Những lời trên của Chúa Giêsu cho hai môn đệ trên đường về Êmau lại vang lên trong tâm trí chúng ta chiều tối Thứ Sáu Tuần Thánh, vào lúc kết thúc buổi Ngắm Ðàng Thánh Giá tại Hí Trường Colossêô. Hai môn đệ kia, cũng như chúng ta, đã nghe nói về những biến cố liên quan đến cuộc thương khó và việc đóng đinh Chúa Giêsu vào thập giá.Trên đường họ trở về làng, Chúa Kitô tiến đến gần bên như một người khách hành hương vô danh, và hai môn đệ kể lại cho Chúa "tất cả những gì liên quan đến Ðức Giêsu, một vị tiên tri đầy quyền năng trong việc làm và trong lời nói, trước mặt Thiên Chúa và toàn dân" (Lc 24, 19), và họ kể về việc các Thượng Tế và những vị lãnh đạo dân Israel đã nộp Người như thế nào, để làm cho Người bị kết án tử hình, và rồi họ đã đóng đinh Chúa ra sao (x. Lc 24, 20- 21). Sau đó, hai môn đệ buồn bả kết luận: "Chúng tôi đã hy vọng là chính Người sẽ giải phóng dân tộc Israel; nhưng tất cả sự việc đã xảy ra từ ba ngày qua rồi" (Lc 24, 21).
"Chúng tôi đã hy vọng...." Những môn đệ của Chúa đã ngả lòng và mất tinh thần. Cả đối với chúng ta cũng vậy: thật là khó hiểu tại sao con đường cứu rỗi phải đi qua đau khổ và cái chết.
2. "Phải chăng Chúa Kitô không cần lãnh chịu những đau khổ nầy để bước vào trong vinh quang đó sao?" (Lc 24, 26). Chúng ta cũng đặt ra cho mình câu hỏi nầy vào cuối con đường Thánh Giá theo truyền thống, tại hí trường Colossêô. Chút nữa đây, từ nơi nầy, nơi đã được thánh hóa bởi máu của những vị tử đạo đầu tiên, chúng ta sẽ ra đi khắp nơi, khắp mọi phía khác nhau. Chúng ta sẽ trở về nhà mình, vừa suy nghĩ lại cùng các biến cố mà hai môn đệ trên đường về Êmau đã nói đến. Chúa Giêsu tiến đến gặp mỗi người chúng ta; Người trở nên bạn đồng hành với chúng ta. Và trong lúc cùng đi, Chúa giải thích cho chúng ta biết rằng vì chúng ta Người đã tiến lên đồi Calvariô, vì chúng ta Người đã chịu chết, để làm trọn lời Kinh Thánh. Biến cố đau thương đóng đinh Chúa, mà chúng ta vừa chiêm ngắm, sẽ trở thành giáo huấn hùng hồn cho mỗi người chúng ta.
Anh chị em rất thân
mến,
Con người thời
nay cần gặp Chúa Giêsu chịu đóng
đinh và đã sống lại! Thử
hỏi Ai, nếu không phải là chính
Vì Thiên Chúa bị kết án tử,
mới có thể hiểu được
hoàn toàn hình khổ của kẻ bị
kết án cách bất công? Thử
hỏi Ai, nếu không phải là Vị
Vua bị khinh thị và chịu nhục nhả,
mới có thể đáp lại những
chờ đợi của biết bao người
nam nữ không còn hy vọng, không
còn phẩm giá? Thử hỏi Ai, nếu
không phải là Con Thiên Chúa chịu
đóng đinh, mới có thể
hiểu được đau khổ và
sự cô đơn của biết bao cuộc
sống bị dày nát và không
có tương lai?
Thi sĩ người Pháp, Ông Paul Claudel đã viết rằng Con Thiên Chúa "đã dạy cho chúng ta biết con đường thoát ra khỏi sự chết và khả thể biến đổi sự chết" (Positions et Propositions, Les invités a l'atention). Chúng ta hãy mở rộng tâm hồn cho Chúa Kitô: chính Người là Ðấng đáp lại những đòi hỏi sâu xa nhất của chúng ta. Chính Người giải thích cho chúng ta hiểu những mầu nhiệm của cuộc Thương Khó và cái Chết của Người trên thập giá.
3. "Và lúc đó hai môn đệ mới mở mắt ra và nhận ra Chúa" (Lc 24, 31). Nhờ những lời Chúa nói, tâm hồn của hai môn đệ buồn bả đi trên đường, mới có lại sự bình an và bắt đầu vui mừng lên. Họ nhận ra Thầy mình lúc bẻ bánh. Ước chi những con người thời đại hôm nay cũng nhận ra, như hai môn đệ Êmau xưa, lúc bẻ bánh, (nhận ra) trong bí tích Thánh Thể sự hiện diện của Ðấng cứu thế. Ước chi con người ngày nay cũng có thể gặp Chúa trong bí tích của cuộc Vượt Qua của Người, và đón nhận Chúa như người bạn đồng hành. Chúa biết lắng nghe họ và an ủi nâng đỡ họ. Người biết hướng dẫn họ dọc trên các ngả đường tiến về Nhà Cha.
Lạy Chúa Kitô, chúng
con thờ lạy Chúa, chúng con chúc
tụng Chúa, vì Chúa đã dùng
Thánh Giá mà cứu chuộc trần
gian!"