Tin HỒNG KÔNG (UCAN) - Những chuyện kể về các thánh tử đạo Trung Hoa đã khiến cho tín hữu Công giáo Hồng Kông cảm động đến rơi lệ tại buổi lễ hôm 29/10/2000 tưởng niệm việc phong thánh mới đây cho 120 vị tử đạo Trung Hoa. Mặc dù Bắc Kinh đã "khuyên" tổ chức mọi buổi lễ một cách âm thầm, Ðức Giám mục phụ tá John Tong Hong, giáo phận Hồng Kông, trước đó nói với hãng tin UCAN rằng giáo phận vẫn cử hành thánh lễ và tổ chức diễn đàn, như đã định trước, mà theo ngài là một biến cố có "tính chất tôn giáo". Hơn 120 linh mục cùng đồng tế trong thánh lễ hôm 29/10/2000 do Ðức Hồng y John Baptist Wu Cheng-chung, giáo phận Hồng Kông, chủ tế cùng với Ðức Giám mục phó giáo phận Hồng Kông Joseph Zen Ze-kiun, Ðức cha Tổng và Viện phụ dòng Trappist Clement Kong. Ðức Hồng Y Wu nói với hơn 1,200 tín hữu hiện diện tại nhà thờ chính tòa Ðức Mẹ Vô Nhiễm rằng các thánh tử đạo Trung Hoa làm chứng cho Ðức Kitô đến nỗi thí mạng sống của mình và là gương mẫu cho mọi người Công giáo. Theo tập sách nhỏ ấn hành dành cho thánh lễ, điều này phù hợp với lý tưởng "Hy sinh mạng sống mình vì điều Thiện" của Khổng giáo, vốn được coi là đỉnh cao của giáo huấn của Khổng Tử. Trong bài giảng của ngài, linh mục Francis Li Yu-ming đã làm chứng về cuộc tử đạo của ông nội và người bác của ngài, không thuộc số 120 vị thánh Trung Hoa mới được tôn phong, nhưng thuộc trong số 2,418 tín hữu bị giết tại tỉnh Shanxi vào năm 1900. Trong số những tín hữu bị giết này, có 26 tu sĩ Phanxicô và giáo dân đã được phong thánh hôm ngày 01/10/2000. Mặc dù các quan chức ở Hoa Lục cực lực lên án việc phong thánh, linh mục Li đã cảm ơn chính phủ Trung Quốc về việc đã làm cho sự kiện trở nên công khai khiến công chúng tò mò tìm hiểu phong thánh là gì, các vị tử đạo là ai, tại sao các vị được phong thánh và tại sao người ta chống đối việc phong thánh cho họ. Vị linh mục triều nói: "Bao lâu chúng ta biến những gì chúng ta nghe hôm nay trở nên một phần của cuộc sống chúng ta, chúng ta sẽ có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi như vậy". Vị giám đốc thánh nhạc giáo phận, Ông Allison So Ming-Tsuen, đã sáng tác một bài thánh ca ca ngợi các thánh tử đạo Trung Hoa. Bài thánh ca được trình bày bằng tiếng Quảng Ðông và tiếng Quan Thoại. Thánh tích của 14 vị tử đạo Trung Hoa, trong đó có 12 vị mới được tôn phong, được đặt trước bàn thờ để tôn vinh. Những thánh tích này sau đó được đặt ở một bàn thờ phụ dâng kính Cuộc Thương khó của Chúa Giêsu. Một số tín hữu đã khóc khi nghe giảng và khi tôn kính thánh tích. Những mảnh quần áo của bảy nữ tu dòng Phan Sinh Thừa Sai Ðức Mẹ mới được phong thánh đã được dòng mẹ tại Rôma gởi đến giáo phận để tôn kính. Một nữ tu dòng Phan Sinh nói với UCA News rằng gia đình của bảy nữ tu người từ Bỉ, Pháp, Ý và Hà Lan đã tham dự lễ phong thánh ngày 01/10/2000 tại Vatican và tự hào về sự hy sinh của các nữ tu vì đức tin tại tỉnh Shanxi. Linh mục Thomas Law Kwok-fai, giám đốc Ủy ban Phụng vụ giáo phận, nói với hãng tin UCAN rằng thánh tích của bảy thánh tử đạo khác, chủ yếu là xương, đã được cất giữ tại tòa giám mục từ nhiều năm nay. Tại diễn đàn ngày 29/10/2000, đại diện các dòng Ðaminh, Phanxicô, Phan Sinh tại thế, dòng Tên, Hội Thừa Sai Paris, Viện Giáo hoàng Truyền giáo, và dòng Biển Ðức đã phát biểu với khoảng 300 tham dự viên rằng nhiều người trong số các nhà truyền giáo chịu tử đạo đã ý thức về nguy cơ trước khi đến Trung Quốc. Họ cũng nói rằng nhiều vị lẽ ra đã có thể tránh được sự bách hại nhưng họ đã chọn ở lại với Giáo hội. Trong giờ phút sau hết của các vị tử đạo, các ngài vẫn điềm đạm và thanh thản, làm các công việc bình thường như dọn bữa ăn và chơi các trò chơi.
Linh mục Hội Thừa
Sai Paris Bruno Lepeu ghi nhận đồng nghiệp của
ngài, linh mục Auguste Chapdelaine bị sát
hại năm 1856, là một nhân vật chính
trong lời cáo buộc của Bắc Kinh
cho rằng các thánh đã "hãm
hiếp và hôi của," và tiếp
tay cho bọn đế quốc tại Trung Quốc.
Linh mục Lepeu nhấn mạnh rằng linh mục
tử đạo này đã không
có một động cơ chính trị
nào trong hoạt động truyền giáo
của ngài tại Quảng Tây, miền
nam Trung Quốc, mặc dù trường
hợp của ngài đã bị các
thế lực đế quốc dùng
làm như cái cớ, để mở
cuộc Chiến tranh Nha phiến lần thứ
hai. Linh mục Lepeu cho biết vị thánh tử
đạo người Pháp vẫn được
người dân Quảng Tây tôn
kính.