Trong Thánh Lễ, sau
bài Phúc Âm theo thánh Marcô, kể
lại cuộc Thương Khó của Chúa
Giêsu, ÐTC đã giảng như sau:
Phần thứ nhất của lời ca được trích từ sách Tiên Tri Isaia, trong đó chúng ta tôn vinh Thiên Chúa "ba lần thánh". Tiếp đó, sang phần thứ hai, cộng đoàn nói lên niềm vui đầy biết ơn đối với việc Thiên Chúa thực hiện những lời hứa cứu rỗi: "Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến. Hoan hô Chúa trên các tầng trời."
Chúng ta tự nhiên nghĩ đến Dân của Giao Ước sống từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, trải qua các thế kỷ, trong sự chờ đợi Ðấng Cứu Thế. Vài người đã tin vào thánh Gioan Tẩy Giả như là Ðấng qua đó những lời hứa được thực hiện. Tuy nhiên,như chúng ta biết, trong câu hỏi rõ ràng về căn cước của ngài, có phải là Ðấng Thiên Sai hay không, thì vị Tiền Hô đã trả lời cách rõ ràng là Ngài không phải là Ðấng Thiên Sai và ngài nói về Chúa Giêsu cho những kẻ đến chất vấn ngài.
Niềm xác tín rằng thời thiên sai của Ðấng cứu thế đã đến, (niềm xác tín đó) càng ngày càng gia tăng nơi dân chúng, trước hết do bởi lời chứng của Gioan Tẩy Giả, và sau đó do bởi lời nói và những dấu lạ được Chúa Giêsu thực hiện, và một cách đặc biệt do phép lạ Ông Lazarrô sống lại, vài ngày trước khi Chúa vào thành Giêrusalem, mà Phúc âm hôm nay nhắc đến. Và đó là lý do tại sao, khi Chúa Giêsu tiến vào thành trên lưng lừa con, thì dân chúng đã đón tiếp Chúa với niềm vui nồng nhiệt như vậy: "Chúc tụng Ðấng nhân danh Chúa mà đến! Hoan hô Chúa trên các tầng trời!"
Các lễ nghi của Chúa Nhật lễ lá phản ảnh lại niềm vui mừng của Dân Chúa đang chờ đợi Ðấng Cứu Thế, nhưng đồng thời cũng được kể như là "phụng vụ của sự Thương Khó của Chúa" một cách đúng nghĩa. Thật vậy, những nghi thức nầy mở ra trước mắt chúng ta viễn tượng của một thảm kịch sắp đến, mà chúng ta vừa gợi lại qua bài tường thuật của thánh sử Marcô. Những bài đọc khác của thánh lễ cũng dẫn đưa chúng ta vào trong mầu nhiệm Thương Khó và cái chết của Chúa. Những lời của Tiên Tri Isaia, mà vài người muốn kể như là "thánh sử của Cựu Ước", mô tả cho chúng ta hình ảnh của một người bị đánh đòn và chịu vả mặt nhục nhã (x. Isaia 50, 6). Lời đáp ca: "Lạy Chúa tôi, lạy Chúa tôi, sao Chúa bỏ rơi tôi?" giúp chúng ta chiêm ngắm cơn hấp hối của Chúa Giêsu trên thập giá (x. Mt 15, 34). Nơi bài đọc thứ hai, thánh Phaolô tông đồ giúp chúng ta phân tích sâu xa hơn mầu nhiệm Vượt Qua: Chúa Giêsu, "dù là Thiên Chúa, nhưng không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự" (Phil 2, 6- 8). Trong Phụng Vụ của Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta sẽ nghe lại những lời trên, và những lời tiếp theo như sau: "Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và ban tặng danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu". Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất, và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Ðức Giêsu Kitô là Chúa" (Phil 2, 9- 11).
Sự hạ mình và sự tôn vinh: đó là chìa khóa để hiểu mầu nhiệm Vượt Qua; đây là chìa khóa để tiến sâu vào trong nhiệm cuộc kỳ diệu của Thiên Chúa, nhiệm cuộc được hoàn tất trong những biến cố Vượt Qua.
3. Thử hỏi tại sao, trong phụng vụ long trong hôm nay, như mọi năm, có nhiều bạn trẻ hiện diện tham dự? Thật vậy, từ nhiều năm qua, Chúa Nhật Lễ Lá đã trở thành Ngày Lễ hằng năm của giới trẻ. Tại nơi đây, năm 1984, năm của Giới Trẻ, và cách nào đó, có thể nói là năm toàn xá của giới trẻ, đã bắt đầu cuộc hành trình của những Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, đi qua các nơi như Buenos Aires, Santiago de Compostella, Czestochowa, Denver, Manila, Paris, và sẽ trở về lại Roma vào tháng 8 tới đây, để cử hành Ngày Quốc Tế Giới Trẻ của Năm Thánh 2000.
Vậy tại sao có đông người trẻ như vậy gặp nhau vào Chúa Nhật Lễ Lá, tại Roma cũng như tại mỗi giáo phận trên thế giới? Chắc rằng có nhiều lý do và nhiều hoàn cảnh có thể giải thích cho sự kiện nầy. Tuy nhiên, xem ra lý do sâu xa hơn, được hiểu ngầm trong tất cả những lý do khác, là điều mà phụng vụ Chúa Nhật Lễ Lá đã mạc khải cho chúng ta: đó là chương trình cứu rỗi đầy huyền nhiệm của Thiên Chúa Cha trên trời, một chương trình được hoàn tất trong sự hạ mình và tôn vinh của Con Một Thiên Chúa, Chúa Giêsu Kitô. Ðó là câu trả lời cho những thắc mắc và lo âu nằm tận cỏi thâm sâu tam hồn của mỗi người nam nữ, và nhất là của những người trẻ.
"Vì chúng ta, Chúa Giêsu Kitô đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Người". Những lời nầy gần gủi với cuộc đời chúng ta biết là chừng nào! Các bạn trẻ thân mến, chúng con bắt đầu có kinh nghiệm về tính cách bi thảm của cuộc sống. Chúng con thắc mắc về ý nghĩa của cuộc đời, về mối tương quan của chúng con với chính bản thân, với kẻ khác và với Thiên Chúa. Chúa Kitô, người tôi tớ chịu đau khổ và bị hạ nhục, chịu hạ mình cho đến chết trên thập giá và được tôn vinh ngự bên hữu Thiên Chúa Cha, (Chúa Kitô) cống hiến chính mình như là câu trả lời duy nhất và đúng, cho tâm hồn chúng con đang khao khát sự thật và bình an, cho biết bao thắc mắc và vấn đề của chúng con, những thắc mắc và những vấn đề đôi khi thật đầy âu lo. Thật ra, không có câu trả lời nào khác đơn sơ hơn, nhưng đầy đủ hơn và có sức thuyết phục hơn.
4. Các bạn trẻ chúng con thân mến, Cha cám ơn chúng con đến tham dự phụng vụ long trọng của ngày Chúa Nhật Lễ Lá. Với cuộc tiến vào thành Giêrusalem, Chúa Kitô bắt đầu đi trên con đường của tình yêu và của đau khổ Thập giá. Chúng con hãy nhìn về Chúa với sức mạnh đã được canh tân của đức tin. Chúng con hãy bước theo Chúa! Chúa không hứa ban những hạnh phúc tạm bợ; ngược lại, ngõ hầu chúng con có thể đạt tới sự trưởng thành đích thực trên bình diện nhân bản và thiêng liêng, Chúa Kitô mời gọi chúng con hãy sống theo mẫu gương thật đòi hỏi của Người, và hãy chọn lấy cho chúng chúng con những chọn lựa hết sức đòi hỏi của chính Chúa.
Nguyện xin Mẹ Maria, người
đồ đệ trung thành của Chúa,
cùng đồng hành với chúng
con trên con đường ăn năn
trở lại và sống mỗi ngày
một khắng khít thân tình hơn với
Con của Mẹ, là Ðấng, mà chủ
đề của Ngày Quốc Tế Giới
Trẻ sắp đến nhắc lại cho chúng
ta, (là Ðấng) "đã xuống thế
làm người và sống giữa
chúng ta" (Gn 1 ,4). Chúa Giêsu đã
trở nên khó nghèo để
làm cho chúng ta được phong phú
bằng sự nghèo hèn của Người;
Người đã mang lấy những
tội lỗi của chúng ta, ngõ hầu
chúng ta được cứu chuộc
nhờ Máu Người đổ
ra trên thập giá. Phải, vì chúng
ta, Chúa Kitô đã vâng lời
cho đến chết, và chết trên
thập giá. "Lạy Chúa Kitô, chúng
con chúc tụng và tôn vinh Chúa!"
Kế đến, bằng tiếng Pháp, ÐTC chào chúc các bạn trẻ như sau:
"Cha chào chúc chúng
con, những người trẻ nói
tiếng Pháp đến tham dự các
nghi lễ Chúa Nhật Lễ Lá. Cha xin
hẹn gặp lại tất cả chúng con trong
Ngày Quốc Tế Giới Trẻ lần
thứ 15, tại Roma nầy. Chúng con hãy
đến thật đông tham dự vào
cuộc gặp gỡ nằm giữa Năm
Thánh".