Tuy nhiên, cuộc Thương Khó của Chúa Kitô và sự tôn vinh Người trên Cây Thập Giá, cống hiến cho chúng ta một chìa khóa khác, để hiểu những biến cố đau khổ thử thách như vậy. Trên đồi Golgotha, trong hy tế của Con Một mình, Thiên Chúa Cha đã không bỏ rơi Con Một Ngài, nhưng hoàn tất chương trình cứu rỗi cho toàn thể nhân loại được hưởng nhờ. Trong cuộc Thương Khó, cái Chết và sự sống lại của Con Thiên Chúa, chúng ta được mạc khải cho biết rằng lời cuối cùng của cuộc sống con người không phải là cái chết, nhưng là sự chiến thắng của Thiên Chúa trên sự chết. Tình Yêu của Thiên Chúa, được thể hiện trọn vẹn trong Mầu Nhiệm Vượt Qua; Tình Yêu Thiên Chúa chiến thắng trên cái chết và tội lỗi, nguyên do của cái chết (x. Roma 5, 12).
2. Trong những ngày
Tuần Thánh, chúng ta bước vào
trong trung tâm của chương trình cứu
rỗi của Thiên Chúa. Một cách
đặc biệt trong Năm Thánh nầy,
Giáo Hội muốn nhắc lại cho tất
cả rằng Chúa Kitô đã chịu
chết cho mỗi một người trong chúng
ta, bởi vì hồng ân cứu
rỗi là một hồng ân phổ quát
cho tất cả mọi người nam nữ.
Giáo Hội trình bày dung mạo của
một Vì Thiên Chúa chịu đau khổ,
một Vì Thiên Chúa không làm
cho người ta lo sợ, nhưng chỉ
thông truyền tình thương và lòng
nhân từ. Con người không
thể nào sống lảnh đạm vô
tâm trước Hy Sinh của Chúa Kitô.
Trong tâm hồn của bất cứ ai
dừng lại để chiêm ngắm
cuộc Thương Khó của Chúa, tự
nhiên phát sinh những tâm tình
biết ơn sâu xa. Tiến lên núi
Calvario, trong tinh thần, cùng với Chúa
Kitô, chúng ta được cảm nghiệm
cách nào đó, ánh sáng và
niềm vui phát xuất từ cuộc Phục
Sinh của Chúa. Với ơn Chúa trợ
giúp, chúng ta sẽ sống những
điều vừa nói trong những
ngày Tuần Thánh. Nhờ qua những
nghi thức long trọng của Tuần Thánh,
Phụng Vụ chỉ cho chúng ta thấy sự
liên tục không thể nào bị gián
đoạn giữa cuộc Thương Khó
và Phục Sinh. Cái chết của Chúa
Kitô có tích chứa trong đó
mầm mống của sự sống lại.
Trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta lắng nghe bài tường thuật về cuộc Thương Khó của Chúa và được mời gọi suy tôn Thánh Giá, biểu hiệu đặc biệt cho lòng nhân từ của Thiên Chúa. Ðấng chịu đóng đinh nêu chỉ con đường duy nhất có thể làm cho cuộc sống có ý nghĩa, cho mỗi người chúng ta biết, chúng ta, những kẻ rất nhiều khi không biết phân biệt chắc chắn điều lành điều dữ. Thập Giá là con đường của sự chấp nhận hoàn toàn Thánh Ý của Thiên Chúa Cha, và là con đường của sự quảng đại cho đi chính mình phục vụ anh chị em.
Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, Ngày của sự im lặng trong phụng vụ, chúng ta sẽ dừng lại suy nghĩ về ý nghĩa của những biến cố Vượt Qua. Giáo Hội sẽ canh thức cùng với Mẹ Maria, Mẹ Sầu Bi; và cùng với Mẹ, Giáo Hội chờ đợi bình minh của Phục Sinh mọc lên. Thật vậy, lúc vừa bắt đầu "ngày thứ nhất sau ngày nghỉ Sabat", sự thinh lặng bị phá tan bởi tin vui mừng loan báo Phục Sinh; Tin Vui nầy được công bố trong bài ca vui "Hãy Vui Lên" (Exultet), trong nghi thức phụng vụ long trọng Vọng Phục Sinh. Cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên sự chết, sẽ đánh động, cùng với viên đá lấp cửa Mộ, (đánh động) những tâm hồn các tín hữu và làm cho các tâm hồn được tràn đầy cùng một Niềm Vui như niềm Vui xưa của Maria Madalêna, của các người nữ, của các tông đồ và của tất cả những ai đã được Ðấng Phục Sinh hiện ra trong chính ngày Chúa Phục Sinh.
4. Anh chị em rất thân mến, chúng ta hãy chuẩn bị tâm hồn sống trọn vẹn Tam Nhật Thánh nầy. Chúng ta hãy để mình thấm nhập trọn vẹn vào trong dòng ân sũng của những ngày Thánh nầy, và như thánh Giám Mục Anastasio khuyến khích, "chúng ta hãy bước theo Chúa, nghĩa là chúng ta hãy bắt chước gương sống của Chúa; như thế, chúng ta gặp được cách thức mừng lễ, không những bằng những hình thức tổ chức bên ngoài mà thôi, nhưng còn một cách đúng thực hơn, nghĩa là không những bằng lời nói mà còn bằng những việc làm tốt nữa" (Trích "Thơ Phục Sinh", Thơ 14, 2).
Với những tâm
tình trên, Cha cầu chúc cho tất cả
sống Tam Nhật Thánh nhiều hoa trái
tốt, và một Lễ Phục Sinh vui tươi.