Huấn Ðức
của ÐTC
trước giờ Kinh Truyền Tin
Trưa Ngày Lễ Hai Thánh Phêrô
Phaolô Tông Ðồ
29.6.2000
tại quảng trường thánh Phêrô,
Roma
Prepared for internet by
Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines
Huấn Ðức của
ÐTC trước giờ Kinh Truyền
Tin Trưa Ngày Lễ Hai Thánh Phêrô
Phaolô Tông Ðồ, 29.6.2000, tại quảng
trường thánh Phêrô, Roma.
Ngày 29 tháng 6/2000, là
một trong những "ngày hẹn" tại Roma
của những người công giáo
và những anh chị em chính thống.
Một phái đoàn của Tòa Giáo
Chủ Ðại Kết Constantinopoli hằng năm
đến Roma trong dịp lễ hai thánh Phêrô
và Phaolô. Ðáp lại, vào ngày
lễ kính thánh Anrê tông đồ,
bổn mạng của Giáo Hội chính thống
Constantinopoli, một phái đoàn của
Giáo Hội công giáo, từ Roma đến
Istanbul, thủ đô của Thổ Nhĩ
Kỳ, để mừng lễ. Theo vài
nhận định của các quan sát viên
về những quan hệ đại kết,
thì hoàn cảnh hiện nay xem ra thuận lợi
cho một chuyến viếng thăm của ÐTC
tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 16 tháng
6/2000 vừa qua, Ðức Gioan Phaolô
II đã tiến kiến tại Vatican, Ông
bộ trưởng của chính phủ Thổ
Nhĩ Kỳ, đặc trách về các
vấn đề tôn giáo, Ông Mehmet
Nuri Yilmaz. Vì thế, trong bài huấn đức
trước khi đọc kinh truyền tin trưa
ngày lễ trọng kính hai thánh Phêrô
và Phaolô, ÐTC đã nhắc đến
tầm quan trọng của công cuộc đối
thoại đại kết, và về sự
nhìn nhận tác vụ của đức
giáo hoàng, như là "việc phục
vụ cho sự hiệp nhất của dân
Chúa". ÐTC đã nói như sau:
Anh chị em rất thân mến,
Hôm nay dân Chúa mừng
lễ, và cách đặc biệt Thành
Roma và Giáo Phận Roma nầy, mừng
lễ trọng kính hai thánh tông đồ
Phêrô và Phaolô, hai vị thánh
được xem như là cột trụ
của Giáo Hội phổ quát. Thánh
Phêrô là đá tảng trên
đó Chúa Kitô thiết lập Giáo
Hội của Người; Thánh Phaolô
là "dụng cụ ưu tuyển" để
mang Tin Mừng đến cho các dân
tộc. Thánh Phêrô, người
đánh cá miền Galilêa, là
Ðấng sau khi đã vượt qua
những ngày đen tối của cuộc
Thương Khó của Chúa, sẽ có
trách nhiệm cũng cố anh em trong đức
tin và chăn dắt đoàn chiên
của Chúa Kitô; thánh Phaolô, người
Pharisêu sốt sắng, là Ðấng
sau biến cố trở lại trên đường
Damasco, sẽ nên vị tông đồ
của ơn cứu rỗi đến từ
đức tin.
Ý định nhiệm
mầu của Thiên Chúa Quan Phòng đã
dẫn đưa các ngài đến
Roma, để dùng máu mình mà
làm chứng: thánh Phêrô, chịu
đóng đinh chết; thánh Phaolô
bị chém đầu; Thánh Phêrô
được chôn cất nơi chân
đồi Vaticano; thánh Phaolô được
an táng bên đường Ostiense.
2. Theo thói quen hằng
năm, trong dịp lễ long trọng nầy, chúng
ta được danh dự và niềm
vui tiếp rước phái đoàn
của Tòa Thượng Phụ Ðại
Kết Constantinopoli, đến hiệp ý với
chúng ta để mừng hai vị nổi
bậc trong hàng ngủ các tông đồ.
Tôi xin kính chào và gởi cái
hôn bình an và đầy tình huynh
đệ trong Chúa đến từng
vị thuộc phái đoàn.
Sự hiện diện đầy
ý nghĩa của những Người
Anh em trong đức tin là một cử
chỉ mời gọi chúng ta hy vọng và
tiến bước mà không bao giờ
thất vọng, trên con đường
đối thoại đại kết. Chúng
ta hãy khẩn cầu xin Chúa ban cho những
người Kitô Ðông và Tây
Phương được sớm cảm
nghiệm niềm vui và hồng ân sống
hiệp nhất trọn vẹn và hiệp thông
trong đức tin và trong dấn thân
làm việc tông đồ.
Thưa anh chị em hành
hương đến từ khắp nơi
trên thế giới để mừng
Năm Thánh, cha mời gọi anh chị
em hãy cầu nguyện trên Mộ Hai Thánh
Tông Ðồ, cho ý chỉ đặc
biệt nầy. Cha xin phó thác cho anh chị
em hai ý chỉ cầu nguyện dặc biệt
trong tâm hồn cha vào khởi đầu
ngàn năm thứ ba: đó là
ý chỉ cầu nguyện cho sự hiệp
nhất những người kitô và
cho công việc tái rao giảng phúc âm.
3. Nguyện xin Thánh
Phêrô khẩn cầu cùng Chúa cho
chúng ta, ngõ hầu tác vụ của
người kế vị ngài được
tất cả mọi người nhìn nhận
như là công việc phục vụ cho sự
hiệp nhất của Dân Chúa. Chúng
ta hãy xin thánh Phaolô nâng đỡ
hoạt động truyền giáo của Giáo
Hội, nhất là nơi tất cả những
ai chưa lảnh nhận Tin Mừng của Chúa
Kitô Ðấng cứu thế. Cuối
cùng, chúng ta hãy hướng tâm
hồn về Mẹ maria rất thánh, mà
hôm nay chúng ta khẩn cầu dưới
tước hiệu Nữ Vương các
Thánh Tông Ðồ và là Sự
Cứu Rỗi của Dân Roma.
Anh chị em rất thân
mến của giáo phận Roma, cha đặc
biệt nghĩ đến anh chị em. Chúng
ta hãy cầu xin hai thánh Phêrô và
Phaolô cũng cố đức tin chúng
ta và giúp chúng ta làm chứng
cho Ðức Tin trong mọi môi trường
và mọi hoàn cảnh.
Sau kinh truyền tin, ÐTC nhắc
đến một biến cố đặc biệt
của ngày 29 tháng 6/2000, là biến
cố phổ biến Bản Tường
Trình của LHQ về nhân quyền và
sự phát triển con người. ÐTC
nói như sau:
"Ngày hôm nay, trên khắp
thế giới, được phổ
biến Bản Phúc Trình Quan Trọng của
Liên Hiệp Quốc về Nhân Quyền
và sự phát triển con người.
Cuộc chiến chống lại nạn nghèo
cùng là một trong những thách
thức to lớn nhất của nhân
loại trong ngàn năm mới. Thức
ăn cần thiết, sự trợ giúp
y tế, việc giáo dục, công ăn
việc làm, tất cả không phải
chỉ là những đối tượng
của sự phát triển, nhưng còn
là những quyền lợi căn
bản, mà buồn thay hàng triệu người
chưa được hưởng. Nhân
Quyền và việc phát triển cần
phải đi đôi với nhau; nhưng
cần có một sự cộng tác quốc
tế mạnh mẽ hơn để phục
vụ cho những dân tộc kém may mắn
hơn. Cha hết sức mong ước
sao cho giữa những hoa trái của
Ðại Toàn Xá năm nay, được
nẩy sinh một dấn thân mới và
cụ thể để thực hiện tình
liên đới quốc tế.