Sứ điệp của Ðức Cha Mihchel Sabbah
Giáo chủ Giêrusalem
gửi nhân dịp Lễ Phục sinh

Prepared for internet by Msgr. Peter Nguyen Van Tai
Radio Veritas Asia, Philippines

Sứ điệp của Ðức Cha Mihchel Sabbah, Giáo chủ Giêrusalem, gửi nhân dịp Lễ Phục sinh.
 
  Trong khi cử hành Lễ Phục sinh tại Thành phố của Ơn Cứu chuộc trong năm 2000 này, năm Toàn xá, chúng tôi xin bày tỏ hy vọng này: đây là khởi sự một thời đại mới của lịch sử nhân loại, trong lịch sử của Thánh địa, trong đời sống của tất cả các tín hữu và trong đời sống của các Giáo hội địa phương.

 Cách đây ít tuần lễ, ÐTC Gioan Phaolô II đã đến đây để thờ kính Chúa Kitô sống lại, đã cầu nguyện trước Mồ Thánh trống rỗng và trước mầu nhiệm mà mồ này qua dòng các thế kỷ đã minh chứng và nay vẫn còn minh chứng một sự thật lịch sử không ai có thể bác bỏ được. ÐTC đã để lại sứ điệp này: Hỡi đàn chiên nhỏ bé, anh chị em hãy can đảm, hãy chấp nhận ơn gọi của anh chị em và chu toàn sứ vụ của anh chị em trong các xã hội khác nhau của anh chị em tại miền Ðất này của Chúa Giêsu.

 Chúng ta các tín hữu, trong khi kính thờ Mầu nhiệm Chúa Kitô, Phục sinh của chúng ta, hãy cùng với dân cư của Thánh Ðịa này, cùng với tất cả các tín hữu Hồi giáo và Do thái, chúng ta có thể thắng được thần của sự dữ. Tại đây, tại chính miền Ðất của Mầu nhiệm Phục sinh, chúng ta được mời gọi chiến thắng trên con đường gồ ghề của công lý và hòa bình.

 Với các vị lãnh đạo tôn giáo, Ðức Giáo chủ viết:

 Với các vị lãnh đạo các tôn giáo Do thái và Hồi giáo, đã muốn dành cho ngài một cuộc đón tiếp và lắng nghe ngài, ÐTC Gioan Phaolô II đã tái xác nhận việc cởi mở, sự sẵn sàng của Giáo hội công giáo lắng nghe và cộng tác để mưu ích cho con người. Trong Quê hương chúng ta, một quê hương đang đi tìm hòa bình và công lý, ngài mời gọi các vị lãnh đạo hãy hoạt động cho một hòa bình hợp lý. Vai trò của tất cả các tín hữu và nhất là của các vị lãnh đạo tôn giáo, chỉ có thể hướng dẫn bởi cái nhìn của Thiên Chúa, Ðấng yêu thương tất cả các tạo vật của Người. Chỉ trong cái nhìn này chúng ta có thể tiến lên và bắt đầu cuộc đối thoại liên tôn, một cuộc đối thoại quan tâm đến những đau khổ của mỗi một con người, người Palestine, người Do thái, quan tâm đến người Do thái và quan tâm đến mọi hình thức bất công, mà người dân Palestine hiện vẫn còn phải gánh chịu: người tị nạn, tù nhân, việc giới hạn tự do, những vi phạm các quyền con người. Chính vì trong lắng nghe những đau khổ chung này, các tín hữu, cách riêng các vị lãnh đạo tôn giáo có thể thanh luyện đức tin của họ và sống đức tin theo thánh ý Ðấng Tối Cao. Và như vậy, các vị lãnh đạo tôn giáo có thể hướng dẫn lương tâm các vị lãnh đạo chính trị và có thể xây dựng lương tâm của dư luận quần chúng trong việc tìm kiếm công lý và hòa bình.

 Nói đến cuộc hành hương của ÐTC, Ðức Giáo chủ viết như sau:

 Từ Thánh địa, ÐTC đã để lại một sứ điệp cho Giáo hội hoàn cầu, sứ điệp kêu gọi trở về nguồn gốc. Như Vị Kế nghiệp Phêrô, ngài đã mang theo trong cuộc hành hương này tất cả Giáo hội. Nhìn theo khía cạnh này, cuộc hành hương của ngài đã là một lời mời gọi toàn Giáo hội đứng gần hơn và như hiện diện cụ thể bên Ðồi Calvario và Mầu nhiệm Phục sinh, trên con đường tiến đến tương lai và hơn nữa nhìn vào, nhận biết và yêu mến Giáo hội Giêrusalem. Giáo hội này đang chờ đợi tìm lại được sự hiệp nhất hoàn toàn, bằng việc theo đuổi việc tiến trên con đường của tình huynh đệ thành thực, một tình huynh đệ hiện đang có giữa các vị lãnh đạo, để nói lên một lời duy nhất, lời được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, trước các tín hữu của các ngài và trước các Giáo hội Kitô trên cả thế giới.

 Ðức Giáo chủ kết thúc bằng lời tuyên xưng đức tin:

 Hỡi Phục sinh thánh và chứa chan niềm an vui. Chúa Kitô đã sống lại! Ðúng như vậy, Người đã sống lại thật!.
 
 


Back to Radio Veritas Asia Home Page