Ðức Giám mục Hồng kông
bác bỏ những tố cáo của Chính phủ Bắc Kinh
về việcï phong Hiển Thánh cho
120 vị Chân phước Tử đạo Trung quốc

Prepared for internet by Msgr Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Ðức Giám mục Hồng kông bác bỏ những tố cáo của Chính phủ Bắc Kinh về việcï phong Hiển Thánh cho 120 vị Chân phước Tử đạo Trung quốc.

 Nguyệt san "Thế Giới và Truyền Giáo" (Mondo e Missione) số ra tháng 11/ 2000, có đăng những lời tuyến bố của Ðức Cha Joseph Zen Ze-kiun, Giám mục phó với quyền kế vị Giáo phận Hồng kông, về việc tôn phong 120 Vị Chân Phước Tử đạo Trung quốc lên bậc Hiển Thánh, tại Roma ngày 01 tháng 10/2000.

 Ðức Cha Zen Ze-kiun, sinh tại Shanghai năm 1932, thụ phong Linh mục năm 1961, được bổ nhiệm và tấn phong giám mục phó năm 1996, với quyền kế vị Giáo phận Hồng kông.

 Ðức Cha Zen đã không được đến Roma dự lễ Phong Hiển Thánh. Trước lễ Phong Hiển Thánh, ngài tuyên bố cách dè dặt trên nhật báo công giáo Tương Lai (Avvenire) về vụ Phong Hiển Thánh. Nhưng nay, sau một tháng, ngài đã bày tỏ lập trường rõ rệt và can đảm bác bỏ những tố cáo của Chính phủ Bắc Kinh.

 Trước hết ngài minh xác lập trường của Tòa Thánh về việcï phong Hiển Thánh. Việc phong Hiển Thánh là một hành động hoàn toàn tôn giáo và thuộc thẩm quyền của Vị Kế nghiệp Thánh Phêrô và là một hành động thuộc phạm vi đức tin, có liên hệ đến việc phụng tự của toàn Giáo hội. Sau đó Ðức Cha Zen phanh phui mưu đồ của Nhà nước qua tổ chức được gọi là "Giáo hội công giáo ái quốc" (Giáo hội quốc doanh). Nhà Nước triệu tâïp các Giám mục quốc doanh tại Bắc Kinh và sau đó công bố bản tuyên ngôn chung phản đối việc Phong Hiển Thánh. Ðức Cha Zen rất hồ nghi về những lời tuyên bố của các Giám mục được Nhà nước triệu tập. Ngài đặt câu hỏi như sau: Phải chăng đây là lập trường của tất cả các Giám mục thuộc Giáo hội ái quốc? Phải chăng tất cả đều ưng thuận? Rồi ngài trả lời: Biết rõ thái độ của Nhà cầm quyền Cộng sản, không một ai ngạc nhiên về việc họ đã soạn sẳn bản tuyên ngôn và đặt vào miệng các giám mục này. Rồi ngài nói thêm: Chúng ta hy vọng sau nầy sẽ được biết thêm nhiều chi tiết về cuộc họp có tính cách "bí mật" này.

 Một hành động khác của Chính phủ: vừa gia tăng những cuộc bách hại đối với những phần tử trung thành với Giáo hội Roma, vừa triệu tập các cuộc hội họp dành cho các vị lãnh đạo Giáo hội ái quốc, để yêu cầu các vị phát biểu ý kiến và lên tiếng phản đối vụ Phong Hiển Thánh. Ðức Giám mục Hồng kông tiết lộ như sau: Thực ra, bản kết luận của các cuộc họp đã được in sẵn trước và phát cho các người tham dự. Trong các bản kết luận này có những tố cáo sau đây: Phong Hiển Thánh là những hành động của bọn đế quốc lợi dụng Giáo hội công giáo để xâm nhập Trung quốc. Sau 50 năm từ lúc bắt đầu phong trào công giáo chống đế quốc, cần phải xác nhận ý chí quản trị cách độc lập Giáo hội và tẩy chay vụ phong Thánh.

 Ðức Cha Zen đặt câu hỏi thêm: Trong số các người theo dõi những biến cố của Giáo hội tại Trung quốc, họ sẽ nghĩ sao? Ðâu là mục tiêu của cơn giống tố đột nhiên này? Phải chăng nhằm gây áp lực đối với Tòa Thánh, trước khi ngồi vào bàn hội nghị? Hay họ phẫn nộ vì thấy Tòa Thánh không chào thua? Và Ðức Cha đã trả lời như sau: Ðứng trước bản tuyên ngôn, tôi nghĩ ra câu trả lời sau đây: mục tiêu nhằm đến là tất cả Giáo hội ái quốc. Từ ít lâu nay, các giám mục và linh mục của Giáo hội ái quốc đang xích lại gần hơn với Giáo hội Roma. Chính phủ Trung Quốc dĩ nhiên lo sợ: vì có thể một ngày gần đây họ sẽ mất quyền kiểm soát Giáo hội quốc doanh này. Bởi thế, chính quyền Trung Quốc lợi dụng tối đa cơ hội thuận tiện, để vừa "sơn phết dung mạo" Tòa Thánh như một thù địch của Trung quốc, vừa đồng thời cưỡng ép các giám mục và linh mục trong Hội ái quốc, hãy tuyên bố tuân theo lập trường của Nhà Nước. Ðức Cha kết luận như sau: Ðây thực là một mưu cơ quỉ quyệt vi phạm lương tâm các giám mục và linh mục. Ðây chính là một loại tàn bạo hơn cả của cuộc bách hại. Nhưng những mưu cơ này đối với tôi xem ra không sâu sắc. Bắc kinh tố cáo rằng: Tòa Thánh thay đổi và bóp méo lịch sử - rằng nhiều vị tử đạo được tôn phong đã có nhiều vết dơ trong đời sống (bản tuyên ngôn Bắc kinh Kinh và nguồn tin Chính phủ đều nói đến những tội ác ghê tởm; rồi trong cuộc đàm thoại với ÐHY Roger Etchegaray, trong dịp ngài viếng thăm Trung quốc trước lễ Phong Hiển Thánh), một viên chức của Ban Tôn giáo đã nói đến những tội ác như: cướp bóc, sát nhân, hãm hiếp....

 Về những tố cáo trên, Ðức Cha Zen trả lời như sau: Trên thực tế, các vị này, trước khi được tôn phong lên Bậc Chân phước, đã phải qua một vụ điều tra rất chu đáo, tỉ mỉ. Giáo hội dùng cả đến một người, thường được gọi là "luật sư của ma quỉ", để xem có những dấu chỉ tiêu cực nào không; không một tội ác, hay vết dơ nào mà không bị đem ra ánh sáng. Ðức Cha nói tiếp: Người công sản quả quyết rằng: họ có đủ bằng chứng. Nhưng những bằng chứng này chỉ có giá trị, nếu được biện minh cách công khai và vô tư. Chính Quyền Trung Quốc quả quyết rằng: họ có những bằng chứng về việc các nữ tu của một tu viện ở Canton (Quảng đông) giết từng trăm trẻ em để ăn gan. Nhưng sự việc quá rõ như ban ngày như sau: người ta mang trẻ em hấp hối đến bỏ trước cửa nhà dòng và khi các em này chết, các nữ tu lo chôn cất.

 Ðức Cha đã đặt câu hỏi như sau: Nếu các Vị tử đạo này có phạm nhũng tội ác ghê tởm và người ta có đủ bằng chứng, nhưng tại sao không một người nào tiết lộ, khi làm án phong Chân phước, sao lại đợi đến lúc phong Hiển Thánh mới phanh phui?

 Người cộng sản tố cáo một số các nhà truyền giáo được tôn phong Hiển Thánh, là những đồng lõa với bọn đế quốc thực dân, xâm chiếm Trung quốc. Việc những người đế quốc thực dân xâm chiếm Trung quốc dĩ nhiên là một việc đáng trách, bất công. Cả Tòa Thánh cũng đã không thận trọng đủ trong những quyết định buổi đầu (vào thế kỷ 17) về việc hội nhập văn hóa các lễ nghi. Nhưng dù sao phải công nhận rằng: các nhà truyền giáo này (được tôn phong lên bậc Hiển Thánh) đã là những sứ giả hòa bình của Tin Mừng, những người yêu mến thành thực Trung quốc, đã hiến cả mạng sống cho dân tộc này. Người thực dân tìm cách áp đặt sự che chở của họ đối với các nhà truyền giáo, những người đồng hương của họ, nhưng thực sự họ đã gây hại không ít cho công việc của các nhà truyền giáo. Họ lợi dụng "cái chết" của vị tử đạo như lý do tuyên chiến; nhưng vị tử đạo này chắc chắc không bao giờ muốn như vậy. Những người thực dân đế quốc nhiều lần đã ngăn cản Tòa Thánh thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung quốc. Khi Ðức TGM Celso Costantini được cử đến Trung quốc như vị đại diện ÐTC, ngài không ở trong khu vực dành cho các nhà ngoại giao. Tại Trung quốc người ta thường nói: "Con mắt người dân trong sáng". Các tín hữu biết phân biệt rõ ràng ai là người thực dân, ai là bạn hữu thực sự của Trung quốc. Tín nhiệm nơi các nhà truyền giáo, người dân đã chấp nhận Tin Mừng, họ tin kính Chúa Giêsu Kitô, họ trung thành với Người đến độ phải đổ máu, hy sinh chính mạng sống mình.

 Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giáo Trung quốc đã tuyên bố như sau: vụ phong Thánh các Vị tử đạo Trung quốc xúc phạm nặng nề tâm tình dân tộc và phẩm giá quốc gia. Ðức Cha Zen trả lời cho lời tố cáo nầy như sau: Chúng tôi biết rõ: Ðảng Cộng sản nắm giữ người dân như nắm giữ tư sản của mình.... Trái lại chúng tôi thấy tất cả các tín hữu Trung quốc vui mừng, hân hoan về biến cố này; có thể chính phủ Bắc kinh muốn loại trừ chúng tôi, và loại trừ từng triệu triệu người Trung quốc, trong cũng như ngoài nước, ra khỏi dân tộc hay sao? Chúng tôi thấy rõ ràng rằng: ÐTC và Giáo hội hoàn cầu rất tôn trọng và yêu mến quốc gia Trung quốc.

 Còn về lập luận Tố cáo Tòa Thánh không tham khảo các Giám mục Trung quốc, thì Ðức Cha ZEN trả lời như sau: Tòa Thánh không thể tham khảo các Giám mục thuộc Giáo hội ái quốc, vì họ độc lập khỏi Tòa Thánh. Ðài Loan cũng không độc quyền trong vụ Phong Thánh này. Ngoài các Giám mục Ðài Loan còn có các Giám mục Hồng kông, Ma cao, 40 giám mục thuộc Giáo hội hầm trú và một số giám mục thuộc Giáo hội ái quốc nữa, đã thỉnh cầu Tòa Thánh tôn phong Các Vị Chân phước tử đạo Trung quốc lên bậc Hiển Thánh. Công việc điều tra không trao phó cho các Giám mục Ðài Loan, nhưng thuộc thẩm quyền và sở trường của Bộ Phong Thánh.

 Ðức Cha Zen tiết lộ thêm như sau: Trong ngày phong Hiển Thánh, Giáo hội Hồng Kông được lệnh: Hãy mừng lễ "vừa vừa vậy thôi". Ðức Cha nói tiếp như sau: Chúng tôi không biết thế nào là "mừng lễ vừa vừa". Chúng tôi nghĩ rằng cần bỏ ra ngoài những lý luận chính trị trong việc mừng biến cố tôn giáo. Chúng tôi cảm tạ Chúa vì đã được lãnh nhâïn Tin Mừng. Chúng tôi cảm tạ Chúa vì đã chọn 87 anh chị em đồng hương chúng tôi như gương sáng cho các tín hữu cả thế giới. Sau cùng chúng tôi nguyện xin Chúa ban cho chúng tôi can đảm, để trung thành với lương tâm và đức tin, dù phải hy sinh mạng sống.
 
 


Back to Home