chức "Mừng Giải Phóng" rất lớn, coi chiến thắng của Cộng Sản như chiến thắng của chính mình. Vì thấy rằng mình "có công với cách mạng", Hòa Thượng Huyền Quang đã dẫn một phái đoàn ra Hà Nội gặp ông Nguyễn Văn Hiếu, Bộ Trưởng Bộ Văn Hóa, xin thống nhất Phật Giáo hai miền với dụng ý đưa Phật Giáo Ấn Quang lên lãnh đạo Phật Giáo toàn quốc. Nhưng ông Nguyễn Văn Hiếu trả lời rằng "thống nhất với Phật Giáo Cách Mạng chứ thống nhất làm gì với Phật Giáo phản động." Bị coi là "Phật Giáo phản động", Giáo Hội Ấn Quang quay về tổ chức đại hội chống chính quyền. Một mặt nhà cầm quyền đàn áp thẳng tay các thành phần chống đối, mặt khác lập kế ly gián bằng cách đưa Hòa Thượng Trí Thủ, Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo Ấn Quang, ra tuyên bố sát nhập Giáo Hội Ấn Quang với Giáo Hội nhà nước. Hòa Thượng đã được bầu làm Chủ Tịch Hội Ðồng Trị Sự Giáo Hội nhà nước. Các cao tăng của Giáo Hội Ấn Quang bị loại đã tiếp tục chống lại nhà cầm quyền cho đến ngày nay.
Về đường lối, mặc dầu thất bại nhiều lần, Giáo Hội Ấn Quang vẫn duy trì chủ trương Giáo Hội Ấn Quang phải nắm chính quyền, vì Phật Giáo chiếm đa số. Với chủ trương đó, từ ngày ra hải ngoại đến nay, Giáo Hội Ấn Quang luôn cố tạo cho mình một thế đứng lãnh đạo để có thể trở về nắm chính quyền. Một mặt Giáo Hội này giành độc quyền đại diện Phật Giáo Việt Nam, chống lại Giáo Hội Liên Tông do các tông phái Phật Giáo thành lập trước đó. Mặt khác, Giáo Hội tự coi mình là cơ quan lãnh đạo chính (như Ðảng Cộng Sản) đưa Việt Nam ra khỏi chế độ cộng sản. Các tổ chức khác có nhiệm vụ phải yểm trợ Giáo Hội, còn Giáo Hội không liên kết hay yểm trợ bất cứ tổ chức nào. Nắm vững đường lối của Giáo Hội Ấn Quang, Ðỗ Mậu đã nói: "Ðối với đất nước, Phật Giáo mình là tôn giáo lớn, mình có việc của mình, việc chi phải đi làm tay sai cho các tôn giáo khác. Liên tôn để làm gì?" Ông mắng mõ những tổ chức Phật Giáo không đi đúng đường lối của Giáo Hội Ấn Quang mà đi hợp tác với các tôn giáo hay tổ chức khác là "loay hoay hô hào chống cộng" và cảnh giác: "Vai trò trong liên tôn của Phật Giáo tệ hại quá: làm con rối chống cộng"!
Về phương thức hành động, lịch sử đấu tranh của Giáo Hội Ấn Quang cho thấy Giáo Hội này chủ trương theo phương châm của Karl Marx là "cứu cánh biện minh cho phương tiện", có nghĩa là dùng bất cứ thủ đoạn nào, chính hay bất chính, miễn là đạt được kết quả thì thôi. Vì thế chúng ta thấy Giáo Hội này đã áp dụng các sách lược mà Cộng Sản đã dùng khi vận động cướp chính quyền. Ðể kích động Phật tử tham gia kế hoạch tranh quyền của Giáo Hội, Giáo Hội đã lấy lòng hận thù Thiên Chúa Giáo làm động lực đấu tranh. Thông điệp thế kỷ thứ 21 là một thí dụ điển hình. Mới đây, Ðỗ Mậu đã nói rất rõ rằng Thiên Chúa Giáo nguy hiểm hơn Cộng Sản và tuyên bố: "Gia tô chính là kẻ thù chung." Hàng trăm tài liệu chống Thiên Chúa Giáo đã được nhóm Giao Ðiểm thân cộng biên soạn và tung ra trên đất Mỹ này, nơi có 88% người theo Thiên Chúa Giáo. Trong cuộc hội thảo ngày 8.1.1995, Trần Quang Thuận, Vụ Trưởng Vụ Giao Tế của Giáo Hội Ấn Quang, một ứng viên Thủ Tướng của Giáo Hội này, đã nhắc lại một câu nói mà ông cho biết của một người ở Việt Nam đã nói với ông. Câu nói đó như sau:
"Cái hiểm họa mà Phật Giáo mắc phải trước đây và có thể cả sau này, thật sự không phải là Cộng Sản mà là Thiên Chúa Giáo. Ông nói Phật Giáo với bản chất hiền lành như thế đó không làm sao có thể ngăn chận được cái sự xâm nhập của Thiên Chúa Giáo. Chỉ có Cộng Sản làm được việc đó không mà thôi. Như vậy đó, tại sao các ông lại chống chính quyền, chống Cộng Sản ở bên đó. Chính Cộng Sản đã tiếp tay cho các ông làm những chuyện như vậy."
Nói một cách khác, Giáo Hội Ấn Quang vẫn theo đuổi chủ trương của Hòa Thượng Thích Trí Quang là "Dùng Cộng Sản diệt Công Giáo, rồi dùng Phật Giáo "hóa giải" Cộng Sản." Bên ngoài, Giáo Hội này chống nhà cầm quyền cộng sản và Giáo Hội quốc doanh do nhà cầm quyền lập nên, nhưng bên trong vẫn âm thầm liên lạc chặt chẽ với Giáo Hội quốc doanh qua các Hòa Tượng Minh Châu, Trí Tịnh, Thanh Từ, Quảng Liên, Thượng Tọa Trí Quảng... với sự tin tưởng rằng sau khi chế độ cộng sản sụp đổ, Giáo Hội Ấn Quang sẽ lãnh đạo Giáo Hội quốc doanh và từ đó tiến lên cướp chính quyền. Cộng Sản Việt Nam thừa biết âm mưu đó nên không phải chỉ các sư quốc doanh chống lại sự kết hợp này như Hòa Thượng Quảng Liên đã nói, nhà cầm quyền cũng chống.
Tuy nhiên, ước
muốn là một chuyện, thực hiện
là một chuyện khác. Lịch sử
cho thấy Giáo Hội Ấn Quang không có
khả năng thực hiện chủ trương
đó. Các tông phái Phật Giáo
khác, các tôn giáo khác, các
tổ chức chính trị cũng như
các thế lực quốc tế không
để cho Giáo Hội Ấn Quang thực
hiện chủ trương đó. Ngoài
ra, còn phải kể đến "luật nhân
quả" của nhà Phật mà Giáo Hội
Ấn Quang đã từng chứng
nghiệm.
Biến cố Phật Giáo Hòa Hảo ở miền Tây và biến cố Nguyệt Biều đang được các tổ chức đấu tranh ở hải ngoại khai thác triệt để. Nhưng nếu chúng ta không có những kế hoạch tiếp theo, biến cố này cũng sẽ bị đi vào lãng quên như các biến cố khác, kể cả biến cố Thiên An Môn. Trong vụ Linh mục Nguyễn Văn Lý hiện nay, còn phải coi chừng "chiến thuật câu giờ" để gài bẩy của công an, nếu không chúng sẽ nướng hết cán bộ một lần nữa.
Các nước Tây phương, Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Ấn Quang đã có những đường lối đấu tranh riêng. Chắc chắn họ không hành động theo những lời "khích tướng" của chúng ta. Vậy phải duyệt xét lại đường lối và kế hoạch đấu tranh của chúng ta để có thể đem lại kết quả tốt nhất.
Bài này được
viết dưới hình thức một
bài nghiên cứu và phân tích
các sự kiện chính trị đang
diễn ra để giúp định hướng
đấu tranh, không phải là một
bài tuyên truyền chống cộng của
một nhân viên Bộ Thông Tin & Chiêu
Hồi.