WASHINGTON (AFP) (VB) - 23/03/2001 - Hôm Thứ Sáu 23/03/2001 Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam cho phép các nhà ngoại giao Mỹ viếng thăm vùng đất Tây Nguyên, vài giờ sau khi có tin là nhà cầm quyền Hà Nội cảnh cáo Hoa Kỳ ngưng can thiệp vào nội bộ Việt Nam.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Mỹ Richard Boucher nói trong một bản văn rằng những công dân Hoa Kỳ có nguồn gốc từ Tây Nguyên đã bày tỏ lo lắng về sự an toàn của các thân nhân của họ sau một loạt biến động sắc tộc nơi đây. (Tức thân nhân của Việt Kiều, Kinh và Thượng.)
Boucher nói, "Bộ Ngoại Giao kêu gọi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam cho phép các nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ cũng như các quan sát viên độc lập khác được tới thăm Tây Nguyên."
Báo quốc doanh Hà Nội hôm Thứ Sáu 23/03/2001 loan các bản tin nói rằng Cộng Sản Việt Nam đã nói với đại sứ Mỹ Pete Peterson rằng Mỹ nên đứng ngoài cuộc nổi dậy của người Thượng. Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Ðình Bin đưa ra lời cảnh cáo trong phiên họp với đại sứ Peterson hôm 19/02/2001, theo tờ Nhà Báo Và Công Luận, cơ quan ngôn luận của Hội Nhà Báo Việt Nam.
Bin "đã gặp đại sứ Mỹ ở Hà Nội và thông báo về hoàn cảnh Tây Nguyên, yêu cầu Mỹ chấm dứt việc can thiệp nội bộ Việt Nam," theo báo này trong bài nhan đề "Sự Thật Về Cuộc Nổi Loạn Chính Trị Tháng Hai (2001) Trên Cao Nguyên." Peterson đã chú ý đặc biệt về cuộc biến động làm rung chuyển vùng trồng cà phê Việt Nam, nơi của sắc tộc Degar, còn gọi là người Thượng, những người đã từng chiến đấu đòi độc lập từ thời Pháp thuộc.
Quyết định Hà Nội gửi quân đội và khoanh vùng cô lập nơi này đã làm các hiệp hội nhân quyền chỉ trích, điều có thể làm cản trở việc phê chuẩn thương ước Mỹ-Việt tại Quốc Hội Mỹ. Peterson đã xin phép Cộng Sản Việt Nam viếng thăm nơi này nhưng đã bị từ chối, theo 1 viên chức cao cấp Hoa Kỳ nói với phóng viên tại Hà Nội tháng 3/2001.
Ðầu tháng 3/2001, Cộng Sản Việt Nam bắt đầu tố cáo tổ chức Montagnard Foundation Inc. bản doanh ở Hoa Kỳ, do công dân Mỹ gốc Việt Ksor Kok xúi giục người Thượng nổi loạn. Tổ chức này đã bác bỏ lời cáo buộc trên.
Cũng tin liên quan tới sự nổi dậy của đồng bào miền Thượng Du, nhà cầm quyền Việt Nam cảnh cáo Hoa Kỳ đừng can thiệp:
HÀ NỘI (BBC, 23/3/2001) - Hôm thứ Sáu 23/03/2001, truyền thông nhà nước loan tin Việt Nam đã cảnh cáo Hoa Kỳ không được can thiệp vào nội tình của Việt Nam nhân những vụ rối loạn do người Thượng vùng Tây Nguyên.
Báo "Nhà Báo Và Công Luận" nói rằng Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Ðình Ban đã chuyển lời cảnh cáo đến Ðại Sứ Mỹ Pete Peterson trong một phiên họp hồi tháng 2/2001.
Bài báo nói: "Những vụ rối loạn... một lần nữa cho thấy những thế lực phản cách mạng từ nước ngoài vẫn không chịu bỏ âm mưu phá hoại nền độc lập và chủ quyền của Việt Nam".
Hàng ngàn người Thượng sắc tộc trên miền Tây Nguyên đã tham gia những cuộc biểu tình rầm rộ làm sửng sốt nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Những người biểu tình giận dữ chống đối việc chính quyền âm mưu biến những vùng rừng núi của tổ tiên họ trở thành những vùng đồn điền cà phê lớn nhất nước.
Những vụ đàn áp người Thượng sắc tộc theo Tin Lành cũng là một lý do của những cuộc biểu tình chống đối.
Một báo cáo của nhà nước Việt Nam cho rằng những thế lực ngoại bang đã dùng giáo hội Tin Lành quyến dụ những tín đồ trẻ gia nhập hàng ngũ biểu tình chốùng nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.
Nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trước đây đã từng tố cáo rằng những vụ chống đối là do những nhóm người Việt hải ngoại chủ xướng, đặc biệt là tổ chức Montagnard Foundation tại tiểu bang South Carolina.
Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đã lên tiếng phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đưa bộ đội lên Tây Nguyên và đóng cửa vùng này.
Một quan chức cao cấp Hoa Kỳ tiết lộ ông Peterson đã xin phép được viếng thăm những vùng bạo động nhưng đã bị khước từ.
Hôm thứ Tư 21/03/2001, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam thông báo sẽ thanh trừng những vụ chống đối tại những thành phố lớn để chống lại việc những nông dân bất mãn sẽ làm rối loạn những phiên đại hội đảng vào tháng tư 2001.
Pháp lệnh của nhà cầm quyền nói rằng: "Những người nào đến khiếu nại các cán bộ tại nhà hay tại các công sở về những vụ khiếu nại đã được giải quyết thỏa đáng và dựa theo luật lệ... sẽ bị trừng trị."
Báo Pháp Luật đăng
pháp lệnh này có đoạn nói
rằng: "Người nào nói xấu
cán bộ đảng và nhà nước..
làm rối loạn trật tự xã
hội và an ninh công cọng sẽ bị
truy tố."