Tin vatican ( VIS 24/11/2000): Sáng thứ sáu, ngày 24 tháng 11, ÐTC Gioan Phaolô II đã tiếp kiến khoảng hơn 500 luật gia thành viên của Liên Hiệp Quốc Tế các Luật Gia Công Giáo, đến Roma hành hương Năm Thánh.
Trong bài diển văn đọc trong dịp này, ÐTC nhấn mạnh rằng "đặc tính công giáo không phải là một dấu chỉ cho sự tách rời hay cô lập đóng kín, nhưng là một dấu chỉ cho sự cởi mở và biểu lộ tinh thần phục vụ mà các luật gia muốn cống hiến cho cộng đồng nhân loại". ÐTC cũng nhấn mạnh thêm rằng "luật pháp phát sinh từ nhu cầu sâu xa có mặt nơi mọi người, nhu cầu được hưởng sự công bằng, một sự công bằng được hiểu như là sự thực hiện một trật tự quân bình của những tương quan giữa người với người, có khả năng bảo đảm cho mỗi người được hưởng điều thuộc về mình, và không ai bị thiệt mất đi điều mình có quyền được."
"Bổn phận của mọi người là nhìn nhận điều tốt của mỗi người và cỗ vũ điều tốt này. Trật tự của sự công bằng không phải là một "trật tự chết", "bất động" ( static order), nhưng là một trật tự linh động, bởi vì cuộc sống của các cá nhân cũng như của những cộng đồng, là một cái gì năng động".
"Ghi nhận những cố gắng của cộng đồng quốc tế trong những thập niên qua, để công bố, bảo vệ và cỗ vũ những nhân quyền căn bản, ÐTC quả quyết rằng những nhà làm luật phải là những kẻ đầu tiên bảo vệ những quyền lợi căn bản này. Thế giới chúng ta đang sống đang cần những con người nam nữ can đảm, dám công khai chống lại vô số những vi phạm nhân quyền, và dám tố cáo tất cả những hoàn cảnh trong đó phẩm giá con người bị khinh dễ".
Một cách đặc biệt, ÐTC kết án những hoàn cảnh trong đó con người, trên bình diện pháp lý, bị thiệt mất những sự tự do tư tưởng và sự tự do tôn giáo. ÐTC cũng cảnh tỉnh rằng: "nếu luật pháp mà tách rời ra khỏi những nền tảng nhân chủng và luân lý, thì luật pháp có thể mang đến nhiều nguy hiểm".
ÐTC lên tiếng tố
giác việc pháp lý nhìn nhận
cho phép phá thai, và than phiền về
những sáng kiến nhắm đến
việc nhìn nhận quyền được
chết êm dịu (euthanasie). ÐTC cũng
ghi nhận rằng: nơi những nhà lập
pháp và những quan tòa, đang
có một sự mất đi ý thức
về giá trị pháp lý và xã
hội của gia đình; và Ngài than
phiền về sự việc những những
nhà lập pháp xem ra đã sẳn
sàng đặt những hình thức
chung sống khác, ngang hàng với gia
đình trên bình diện pháp lý;
điều này làm phát sinh nhiều
lộn xộn trong lãnh vực những
tương quan hôn nhân, gia đình và
xã hội.