Vatican - 08.3.2000 - Thứ ba 07.3.2000, tại Phòng báo chí Tòa Thánh, đã có cuộc họp báo để giới thiệu tài liệu của Ủy Ban Thần Học Quốc Tế của Tòa Thánh, nói về việc Thú Nhận Các Tội Lỗi của Quá Khứ và Xin Tha Thứ; tài liệu có tựa đề là: Ký Ức và Hòa Giải; cuộc họp báo do ÐHY Joseph Ratzinger, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin và ÐHY Roger Etchegaray, Chủ tịch Ủy Ban trung ương Năm Thánh 2000, đồng chủ tọa, với sự tham dự của Ðức Cha Piero Marini, Trưởng Ban Lễ nghi Phụng vụ của ÐTC, cha George Marie Martin Cottier, dòng Ða Minh, nhà thần học Phủ Giáo hoàng và Tiến sĩ Navarro Valls, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh. Chúng tôi sẽ nói về Văn Kiện "Ký Ức và Hòa Giải" trong một chương trình phát thanh khác. Với bản tin Ðặc Biệt nầy, chúng ta hãy chú ý đến phần trình bày của Ðức Cha MARINI, cho giới báo chí, về chương trình cử hành Ngày cáo tội và xin ơn tha thứ, sẽ được cử hành vào Chúa nhật 12 tới đây, do ÐTC chủ tế, trong Ðền thờ Thánh Phêrô lúc 9.30.
Lễ nghi phụng vụ Ngày thú tội và xin ơn tha thứ được khởi sự bằng cuộc kiệu xám hối, từ trong Ðền Vatican, tiến ra Quảng trường Thánh Phêrô, đi qua Cửa Thánh. Qua Cửa Thánh rồi, đoàn kiệu dừng lại trước tượng Ðức Mẹ Sầu Bi của Michelange, nằm kế bên Cửa Thánh của Ðền Thờ Thánh Phêrô. Cử chỉ dừng lại này được Ðức Cha Marini giải thích như sau: "Giáo hội như Mẹ Maria, muốn ôm ấp Chúa Cứu Thế đóng đanh, để tự lãnh nhận lấy những tội lỗi quá khứ của con cái mình và cầu khẩn nơi Chúa Cha ơn tha thứ".
Sau đó, đoàn kiệu sám hối, được dẫn đầu bởi Thánh giá và Bẩy Cây Ðèn, với Sách Phúc Âm, tiến về Bàn Thờ, trong lúc đó Ca đoàn hát kinh Cầu Các Thánh, để xin Các Ngài bầu cử ơn tha thứ cho anh chị em mình, còn lữ hành trần gian trên đường tiến về Giêrusalem trên trời.
Ðoàn kiệu sám
hối kết thúc bằng Thánh lễ
trọng thể do ÐTC chủ tế, với
nhiều Hồng Y trong Giáo Triều Roma. Sau
bài giảng của ÐTC và lễ nghi
tuyên xưng Ðức tin, tiếp đến
Lời cầu nguyện chung. ÐTC sẽ
xướng lên bẩy ý chỉ cầu
nguyện: tất cả nhằm đến việc
cáo tội lỗi và xin ơn tha thứ.
Sau đây là bẩy lời thú
tội, mỗi lời kèm theo những
tội đã phạm trong quá khứ.
2 - Các tội phạm trong khi phục vụ Chân lý: bất khoan dung và bạo hành chống lại những người li khai, chiến tranh tôn giáo, bạo hành trong các chiến dịch nghĩa binh thánh giá, những thể thức cưỡng ép của Tòa "Ðiều Tra".
3 - Các tội đã gây nên thiệt hại cho sự hiệp nhất Nhiệm thể Chúa Kitô: Các vạ tuyệt thông, bách hại, chia rẽ...
4 - Các tội đã phạm trong môi trường của các mối quan hệ với Dân của Cựu Ước, Dân Israel: khinh dễ, thù địch, yên lặng...
5 - Các tội chống lại đức yêu thương, hòa bình, quyền của các dân tộc: không tôn trọng các nền văn hóa và các tôn giáo... trong thời kỳ rao giảng Tin Mừng.
6 - Các tội phạm đến phẩm giá con người và sự hiệp nhất nhân loại: đối với người phụ nữ, các chủng tộc , các mầu da...
7 - Các tội trong lãnh
vực các quyền căn bản của
con người, các tội chống lại
công bình xã hội: các người
hèn yếu, nghèo khổ, trẻ em sẽ
sinh ra, những bất công về kinh tế
và xã hội, việc loại trừ
ngoài lề xã hội...
Ðức Cha Marini giải thích thêm: Sau mỗi lời đáp của cộng đoàn, Xin Chúa Thương Xót chúng con, thì một chiếc đèn được đem đặt trước Ảnh Thánh giá, tất cả là bẩy lần. Cũng sau mỗi lời đáp, xin Chúa Thương Xót, ÐTC ôm hôn Thánh giá, như dấu hiệu tôn kính và xin ơn tha thứ.
Trong lễ nghi sám hối, sẽ dùng Thánh giá của Ðức Thánh Giáo Hoàng Marcello đệ nhất (308-309). Thánh giá này, theo truyền thống, vẫn được trưng bày để tôn kính tại Ðền thờ Thánh Phêrô trong các Năm Thánh.
Yếu tố sau cùng của lễ nghi xin ơn tha thứ là "việc dấn thân thay đổi đời sống". Ðức Cha Marini nói: ÐTC sẽ mời gọi để việc thanh tịnh tâm trí và xin ơn tha thứ được trở thành cho Giáo hội và cho mỗi người một dấn thân sống trung thành mới với Phúc Âm". Rồi Ðức Cha kết thúc: "Việc thú nhận các tội lỗi lịch sử và xin ơn tha thứ, muốn là một cơ hội để mọi người thay đổi tâm trạng, thay đổi viễn tượng của một số thái độ Giáo hội đối với tương lai, vừa ý thức rằng các tội lỗi của quá khứ vẫn còn là những cám dỗ của thời nay".
ÐTC kêu gọi hoán cải tâm hồn.
Tin Vatican (Apic 8/3/2000): Ðể ghi đấu khởi đầu Mùa Chay, buổi tiếp kiến chung sáng Thứ Tư, mùng 8 tháng 3/2000 đã diễn ra tại Quảng Trường Thánh Phêrô, như là một buổi "cử hành phụng vụ thống hối". Chính ÐTC Gioan Phaolô II đã xức tro cho một số các tín hữu. Trong bài huấn đức, ÐTC nhắc lại rằng "Mùa Chay là như cao điểm của con đường trở lại và hòa giải mà Năm Thánh đề nghị cho mọi tín hữu". Nhắc đến việc Ăn Chay và Kiêng Thịt trong ngày Thứ Tư Lễ Tro, ÐTC nhấn mặng rằng "đây không phải là việc tuân giữ bên ngoài, nhưng là những dấu chỉ hùng hồn cho việc thay đổi đời sống". "Việc ăn chay và kiêng thịt gia tăng sức mạnh cho người kitô, để chống lại sự dữ và phục vụ Tin Mừng. Qua việc ăn chay và kiêng thịt, người tín hữu được mời gọi hãy từ bỏ những của cải và những thõa mãn vật chất hợp pháp, để có được một sự tự do nội tâm mạnh mẽ hơn, giúp mình chăm chú lắng nghe Lời Chúa và biết quảng đại giúp đỡ anh chị em gặp khó khăn".
Chiều thứ tư
Lễ Tro, ÐTC đến Nhà Thờ
Thánh SABINA, trên đồi AVVENTINÔ,
để chủ sự nghi lễ phụng vụ
Xức Tro.